Bất lực trước nạn trông xe quá giá
Bất cập về hạ tầng giao thông cộng thêm sự tùy tiện, lộn xộn, lỏng lẻo trong tổ chức, quản lý việc trông giữ xe máy, ôtô ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã tạo ra cơ hội để một số tổ chức, cá nhân thách thức pháp luật, ngang nhiên “móc túi” người dân bằng cách tự đặt ra mức giá trông giữ quá cao so với trần quy định của Nhà nước.
Mặc dù là tuyến phố cấm trông xe trên vỉa hè lẫn dưới lòng đường, nhưng bãi trông xe sát Bệnh viện Phụ sản T.Ư vẫn hoạt động bình thường.
Bài 1: Lệnh cấm bị vô hiệu
Trông giữ xe quá giá từ lâu đã trở thành “trọng bệnh” của Hà Nội. Các sở, ngành đã đưa ra nhiều cam kết, UBND TP đã ban hành “quyết định cấm”… Tuy nhiên, sau mỗi đợt ra quân mang tính phong trào… tình trạng trông xe quá giá, bãi trông giữ xe không phép lại đâu vào đó…
Phớt lờ quyết định cấm trông giữ xe
Sau một thời gian dài các phương tiện truyền thông, người dân liên tục phản ánh, kêu ca về những bãi trông xe tự phát mọc lên khắp nơi, tổ chức trông giữ xe chiếm hết cả vỉa hè lẫn lòng đường của người tham gia giao thông, đồng thời còn ngang nhiên trông xe quá với mức giá quy định của thành phố…; tháng 2.2012, UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố thuộc 9 quận nội thành để giảm ùn tắc, mong muốn “đường thông, hè thoáng” cho mọi người.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì việc trông giữ xe trên các tuyến phố bị cấm vẫn diễn ra bình thường với mức giá vẫn cao hơn mức quy định. Tại điểm trông giữ xe trên phố Triệu Quốc Đạt – là tuyến phố nằm trong danh mục cấm trông giữ xe đạp, xe máy trên vỉa hè lẫn lòng đường – việc trông giữ xe vẫn diễn ra bình thường. Tại điểm trông xe trước cửa nhà số 2 phố Triệu Quốc Đạt có để tấm biển của Cty cổ phần 901, xe máy vẫn để tràn lan kín hết cả lối đi trên vỉa hè, nếu ai muốn đi bộ qua đoạn này phải bước xuống lòng đường.
Mặc dù trên tấm bảng của Cty có đề khá rõ giá trông xe máy ban ngày là 2.000đ/xe, ban đêm là 3.000đ/xe nhưng nhân viên ở đây vẫn thu 5.000đ/xe máy, nếu ai thắc mắc về giá thì “xin mời” đi chỗ khác vì bãi lúc nào cũng kín xe, không còn chỗ để gửi. Còn tại bãi trông xe đối diện nằm sát tường Bệnh viện Phụ sản Trung ương trên phố Triệu Quốc Đạt, toàn bộ vỉa hè được chăng dây quây kín lại để làm chỗ trông xe, không còn lối cho người đi bộ.
Đặc biệt, bãi trông xe đoạn trước cửa số nhà 28 phố Đoàn Trần Nghiệp thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân (là tuyến phố cấm trông xe của Hà Nội) đã từ nhiều năm nay trông xe ở mức 10.000đ/xe máy – mặc dù đây cũng chỉ là bãi trông xe tự phát. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà bãi trông xe này vẫn ngang nhiên tồn tại từ 5 – 6 năm nay, thu tiền với mức phí “trên trời” nhưng không hề bị cơ quan chức năng đả động gì tới, vẫn ra sức “ chặt chém” người dân từ năm này qua năm khác.
Video đang HOT
Vé để trông giữ xe tại bãi của Cty CP 910 lại là vé xe của Cty CP đá quý và vàng Hà Nội. Ảnh: P.L
Loạn trông xe quá giá
Có thể nói, việc tìm một bãi gửi xe trông đúng giá quy định ở thủ đô hiện không khác gì việc “mò kim đáy biển” khi đâu đâu cũng diễn ra việc trông xe quá giá. Tại các bãi gửi xe quanh khu vực Vincom Tower, xung quanh hồ Hoàn Kiếm hay các bãi gửi xe khu vực chợ đêm, giá trông xe phổ biến từ nhiều năm nay ở mức 10.000đ/xe máy, còn mức giá trông giữ ôtô thường xuyên cao hơn so với quy định từ 20.000 – 30.000đ/xe.
