Du học sinh thời COVID-19: Lửa thử vàng, gian nan thử sức
COVID-19 gây xáo trộn cuộc sống và việc học của các du học sinh. Tuy nhiên, họ cũng có những trải nghiệm và thay đổi tích cực trong giai đoạn dịch bệnh này.
Sinh viên ngồi giãn cách để đề phòng COVID-19, khi làm bài kiểm tra năng khiếu để vào Đại học Y khoa, ở Rome vào ngày 3/9/2020. Ảnh: AP
Học tập ở nước ngoài hay du học đang trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam khi các gia đình có điều kiện kinh tế hơn. Có những trải nghiệm quý báu khi sống một mình ở nước ngoài, có môi trường ngôn ngữ để thực hành, có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế… là những lý do khiến cho nhiều học sinh lựa chọn đi du học và các phụ huynh quyết định đầu tư tiền bạc, chấp nhận để con cái xa gia đình vì tương lai của con.
Kỳ vọng là như thế, nhưng năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm cho việc sinh sống và học tập ở nước ngoài trở thành một thách thức đầy khó khăn đối với các du học sinh.
Những du học sinh ấy đã phải tìm mọi cách xoay xở để vừa tự bảo vệ mình giữa tâm dịch, vừa dành thời gian để tiếp tục duy trì việc học tập.
Du học sinh Việt Nam giữa tâm dịch COVID-19
Những ngày đầu năm mới ở Thủ đô Paris, nước Pháp có phần ảm đạm. Mặc dù đã áp đặt biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đây vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu.
6 năm xa quê đi học thạc sĩ Vật lý Y khoa tại Đại học Montpellier, đây cũng là giai đoạn khốn khó nhất mà Bùi Trung Kiên phải trải qua. Là sinh viên năm cuối, thay vì thực tập trong phòng lab, Kiên lại phải ở yên trong nhà, học online và nghiên cứu qua máy tính. Bên cạnh đó, ở yên trong nhà, cũng là cách để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, bởi từ lúc dịch bùng phát đến nay, các nhà hàng, khách sạn Kiên làm thêm đều đã đóng cửa.
Thiên Huân sang Mỹ học đạo diễn sân khấu từ tháng 7/2019. Nửa năm sau thì dịch bùng phát. Ở yên trong nhà, nhìn số ca lây nhiễm và tử vong ở quốc gia sở tại không ngừng tăng vọt khiến Huân không khỏi sốc và hoang mang. COVID-19 không chỉ gây xáo trộn cuộc sống, nó còn khiến các du học sinh Việt Nam rơi vào cảnh bị kỳ thị. Sự kỳ thị ấy lớn đến mức khiến Huân không dám đeo khẩu trang mỗi khi lên phương tiện công cộng và khi ở trên trường.
Nhiều sinh viên châu Á không dám đeo khẩu trang vì sợ bị kỳ thị. Ảnh: China Daily
Học đạo diễn sân khấu online với Huân đó là một cơn ác mộng bởi mọi cảm xúc, tương tác của diễn viên đều phải thông qua màn hình máy tính. Thời gian học vì thế cũng kéo ra ra hơn 1 năm so với dự kiến. Tuy nhiên, giữa làn sóng du học sinh trở về, Huân lại chọn ở lại, biến những khó khăn thành trải nghiệm mới như mỗi ngày học nấu một món ăn mới, trông thật nhiều cây xanh, học thêm 1 loại nhạc cụ mới và trò chuyện nhiều hơn với gia đình.
Nụ cười luôn nở trên môi khi khoảng cách địa lý xa xôi, giờ rút ngắn lại chỉ qua chiếc màn hình máy tính. Đó cũng là động lực để các bạn du học sinh lạc quan vượt qua những khó khăn mà dịch bệnh đem tới, để tiếp tục nuôi dưỡng nhiệt huyết và niềm đam mê của mình.
