Du khách nước ngoài “tố” bị tài xế taxi bắt chẹt
Ngày 26.6, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM đã quyết định tạm giữ xe taxi biển số 51A-311.64 do tài xế Nguyễn Thanh Kiệt, đăng ký hoạt động tại HTX vận tải du lịch 27.7 (số tổng đài 54.272727), do vi phạm những quy định về kinh doanh hoạt động taxi, đòi khách nước ngoài trả tiền cao gấp hàng chục lần so với mức phí của đoạn đường đi.
Tối 25.6, hai du khách Jose Angel Matas và Raquel Rviz (quốc tịch Tây Ban Nha) đón xe taxi biển số trên trước chợ Bến Thành (P.Bến Thành, Q.1) để tới chợ Nguyễn Thái Bình (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1). Chiều dài đoạn đường chỉ hơn 1 km, với mức giá cước thông thường chưa đến 20.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến nơi, 2 vị khách này lại phải trả phí đi xe với giá cao bất thường.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên Online, hành khách Jose Angel Matas bức xúc cho biết, khi đến nơi (điểm massage của Hội người mù TP.HCM trên đường Cống Quỳnh – NV), tài xế đã yêu cầu trả số tiền 394.500 đồng theo như số hiện trên đồng hồ taxi. Hai hành khách thắc mắc về mức giá quá cao, nhưng có thể do bất đồng ngôn ngữ nên 2 bên không thống nhất khi được giải thích.
Cũng theo trình bày của hai du khách này, sau đó, tài xế taxi đã lấy một biên lai của hãng taxi Mai Linh để yêu cầu hành khách ghi số tiền phải trả. Sau khi hành khách ghi rõ số tiền 394.500 đồng, tài xế taxi đã xác nhận đúng số tiền và yêu cầu khách phải trả.
Video đang HOT
Chị Jose Angel Matas đã trả số tiền 400.000 đồng (2 tờ 200.000 đồng) và nói sẽ gọi tố cáo với công an để làm rõ chuyện này nên tài xế taxi này trả lại cho chị 200.000 đồng.
Sau khi trả tiền, hai hành khách đã cầm biên lai thu tiền và đến thẳng trụ sở Công ty taxi Mai Linh (trên biên lai có ghi địa chỉ 64 – 68 Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Q.1) để khiếu nại.
Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Mai Linh xác định: “Biên lai mà tài xế này dùng để ghi số tiền không phải của hãng taxi Mai Linh. Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự Công an Q.1 đã đến ghi nhận và tiến hành tuần tra, bắt giữ được tài xế xe taxi 51A-311.64 cùng phương tiện, giao công an P.Nguyễn Cư Trinh xử lý.
Tại trụ sở công an phường, tài xế này vẫn không thừa nhận hành vi bắt chẹt và tiếp tục thanh minh: “Số tiền cước khoảng 39.500 đồng, du khách đưa 2 tờ 200.000 đồng, tôi trả lại 200.000 đồng, số tiền dư khoảng 160.000 tôi tưởng rằng mình được bo (?!)”.
Cũng trong buổi tối, lực lượng thanh tra thuộc Đội 1 – Thanh tra Sở GTVT TP.HCM tiến hành lập biên bản về những vi phạm của tài xế này: không có biểu trưng như đã đăng ký theo quy định, không dán phù hiệu taxi trên xe…
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Đàm Phan Phát – Quyền Đội trưởng Đội Thanh tra số 1 cho biết, lực lượng thanh tra đã quyết định tạm giữ phương tiện do tài xế không xuất trình được giấy đăng ký xe (đã bị công an tạm giữ trước đó), đồng thời giám định đồng hồ cước của xe để xác định những sai phạm, xử lý.
Hãng taxi Mai Linh cho biết không còn sử dụng loại biên lai này
Trước đó, cũng tại khu vực chợ Bến Thành, một taxi nhái thương hiệu Mai Linh đã ép buộc 2 nữ du khách Malaysia trả hơn 4 triệu đồng và 300 RYM (tiền Malaysia) khi đi đoạn đường từ chợ Bến Thành đến sân bay Tân Sơn Nhất (chiều dài chưa tới 10 km), vượt gấp nhiều lần so với giá thông thường chỉ khoảng 150.000 đồng.
