Du khách đi săn hoa sơn tra, ăn tối cực ‘chill’ dưới gốc cây trăm tuổi
Những ngày tháng 3, khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) trở nên sáng bừng bởi sắc trắng bồng bềnh của hoa sơn tra.
Nằm ở độ cao 2.500m, Nậm Nghiệp là bản cao nhất Việt Nam. Bản có 135 hộ với 100% người đồng bào dân tộc Mông.
Nhờ điều kiện khí hậu, Nậm Nghiệp trở thành vùng đất “ thiên đường” của cây sơn tra, hay còn gọi là táo mèo. Tổng diện tích trồng sơn tra lên tới hơn 1.200 ha, trong đó có 800 ha là cây cổ thụ có tuổi đời từ 300- 500 năm.
Hoa sơn tra bắt đầu bung nở từ cuối tháng 2 và rộ nhất vào thời điểm tháng 3, nếu thoạt nhìn sẽ thấy khá giống với hoa mận. Hoa có màu trắng ngà, 5 cánh, nhụy màu vàng, khi nở thành từng chùm bồng bềnh như mây. Không rực rỡ, màu mè, sơn tra mang vẻ đẹp mộc mạc, dung dị, e ấp nhưng vẫn có chút phóng khoáng, hoang dại như núi rừng và những người đồng bào Mông kiên cường, bền bỉ bám rừng bám núi từ bao đời.
Mùa sơn tra mỗi năm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vậy nên rất nhiều du khách đã tranh thủ “săn” hoa vào thời điểm hoa rộ nhất. Từ đầu tháng 3 đến nay, Nậm Nghiệp đã đón hơn 20.000 lượt khách.
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách ngắm hoa, xã Ngọc Chiến đã thành lập tổ công tác khảo sát, lựa chọn và xây dựng gần 10 địa điểm “check-in” vườn hoa sơn tra đẹp nhất. Đồng thời, chính quyền cũng khuyến khích các hộ gia đình mở thêm các dịch vụ ăn uống, homestay, cho thuê trang phục dân tộc, lều trại, xe ôm… để phục vụ nhu cầu của du khách.
Video đang HOT
Tranh thủ “đi trốn” khỏi khói bụi thành phố, chị Hoàng Mỹ Hạnh (Hà Nội) đã cùng bạn bè có chuyến trải nghiệm 2 ngày 1 đêm tại Nậm Nghiệp.
“ Chuyến đi của mình diễn ra khá ngẫu hứng, không lên kế hoạch nên mình không thuê được homestay vào cuối tuần do đã kín khách, phải đi vào ngày thường. Hiện tại tại bản đã có 6 hộ làm homestay và 1 quán cà phê trên đỉnh đồi để ngắm hoàng hôn. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng được hết lượng khách của thời điểm này. Theo mình được biết thì toàn bộ 6 homestay đều đã kín phòng nghỉ cuối tuần đến tận hết tháng 4.”, chị Mỹ Hạnh chia sẻ.
Chị Hạnh cũng cho biết, hiện đường vào bản vẫn là đường đất nên xe oto con không thể đến được tận nơi. Du khách có thể thuê xe ôm hoặc đi các dòng xe bán tải, xe gầm cao…
Dù thời gian lưu trú ngắn, nhưng chị Mỹ Hạnh vẫn được trải nghiệm khá nhiều hoạt động thú vị. “Mình thấy ở đây du khách có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích và sức khỏe. Lựa chọn nhẹ nhàng nhất là đi bộ quanh bản, ngắm các vườn sơn tra nở hoa trắng muốt, chụp ảnh check-in. Mà mình thấy ảnh chụp thế nào cũng không thể diễn tả được vẻ đẹp ở nơi này, thực sự bên ngoài đẹp hơn rất nhiều.
Bản cũng có suối, có quán cà phê đỉnh đồi view toàn cảnh. Nếu khỏe hơn du khách có thể đặt dân bản dẫn tour leo núi Tà Dông ngay buổi sáng rồi về trong ngày hoặc tour ngủ đêm trên đỉnh Tà Chì Nhù kèm theo porter, đồ ăn uống và lều trại. Hôm sau khách có thể xuống xã Ngọc Chiến và di chuyển đến bản Lướt để tắm khoáng nóng tự nhiên, ngâm chân thư giãn.”
Ấn tượng nhất với chị Hạnh là bữa tối bên bếp lửa người Mông dưới tán cây sơn tra 100 năm tuổi. Giữa không gian bình yên và tĩnh lặng, những đốm lửa hồng bập bùng, những cành hoa đung đưa lao xao trong gió se, mùi hoa thoang thoảng hay mùi thịt nướng thơm nồng nàn, du khách được ngồi ăn uống, trò truyện với bạn bè và để đầu óc được thả trôi trong sự yên bình giản dị là những khoảnh khắc khiến ai cũng say lòng”.
“Chuyến đi này mình cũng thấy khá ấn tượng với cách bản làm du kịch. Dù mới bắt đầu làm, nhưng người dân ở đây, nhất là lứa thanh niên trẻ tư duy rất tốt, làm bài bản và rất đoàn kết với nhau, biết tận dụng mạng xã hội để quảng bá cho bản. Họ rất tự hào khi du khách đến đây ngày càng đông, thu nhập từ làm du lịch cũng cao hơn nhiều so với làm nông.” , chị Hạnh chia sẻ.
Khám phá thiên đường hoa sơn tra Nậm Nghẹp
Tháng 3 khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra.
Với vẻ đẹp mộc mạc, quyến rũ, du khách đã ưu ái ví Nậm Nghẹp là thiên đường của loài hoa sơn tra.