Chuyển hướng học tập khi trở về nước
Video đang HOT
May mắn hơn các bạn vẫn đang ở lại các nước đang là tâm dịch COVID-19, nhiều du học đã được trở về nhà với gia đình. Mặc dù chưa biết khi nào được quay trở lại trường nhưng không vì thế mà việc học bị gác lại. Do lệch múi giờ, việc học online và những kỳ thi thường diễn ra từ giữa đêm đến sáng. Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn. Việc học tập trở nên vất vả hơn rất nhiều.
Dẫu phải theo lịch học thay đổi múi giờ, dù được gia đình gợi ý bảo lưu kết quả, nhưng nhiều bạn du học sinh vẫn quyết định học theo đúng chương trình. Không những thế, có bạn còn xin vào làm tại các công ty liên quan đến chuyên ngành để có thêm kinh nghiệm.
Tuy việc học online tại nhà có nhiều khó khăn hơn việc học tại trường. Nhưng với nhiều bạn, việc về nước cũng là cơ hội tốt để trải nghiệm và định hướng lại cho bản thân.
Phụ huynh cùng du học sinh vượt qua trở ngại mùa dịch
Đã có nhiều du học sinh thay đổi kế hoạch học tập sau khi trải qua 1 năm với dịch COVID-19. Nhiều bạn chuyển hướng học trong nước, nhiều bạn chọn hướng đi làm để có thêm trải nghiệm, từ đó biết được mình cần học gì. Đại dịch nguy hiểm mang đến những thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng ta có thời gian lùi lại, bình tĩnh nhìn lại con đường đi của mình. Và các du học sinh cũng thế.
Con gái dù đã đậu vào trường đại học tại Đức nhưng chị Hoa vẫn tìm hướng đi khác cho con bằng cách xét tuyển thêm vào trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, dù trường đại học ở Đức đã khai giảng nhưng suốt 1 năm qua, con gái của chị vẫn đang ở Việt Nam và chỉ được học online.
Hoang mang, lo lắng cũng là tâm trạng ban đầu của chị Hương khi con gái vừa về nước. Việc học của con sẽ như thế nào, trì hoãn bao lâu? Rất nhiều trăn trở của người mẹ dần được giải quyết khi nhà trường đưa ra các kế hoạch cụ thể. Song song với việc online, con gái chị cũng tranh thủ thời gian nghỉ hè vừa qua đi thực tập tại một đơn vị cùng ngành học để tích lũy kinh nghiệm,
Theo các trung tâm tư vấn du học, học sinh Việt Nam trúng tuyển vào các trường trên thế giới trong năm qua gần như không thể nhập học tại các trường. Điều này đồng nghĩa dù nhu cầu cho con du học vẫn có nhưng các gia đình đã thay đổi kế hoạch chuẩn bị.
Cũng chính vì vậy, nhu cầu tìm đến các công ty tư vấn du học tại Việt Nam đã giảm khoảng 2/3 so với trước mùa dịch. Khi nào các trường chưa được mở cửa trở lại. nỗi niềm của những phụ huynh học sinh vẫn chưa được giải tỏa.
Các quốc gia chào đón sinh viên quốc tế như thế nào?
Đến nay, do tình hình dịch bệnh ở mỗi nước khác nhau, thậm chí trong một nước, tình hình mỗi vùng cũng khác nhau nên không có một giải pháp chung cho các du học sinh. Sau đây là những thông tin về kế hoạch chào đón sinh viên quốc tế của một số nước có đông du học sinh Việt Nam.