Theo Thanh Niên
Taxi dù lộng hành thỏa sức "chém" khách đêm Hà Nội
21h đêm trên phố cầu Gỗ (Hà Nội), 3 chiếc taxi giả Trung Việt, chiếc thì logo mất chữ, chiếc thì là xe Toyota gia đình đeo biển taxi... đỗ dọc phố với lái xe đứng cửa chèo kéo khách. Nhiều khách hàng đi chơi chợ đêm đã "khóc thét" khi đi phải những chiếc taxi dù này.
Tối Chủ nhật ngày 6/5, chợ đêm Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) như mọi phiên chật cứng người ra vào. Người đến chợ mỗi lúc một đông nên việc gửi xe máy vào chợ cũng hết sức khó khăn. Tuy nhiên, trên phố Cầu Gỗ, 4-5 taxi dù của các hãng vẫn đỗ chềnh ềnh dưới lòng đường với lái xe đứng cửa chèo kéo khách.
Vừa từ chợ đêm đi ra, anh Thanh cùng với bạn được một tài xế mời lên xe. Sau phút lưỡng lự tìm kiếm xung quanh không thấy chiếc xe của hãng taxi đã gọi đến đón, anh cùng bạn gái lên xe về phố Nguyễn Du. Quãng đường từ bờ hồ về đến Nguyễn Du chỉ khoảng 2km, lúc lên xe nhìn thấy giá vé chỉ 10.500 đồng/km, anh Thanh rút sẵn 30.000 đồng để trả cho tài xê nhưng khi xe chuẩn bị đến điểm dừng nhìn lên đồng hồ km anh phát hoảng khi đồng hồ báo 75.000 đồng.
Biết là tài xế đã gian lận, anh ra sức giải thích là mọi lần anh vẫn đi taxi từ đó về chỉ mất 30.000 đồng là cùng nhưng tài xế không chịu cứ nói là đồng hồ báo vậy nên buộc anh phải trả đúng số tiền trên công tơ mét đã báo. Đôi co mãi không được, anh đành rút tiền ra trả cho tài xế.
"Tôi và bạn gái hay lên bờ hồ chơi, mọi lần đi taxi của các hãng khác chỉ mất chưa đầy 30.000 đồng nhưng lần này mất tới 75.000 đồng. Mặc dù đã nói hết lời là quảng đường chỉ khoảng 2km nhưng tài xế không nghe nên đành chịu", anh Thanh cho biết.
Không chỉ anh Thanh mà rất nhiều người khi sử dụng taxi ở Hà Nội buổi tối rất hay gặp phải những chiếc xe taxi chạy dù. Thủ đoạn của những tài xế taxi dù là thường lợi dụng thời điểm buổi tối khi lực lượng chức năng không kiểm soát để lộng hành và địa điểm hoạt động thường là những tụ điểm đông người để mời chào, chèo kéo.
Vào buổi tối, lợi dụng lực lượng chức năng buông lỏng quản lý, rất nhiều taxi dù lộng hành "chặt chém" khách. Ảnh: Tùng Nguyễn. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Ngày cuối tuần vừa qua, chị Huyền cùng chồng là người Singapore vào quán ăn Ngon trên phố Phan Bội Châu ăn uống. Vừa ra đến cổng, vợ chồng chị được một lái taxi mời chào nhiệt tình. Hai vợ chồng chị mới ở nước ngoài về thăm quê nên không biết số của hãng taxi nào, khi ra đến cổng quán ăn thấy bên ngoài có sẵn xe chờ đón lại mời chào nhiệt tình nên không cân nhắc đã bắt xe về phố Cầu Gỗ.
Vừa ngồi lên xe, tài xế cho xe chạy ngay, lòng vòng qua một số phố ngắn, chỉ ít phút sau chiếc taxi chở vợ chồng chị đã về đến cửa khách sạn. Lúc thanh toán tiền bị tài xế taxi đòi 80.000 đồng, tưởng rẻ chị vẫn rút tiền ra trả mà không ý kiến gì. Đến khi vào trong khách sạn, nhân viên khách sạn cho biết, quãng đường từ Phan Bội Châu về đến khách sạn chỉ khoảng 2km, chị mới tá hỏa vì bị "chặt chém".