Bản Nậm Nghẹp vào mùa hoa sơn tra.
Trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La năm 2024, hoạt động trải nghiệm ngắm hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp luôn thu hút đông đảo du khách tham gia. Từng dòng xe chở du khách tấp nập, nối tiếp nhau ngược con đường đất dốc, quanh co, gập gềnh, cheo leo lên khám phá bản làng vùng cao Nậm Nghẹp để "checkin" và ngắm sơn tra khoe sắc.
Hoa sơn tra khoe sắc trên nền trời xanh ngắt.
Bản Nậm Nghẹp có 135 hộ, 100% người dân của bản là đồng bào dân tộc Mông. Nằm ở độ cao 2.000 đến 2.500m, Nậm Nghẹp là bản cao nhất Việt Nam - thủ phủ của cây sơn tra với tổng diện tích khoảng 1.260 ha. Trong đó, gần 800 ha là cây cổ thụ với tuổi đời từ 300 - 500 năm.
Du khách chụp ảnh tại rừng sơn tra cổ thụ.
Anh Lường Văn Xiên, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng Ngọc Chiến, thông tin: Từ cuối tháng 2, khi đất trời bước sang mùa xuân, là lúc những bông hoa sơn tra bắt đầu nở. Đến giữa tháng 3, là lúc hoa sơn tra nở rộ nhất. Hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp trải qua hàng trăm năm ở độ cao khoảng 2.500m, có màu trắng ngà, hoa có 5 cánh, nhụy màu vàng, khi nở thành từng chùm bông ôm trọn cành cây mộc mạc, như những cây bông tuyết khổng lồ. Hoa sơn tra có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông.
Du khách thích thú chụp ảnh bên hoa sơn tra.
Với diện tích cây sơn tra lớn, mỗi mùa sơn tra nở, đất trời Nậm Nghẹp lại bừng sáng, núi đồi trùng điệp, nhấp nhô, được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, tạo nên vẻ đẹp dịu dàng. Những ngôi nhà của đồng bào Mông ở đây cũng được bao quanh bởi cây sơn tra, như che trở, bảo vệ, cho biết bao thế hệ người Mông sinh sống yên bình.
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách ngắm hoa sơn tra, xã Ngọc Chiến đã thành lập tổ công tác khảo sát lựa chọn các địa điểm "check in" vườn hoa sơn tra đẹp nhất với 10 địa điểm ngắm hoa, như: Vườn hoa sơn tra cổ thụ, điểm dân cư Ngam La, Home stay A Lệnh, Home stay A Vạng, quán cà phê The Love Hill... Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình mở thêm các dịch vụ ăn uống, cho thuê trang phục dân tộc, xe ôm để phục vụ nhu cầu của du khách.
Điểm check in tại Home stay A Lệnh.
Say sưa chụp ảnh cùng bạn bè tại vườn hoa sơn tra cổ thụ, anh Đặng Quang Ánh, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, phấn khởi: Tôi biết đến Nậm Nghẹp qua mạng xã hội và bạn bè chia sẻ về hình ảnh hoa sơn tra đã cuốn hút tôi đến với mảnh đất này. Trải qua hành trình hơn 2.000km đến bản Nậm Nghẹp, tôi thực sự choáng ngợp với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Đúng dịp hoa sơn tra nở trắng rừng, mê đắm lòng người, bà con rất nồng hậu, mến khách.
Du khách đến các điểm check in hoa sơn tra.
Xúng xính trong bộ váy dân tộc Mông chụp ảnh với hoa sơn tra, chị Hà Thị Tuyết, du khách đến từ Mộc Châu, chia sẻ: Hoa sơn tra cũng có vẻ đẹp tinh khôi như hoa mận ở Mộc Châu, nhưng khác với hoa mận, tập trung ở thung lũng vùng thấp, những cây hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp lại kiên cường với nắng gió vùng cao. Cây cao, nở rộ hoa, trên những triền đồi, làng bản bao trùm bởi màu trắng tinh khôi, rất quyến rũ, rất thơ mộng, bình yên. Ngắm hoa sơn tra nở từ độ cao trên 2.000m quả là thú vị. Chắc chắn tôi sẽ trở lại Nậm Nghẹp mỗi mùa hoa nở.
Nhân dân bản Nậm Nghiệp mở dịch vụ cho thuê trang phục phục vụ du khách.
Từ đầu tháng 3 đến nay, Nậm Nghẹp đã đón hơn 20.000 lượt khách trải nghiệm ngắm hoa sơn tra. Riêng 2 ngày mồng 9-10/3, đã đón trên 10 nghìn lượt khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa sơn tra.
Dòng xe chở du khách tấp nập lên Nậm Nghẹp.
Con đường đến bản Nậm Nghẹp còn nhiều gian khó, nhưng với những người yêu vùng cao, yêu hoa sơn tra thì lại tăng thêm sự thú vị trong hành trình trải nghiệm, đúng như những vần thơ của du khách miêu tả "Ai về Nậm Nghiệp cùng ta/ Ngắm sơn tra trắng, đường xa hóa gần".
Về 'miền cổ tích' chiêm ngưỡng loài hoa sơn tra khoe sắc trắng tinh khôi Giữa chốn đại ngàn ở 'miền cổ tích' Ngọc Chiến, hoa sơn tra khoe sắc trắng tinh khôi. Du khách thích thú cảm giác được đi bộ dưới tán cây hoa sơn tra, ngắm nhìn những ngôi nhà mộc mạc của bà con nơi rẻo cao... Nằm ở độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, bản Nậm Nghiệp nằm ở...