Ngày 30/11/2020, Australia đã đón nhóm sinh viên quốc tế đầu tiên kể từ khi nước này quyết định đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Đại học Charles Darwin (CDU) đã thuê nguyên chuyến bay để chở 63 sinh viên quốc tế đến thành phố Darwin. Đây là một phần trong chương trình thí điểm nhằm khởi động lại ngành giáo dục đại học của nước này – vốn đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Các sinh viên quốc tế đi trên chuyến bay này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia. Các sinh viên này phải sang Singapore để lên chuyến bay này. Sau khi tới Australia, các sinh viên được cách ly tại cơ sở của chính phủ trong vòng 14 ngày.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Mitchell thuộc Đại học Victoria (Australia), số lượng sinh viên quốc tế đến nước này dự kiến sẽ giảm 50% xuống chỉ còn 300.000 người vào giữa năm 2021, nếu nước này vẫn duy trì lệnh đóng cửa biên giới quốc gia nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Tương tự, Chính phủ New Zealand cho phép 250 sinh viên cao học quốc tế tới học ở nước này theo một chương trình miễn trừ đặc biệt trong bối cảnh New Zealand vẫn đang đóng cửa biên giới đối với hầu hết du khách nước ngoài nhằm ngăn đại dịch COVID-19. Các sinh viên phải trải qua 2 tuần cách ly bắt buộc tại một cơ sở do chính phủ quản lý kể từ tháng 11/2020.
Ông Steve Maharey, Chủ tịch Cơ quan Giáo dục New Zealand, cho biết chương trình miễn trừ đặc biệt trên không giới hạn đối với bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào miễn là tất cả sinh viên đã được cấp thị thực trong năm 2020 để theo học chương trình đào tạo tiến sĩ hoặc thạc sĩ ở New Zealand.
Các trường đại học hoan nghênh quyết định của chính phủ, song cho rằng 250 là một con số còn rất nhỏ so với 70.000 sinh viên nước ngoài đang theo học ở New Zealand.
Lượng sinh viên quốc tế học tại các trường của Mỹ đã giảm tới 43% trong kỳ mùa Thu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các quy định liên quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Số liệu thống kê này đã bao gồm cả sinh viên quốc tế học trực tuyến ở trong và ngoài nước Mỹ.
Đầu năm 2020, Lãnh sự quán Mỹ ở khắp nơi trên thế giới đã tạm ngừng cấp thị thực vào thời điểm bùng phát dịch hồi mùa Xuân cho nên sinh viên cũng không thể đặt hẹn phỏng vấn xin thị thực vào Mỹ. Như vậy, các em không thể đáp ứng yêu cầu phải có mặt ở nước Mỹ để học trực tiếp được.
Ngay sau khi quy định này được đưa ra, Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã kiện ra tòa án liên bang khiến chính quyền của ông Trump phải hủy bỏ quy định mới đó.
Đến cuối tháng 7/2020, chính quyền Mỹ cập nhật lại hướng dẫn và cho phép các sinh viên quốc tế có môn học trực tiếp tại Mỹ được phép vào Mỹ hoặc nếu đang ở Mỹ được phép tiếp tục ở lại.
Còn với Anh quốc, chính phủ nước này đã kêu gọi sinh viên quốc tế đăng ký cho khóa học mùa thu dự kiến bắt đầu nhập học từ tháng 9/2021.
Du học sinh Việt ở ngôi trường xếp hạng 27 thế giới
Du học sinh Việt phát huy năng lực, sáng tạo khi học chương trình chất lượng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong top 30 thế giới.
Từ lớp 6, Nguyễn Hà Châu đã ấp ủ giấc mơ theo đuổi ngành sinh học ở trường đại học thuộc top đầu. Sau nhiều năm trung học tích lũy điểm số xuất sắc, Châu không thiếu lựa chọn tốt, song nữ sinh quyết định theo học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST).
Trường xếp thứ 27 thế giới, theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021. Thứ hạng cao và chương trình công nghệ sinh học ấn tượng, kết hợp được mối quan tâm của Châu với khoa học cơ bản và sinh học ứng dụng.
Khuôn viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) nhìn từ trên cao. Ảnh nhà trường cung cấp.
Nữ sinh 9X tham gia "Chương trình nghiên cứu cho sinh viên đại học" (UROP) do HKUST tổ chức suốt hai năm qua. Ra mắt năm 2005, UROP là một trong những chương trình đầu tiên của Hong Kong (Trung Quốc) giúp khơi gợi sở thích sớm về nghiên cứu học thuật cho sinh viên với loạt dự án từ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. Khi đó, Châu đã làm việc dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Sun Fei - khoa Kỹ thuật Sinh Hóa trong dự án về tạo ra protein huỳnh quang mới cho chẩn đoán hình ảnh các mô sâu.