"Mấy năm mới về quê, cũng không phải người thành phố nên tôi không quen đường lắm. Đoạn đường từ quán ăn về khách sạn thấy xe chạy cũng nhanh nhưng không ngờ lại bị tài xế chặt chém", chị Huyền than vãn.
Anh Nguyễn Văn M, tài xế của hãng taxi Vạn Xuân cho biết, cùng làm nghề như nhau nhưng các lái xe tử tế như anh cũng vẫn phải kiềng mặt đám taxi "dù". "Ban ngày thì còn đỡ chứ ban đêm họ chẳng coi ai ra gì, xe thì chạy bạt mạng trên đường, đồng hồ cước chỉnh xong "chạy nhanh hơn ngựa", lại còn tranh giành khách với chúng tôi nữa", anh M cho biết.
Theo anh M, nếu muốn biết đâu là xe "dù", đâu là xe "hãng" cũng không khó. Khách đi xe chỉ cần quan sát kỹ lôgô, số điện thoại trên thân xe và hình dáng bên ngoài của xe thôi. Nếu thấy lôgô dán lem nhem, hình dáng xe cũ kỹ, sơn bả nhiều, lái xe ăn mặc tùy tiện thì phần nhiều đó là taxi "dù".
Trong một cuộc họp về "bình ổn giá cước taxi" mới đây, trước những băn khoăn của các doanh nghiệp taxi về tình trạng xe dù - bến cóc, một phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã khẳng định: "Sở sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố xử lý nghiêm hiện tượng xe dù - bến cóc, hạn chế tình trạng xe "nhái", gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các doanh nghiệp vận tải".
Tuy nhiên cho đến nay, mọi việc dường như vẫn chưa hề có chuyển biến, ban ngày thì xe "nhái" - bến cóc vẫn có đất hoạt động, còn khi màn đêm buông xuống, hàng trăm taxi "dù" đang tiếp tục "chặt chém" người dân một cách... không thương tiếc.
Cũng theo báo cáo nhanh từ đoàn kiểm tra taxi thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sau hơn hai tuần ra quân kiểm tra hoạt động của các xe taxi, từ cuối tháng 4, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hàng loạt taxi vi phạm, trong đó có 17 hãng taxi hoạt động "lậu", tạm giữ 47 xe...
Nói về vi phạm của các hãng taxi, lãnh đạo Ban thanh tra giao thông, Sở GTVT chia sẻ, trong đợt này những xe taxi nào không đạt yêu cầu sẽ không được dán tem, những xe không có tem vẫn hoạt động sẽ bị coi như "taxi dù".
Cũng sau 2 tuần thanh kiểm tra, đoàn kiểm tra thừa nhận việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay còn khá nhiều tồn tại. Đó không chỉ dừng lại ở việc đa số các đơn vị chưa đăng ký lô gô, màu sơn đặc trưng và chưa thống nhất màu sơn xe taxi theo quy định; Một số đơn vị để phù hiệu hết thời hạn nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ để cấp phù hiệu cho xe taxi và vẫn để xe taxi hoạt động; Một số đơn vị chưa thực hiện tập huấn định kỳ cho lái xe taxi, một số lái xe taxi còn sử dụng Chứng chỉ tập huấn hết thời hạn hoặc chứng chỉ loại cũ - không có thời hạn...
Theo VNMedia
Tá hỏa, thất kinh khi lỡ bước lên taxi 'dù' Tài xế "chặt chém", lạng lách và "cuỗm" luôn hành lý hay đe dọa mạng sống của hành khách... đều là nỗi kinh hoàng mang tên taxi "dù". Vẫn chưa hết hoảng sợ, chị Trần Hoài An ở Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội kể lại, tuần trước chị có chuyến công tác ở Nghệ An, lúc về Hà Nội mới 4 giờ...