Du học sinh Việt hiến tạng cho người Đài Loan
Cha của một du học sinh Việt ở Đài Loan tưởng nhớ con trai bằng cách hiến giác mạc sau khi cậu tử vong do tai nạn.
“Con tôi không sống được, điều đó sẽ làm nó buồn và khóc. Nếu chúng tôi có thể hiến tạng của thằng bé để giúp đỡ gia đình khác, con tôi sẽ rất vui khi biết điều đó”, người đàn ông cho hay.
Ban đầu, ông có nguyện vọng hiến toàn bộ nội tạng của con trai nhưng cuối cùng chỉ chọn giác mạc do các vấn đề pháp lý liên quan đến việc hiến tạng của người nước ngoài tại Đài Loan.
Bác sĩ làm việc tại một bệnh viện ở Đài Loan hồi tháng hai. Ảnh: CNA
Nam sinh họ Phạm đang theo học đại học Khoa học và Công nghệ Minh Tân tại thị trấn Tân Phong, huyện Tân Trúc, vô tình ngã từ một tòa nhà xuống đất khi đến thăm bạn hồi cuối tháng 5, ông Liao Hsin-te, chủ nhiệm văn phòng Các vấn đề Quốc tế đại học Minh Tân, cho hay.
Nạn nhân 21 tuổi được chuyển tới bệnh viện cấp cứu và nhà trường cũng nhanh chóng liên hệ với gia đình ở Việt Nam để thông báo về sự việc. Tuy nhiên, do lệnh cấm đi lại liên quan đến đại dịch Covid-19, tới ngày 10/6, bố của Phạm mới có thể đến Đài Loan, nhờ sự can thiệp của cơ quan đại diện Đài Loan và Việt Nam tại hai nơi.
Ông bị cách ly 14 ngày và sau khi hết thời hạn mới được đến thăm con trai đang nằm bất tỉnh trong khoa điều trị tích cực. Người bố rất xúc động và biết ơn khi nhà trường đã cho phép mọi người thăm nom con trai ông tại bệnh viện hàng ngày và liên tục cập nhật tình hình của cậu cho ông trong thời gian cách ly.
Video đang HOT
Ông cũng cảm ơn con trai vì đã cố gắng sống đến khi ông hết hạn cách ly để hai người gặp nhau tại bệnh viện. Phạm qua đời hôm 2/7.
Yang Min-sheng, chuyên gia y tế pháp lý tại văn phòng công tố viên huyện Tân Trúc, đã cảm ơn gia đình người Việt hiến tạng, một cách duy trì sự sống và tình yêu thương cho mọi người.
Lao động Trung Quốc "mếu dở" vì bị công ty Đài Loan sa thải hàng loạt
Nhóm gồm 150 công nhân Trung Quốc cho rằng, công ty sản xuất giày có trụ sở tại Đài Loan đã sử dụng Covid-19 như một cái cớ để "xử phũ" khi không cho họ quay lại nhà máy tại Việt Nam để làm việc.
Pou Chen - một trong những công ty sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, chuyên gia công cho những thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike đã từ chối cho phép nhóm lao động người Trung Quốc quay lại Việt Nam làm việc. Lý do được đưa ra là dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và Pou Chen thấy nhóm lao động Trung Quốc giờ không còn cần thiết.
"Chúng tôi đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của công ty, từ việc tái cấu trúc sản xuất đến đưa những kinh nghiệm quản lý từ Trung Quốc vào Pou Chen Việt Nam. Giờ đây, khi công ty đã vững mạnh và việc sản xuất có khả năng tự động hóa cao hơn, chúng tôi bị các quản lý coi thường và phải nghỉ việc với cái cớ ảnh hưởng của Covid-19", Dave Zhang - một lao động Trung Quốc đã làm việc cho Pou Chen tại Việt Nam từ năm 2003, bức xúc.
Lao động tại công ty Pou Chen Việt Nam giờ ra về (ảnh: Wtoday)
Nhóm 150 lao động mới bị nghỉ việc cho biết, Pou Chen đã bắt đầu cắt giảm từ 1.000 nhân viên người Trung Quốc làm việc ban đầu xuống còn 400 người vào năm ngoái.
"Năm nay họ tiếp tục sa thải thêm 150 lao động, bao gồm cả tôi", Dave Zhang nói thêm.
Trong email thông báo hôm 27.4, Pou Chen cho biết, họ buộc phải cho các nhân viên người Trung Quốc nghỉ việc do dịch bệnh khiến lợi nhuận kinh doanh bị sụt giảm và cần điều chỉnh nhân lực.
Doanh thu của Pou Chen - công ty với khoảng 350.000 lao động trên toàn thế giới, đã giảm 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Andy Zeng - một trong những lao động Trung Quốc bị sa thải cho biết, họ vô cùng khó chịu khi nhận được tin bị cho nghỉ việc với lý do tác động của dịch Covid-19.
Công ty Pou Chen buộc phải cắt giảm lao động do dịch Covid-19 gây ảnh hưởng sản xuất nhưng những lao động Trung Quốc không hài lòng (ảnh: SCMP)
"Hầu hết những người trong số chúng tôi đều đã làm việc cho Pou Chen những năm 1990. Khi đó, chúng tôi còn là những thanh thiếu niên, bây giờ thì đã hơn hai thập kỷ trôi qua.
Tôi làm việc tại chi nhánh Đông Hoản của Pou Chen trong 11 năm kể từ năm 1995. Ban đầu, tôi chỉ được trả 300 nhân dân tệ mỗi tháng. Năm 1998, lương tháng của tôi là 1.000 nhân dân tệ. Vào đầu năm 2005, Pou Chen đưa tôi đến Việt Nam với mức lương 700 USD/tháng. Công ty tại Việt Nam giờ ngày càng lớn mạnh với khoảng 10.000 lao động tại mỗi phân xưởng và họ không cần chúng tôi nữa", Andy Zeng bất bình.
Pou Chen cho biết, họ sản xuất hơn 300 triệu đôi giày mỗi năm, chiếm khoảng 20% số lượng giày thể thao và các loại giày khác có nhãn hiệu trên toàn cầu.
Hôm 13.4, công ty Pou Chen tại Việt Nam cũng được yêu cầu tạm dừng sản xuất 3 ngày vì không đáp ứng tiêu chí hạn chế tiếp xúc xã hội để ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Sân bay Mỹ tự hào đón chuyến bay lịch sử của Việt Nam Sân bay quốc tế San Francisco lần đầu tiên chào đón một chuyến bay của Việt Nam hạ cánh. "Hôm nay là ngày lịch sử tại sân bay quốc tế San Francisco (SFO)", tài khoản mạng xã hội của sân bay quốc tế San Francisco bình luận về sự kiện đặc biệt diễn ra trong ngày 7/5 (giờ Mỹ). "Chúng tôi chào đón...