Điều đáng nói là việc trông xe quá giá không chỉ diễn ra đối với những điểm trông xe tự phát mà ngay tại những nơi có phép, được chỉ định thì việc mức phí trông giữ vẫn vượt nhiều lần so với quy định. Tại bãi gửi xe của Bệnh viện Xanh-pôn nằm trên đường Trần Phú, mặc dù trên tấm bảng trước cửa bãi gửi xe có ghi rất rõ giá vé trông xe buổi tối là 3.000đ/xe máy nhưng trước khi vào bãi, nhân viên vẫn thu 5.000đ/xe máy.
Còn tại điểm trông xe ôtô trên phố Nguyễn Hữu Huân (quận Hoàn Kiếm) của Cty CP Đồng Xuân, mức phí một lần trông xe là 40.000đ/lượt, trong khi tấm biển đề giá ghi rất rõ là 30.000đ/lượt. Tuy nhiên, nhân viên trông xe ở đây thường xuyên “quên” đưa vé cho khách, chỉ khi nào khách hỏi hay thắc mắc thì họ mới đưa vé cho.
Thậm chí, tại điểm trông xe ở số 2 Triệu Quốc Đạt của Cty CP 901, ngoài việc trông giữ xe quá giá quy định nhiều lần, bãi xe này còn sử dụng vé xe của một doanh nghiệp khác (ở đây là của Cty CP đá quý và vàng Hà Nội) để đưa cho khách hàng, trong khi không hiểu vé xe in theo quy định của doanh nghiệp này thì được sử dụng vào việc gì?
Qua khảo sát, hầu hết tất cả các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố mà phóng viên Lao Động đã gửi xe đều không sử dụng đúng vé theo quy định của Sở Tài chính mà hầu hết đều sử dụng vé tự in, còn nếu có dùng thì lại dùng vé của doanh nghiệp khác hay sử dụng sai loại vé như những trường hợp đã nêu trên để tìm mọi cách “lách luật” ăn chặn tiền của người dân; đồng thời làm thất thoát không ít tiền của Nhà nước.
Rất nhiều người dân thắc mắc trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý việc trông xe như Sở Tài chính, CATP, Sở Giao thông Vận tải… đến đâu lại để xảy ra tình trạng trên, đặc biệt là sự dung túng của chính quyền địa phương để cho các điểm trông xe này hoành hành, tạo nên sự bất bình trong dư luận. Là những người trực tiếp quản lý, UBND các quận – nhất là các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình… – lại để tình trạng này bùng phát trên diện rộng, khiến người dân không khỏi nghi ngờ “liệu có gì khuất tất khi những bãi trông xe này vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác mà không bị xử lý?”.
Một bãi đỗ xe trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội). Ảnh: Giang Huy
Hà Nội: Xử lý bãi trông xe theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”
Tháng 6.2011, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển ký quyết định tăng cường quản lý trông giữ xe trên địa bàn thủ đô. Theo đó, TP yêu cầu Sở Tài chính tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các, quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá và phí trông giữ xe.
Đối với Sở Y tế, cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc trong việc chấp hành các quy định về trông giữ xe. Có hình thức xử lý nghiêm đối với thủ trưởng cơ quan, cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm nhiều lần về thu phí trông giữ xe trong khuôn viên BV. Sở Y tế cũng có văn bản yêu cầu giám đốc bệnh viện trực thuộc tăng cường quản lý điểm trông giữ xe trong khuôn viên bệnh viện; đặc biệt đối với BV Đa khoa Hà Đông, BV Lao và phổi HN, BV Thanh Nhàn, BV Phụ sản HN, BV Đa khoa Đức Giang, BV Xanh Pôn…
Đối với các bãi xe vi phạm nhiều lần, Sở Giao thông Vận tải phối hợp xử lý, thu hồi giấy phép trông giữ xe theo quy định. Yêu cầu chủ tịch UBND các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông cần tập trung kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức và cá nhân liên quan về việc buông lỏng quản lý các điểm trông giữ xe… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc xử lý trông giữ xe vẫn theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, việc trông giữ xe quá giá vẫn tái diễn trên diện rộng.
Theo Lao Động
Ùn ùn đi xem "cây vải thiêng biết khóc"
Nhiều biểu hiện của việc tung tin đồn mê tín dị đoan để "chặt chém" phí dịch vụ.
Những ngày vừa qua, hàng đoàn người khắp nơi ùn ùn kéo về gia đình anh Nguyễn Văn Dũng (ở tổ 63, khu 5, Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh) và xì sụp khấn vái trước bàn thờ vừa được lập dưới gốc một cây vải được cho rằng "biết khóc".
Những câu chuyện sặc mùi mê tín dị đoan không chỉ được đồn thổi thêu dệt bên gốc vải, theo chân những người hiếu kì đã từng đến đây mà còn được đẩy lên một số diễn đàn mạng. PV Người đưa tin đã về tận nơi xác minh sự việc và phát hiện nhiều biểu hiện của việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính.
Cây vải đã được người dân cho là đã "khóc" suốt nhiều ngày qua
Những câu chuyện đồn thổi kỳ dị
Khi chúng tôi có mặt tại nhà anh Nguyễn Văn Dũng đã có rất nhiều người tụ tập tại đây. Mọi người đều cố nghển cổ, chìa tay dưới tán lá của một cây nhãn cạnh giếng nước chờ mong hứng được chút "nước mắt" của cây. Sùng tín hơn, họ còn sắp lễ, cúng khấn ngay tại gốc cây để xin lộc cầu may.
Anh Nguyễn Văn An, tự xưng là em của anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: "Ngày trước, gia đình tôi có người đang mang thai... thì bị tai nạn chết. Thầy bói bảo: "Cô ấy không chết đâu mà vẫn ở bên cạnh mọi người, cô ấy ngự trên cây vải này". Cô ấy linh thiêng lắm, đã có rất nhiều đêm, chị tôi (ý nói bà chủ nhà - PV) nhìn thấy cô ấy hiện về đứng bên bờ giếng. Trông cô ấy có vẻ buồn lắm. Thời gian này, không hiểu sao cô ấy hiện về nhiều hơn.
Rồi bỗng một ngày, giữa các cành lá của cây vải này nước cứ chảy ra như mưa, ướt hết cả khoảng sân rộng. Có lẽ, cô ấy muốn ban phát phúc lộc cho mọi người nên mới nhập hồn vào cây như thế. Kể cũng lạ lắm, người nào mà hứng được những giọt nước này xoa vào người thì sẽ gặp may mắn, cầu được ước thấy và mọi phiền não, mệt nhọc đều tan biến hết. Nước cây chảy ra rất nhiều nhưng ai phải thành tâm thì nước mới đậu vào tay và mới linh nghiệm".!?
Tỏ ra kì bí không kém, bà Phạm Thị H. đứng bên cạnh cũng thêm vào: "Thần vải" này linh lắm. Mấy ngày gần đây, thần "trở mình" khóc như mưa tuôn. Nước này quý lắm, không phải ai muốn có cũng được đâu, ai đến cửa "thần" là phải thật tín chứ không thì "thần " vật cho chết đấy. Hôm trước, thấy "thần" khóc nhiều quá, mấy thằng thanh niên to xác dám trèo lên xem nên mới bị "thần" phạt cho, ốm hết cả lũ rồi đấy".!?
Sự việc "cây vải tự nhiên biết khóc" đã khiến nhiều người tò mò đổ xô đến nhà anh Dũng. Tin đồn càng thêm huyền bí khi người dân cho rằng, trên cây vải là nơi "ngự tọa" của một ma nữ bị chết oan. Một đồn mười, mười đồn trăm nên tin tức nhanh chóng lan đi xa và ngay trong các ngày sau đó khách thập phương từ khắp nơi đổ về đây xem cây "khóc" và xin lộc cây nườm nượp từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya. Theo bà H, khách đến đây có người ở tận Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình...
Chị D.T.M (hàng xóm nhà anh Dũng) cho biết: "Tôi cũng chỉ mới đến trọ ở xóm này thôi. Mấy hôm nay, người ta kéo đến xem cây đông lắm. Mỗi ngày phải có đến cả trăm lượt người. Xe gửi chật kín cả bãi. Tiếng xe cộ, tiếng cười nói, khấn vái, bình luận ầm ầm cả ngày lẫn đêm làm cuộc sống của bà con xáo trộn hết...".
Chỉ là nước mắt ve sầu
Theo quan sát của PV Người đưa tin, "cây vải biết khóc" là thuộc loại vải chua, cao khoảng 15m, độ tuổi trung bình khoảng trên dưới 10 năm, đường kính tán khoảng 10m. Tại vị trí mà những người hiếu kỳ cho rằng "nước mắt của cây" đã chảy ra có rất nhiều ve sầu đậu. Nước từ cây chảy xuống nhỏ từng giọt li ti trong khu vực có đường kính khoảng 2m, các khu vực khác không có. Chúng tôi thử dùng tay sờ vào giọt nước được cho là "nước mắt của cây" thì thấy có biểu hiện dính dính như nhựa cây.
Trao đổi với PV Người đưa tin về sự việc trên, ông Ngô Mạnh Tuyển - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND phường Cẩm Phú (TP.Cẩm Phả) khẳng định: Việc "cây vải bỗng dưng tuôn nước mắt" là mê tín dị đoan. UBND phường đã triệu tập ông Dũng đến lập biên bản và yêu cầu gia đình có biện pháp giải tỏa và chấm dứt mọi hoạt động. Lực lượng công an phường cũng đã xuống địa bàn giải thích và vận động bà con giải tán.
Cũng theo ông Tuyển, mấy ngày qua, không khí trong vùng luôn ẩm thấp, có nhiều sương. Sương đêm tích tụ trên các tán lá ở tầng cao nhỏ thành dòng xuống tầng lá thấp, hơn nữa, trên cây vải này có hàng nghìn con ve sầu đậu, nước giải của ve sầu cộng với sương đêm đã tạo nên hiện tượng như vậy. Còn hiện tượng nước ướt đẫm gốc cây, thực chất là do cây ở gần giếng nước sinh hoạt của gia đình anh Dũng nên nước thải sinh hoạt chảy tràn ra khu vực cây gây ẩm thấp.
Mặc dù vậy, ngày 11/6, thời điểm PV Người đưa tin có mặt tại khu vực "cây vải biết khóc" bây giờ, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn hàng ngày ùn ùn kéo đến để tận mắt chứng kiến sự kỳ lạ của "thần cây". Tổ dân cư số 63 khu 5 phường Cẩm Phú vốn bao năm thanh bình nay trở nên xôn xao, mất an ninh trật tự chỉ vì một hiện tượng hết sức.. tự nhiên. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần có biện pháp mạnh, xử lý dứt điểm tình trạng mê tín dị đoan ở khu vực này.
"Từ lúc bé đến giờ, tôi chưa bao giờ nghe nói hay chứng kiến việc "cây biết khóc". Hôm trước, nghe người ta cứ đồn thổi, tôi cũng đi sang xem. Cây khóc đâu thì chẳng thấy, tôi chỉ thấy tiếng ve kêu nhức tai. Đứng dưới gốc cây một lúc, tôi còn bị bọ xít "tè" cháy cả tay", cụ Đặng Q.B (70 tuổi) - một người dân trong khu dân cư
Theo NDT
Đinh lại dày đặc trên cầu Sài Gòn Muốn xử lý "đinh tặc", người dân cần mạnh dạn trình báo sự việc với công an. Gần đây, bạn đọc phản ảnh về tình trạng rải đinh dày đặc tại cầu Sài Gòn (thường là loại đinh ốc vít, đinh kẽm cắt hình tam giác, hình thoi) khiến nhiều nạn nhân té ngã, nguy hiểm đến tính mạng. Sáng 22-5, phóng viên...