Châu chia sẻ, các giáo sư ở trường luôn sẵn lòng tạo cơ hội cho sinh viên. Mặc dù không có kinh nghiệm nghiên cứu, song khi Châu hỏi Giáo sư Sun về việc liệu có thể tham gia dự án nghiên cứu của thầy không, thầy đã đồng ý lập tức. Các anh chị trong phòng thí nghiệm cũng giải đáp cho em nhiều thắc mắc, giúp tích lũy kỹ năng thực tế giá trị.
Khởi đầu thuận lợi với UROP, song quá trình học tập ở trường đại học của cựu học sinh THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) không suôn sẻ. Châu nhớ lại những ngày đầu vật lộn với khóa học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và để vượt qua, cô bạn chăm chỉ xem đi xem lại các bài giảng, chủ động kết bạn với nhiều sinh viên khác để có thể thực hành tiếng Anh mỗi ngày.
"Mọi người ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói riêng hay Hong Kong (Trung Quốc) nói chung đều rất dễ mến và thân thiện. Nhờ đó mà bây giờ em có thể giao tiếp và trao đổi mọi ý tưởng với giáo sư và bạn bè bằng tiếng Anh", Châu chia sẻ.
Chấp nhận nhiều thử thách hơn, cô nữ sinh Việt chủ động vượt ra khỏi vùng an toàn. Châu cảm thấy biết ơn vì nhà trường đã tạo ra nhiều cơ hội để cô khám phá giới hạn của bản thân chẳng hạn như trở thành đại sứ sinh viên của trường.
Châu đã có chuyến đi học tập trải nghiệm đến Campuchia năm 2019, giúp đỡ trại trẻ mồ côi giải quyết các vấn đề môi trường trong khuôn khổ "Chương trình lãnh đạo trường học bền vững". Nhóm đã tổ chức buổi học về phân loại rác thải, tìm nguồn cung ứng máy đốt rác không tạo mùi và khói, chỉ dẫn người dân cách sử dụng. "Chương trình đã trang bị cho em các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giao tiếp hiệu quả", Châu nói.
Lớp học do Châu (người cầm micrô) tổ chức về phân loại rác tại Campuchia vào năm 2019. Ảnh nhân vật cung cấp.
Châu cũng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi con đường học tập trong tương lai. "Nhà trường đã trang bị cho em nhiều kiến thức và kết nối. Em biết đến rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường với các nghiên cứu xuất sắc. Em còn dự định tham gia hoạt động trao đổi sinh viên vào năm tới và rất ấn tượng với danh sách dài các trường đại học đối tác của HKUST".
Châu từng đối mặt với nhiều áp lực khi nhận được học bổng chi trả toàn bộ học phí và sinh hoạt phí (hiện tại, học bổng toàn phần bao gồm toàn bộ sinh hoạt phí và học phí là 195.000 đôla Hong Kong, tương đương khoảng 584 triệu đồng mỗi năm). Tuy nhiên, nữ sinh 9X đã tìm được cách giải tỏa stress bằng cách ngắm cảnh biển ở trường. Ấn tượng của cô gái trẻ về Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố hiện đại, nhưng khi đến đây, cô bạn lại thấy bất ngờ vì có cả thiên nhiên rất hùng vĩ.
Theo thống kê Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, số lượng sinh viên Việt Nam ở trường ngày càng tăng lên, từ 6 sinh viên vào năm 2016-2017 lên 41 sinh viên ở các bậc đại học và cao học. Một trong số này là sinh viên năm nhất Nguyễn Xuân Tân, đoạt huy chương bạc Olympic Vật lý Quốc tế năm 2018 và học bổng toàn phần từ trường.
Chàng trai đến từ Hà Nội đã chọn HKUST sau khi nghe những phản hồi tích cực từ các anh chị khóa trước. Tân cho biết, đây là môi trường tốt để học tập và phát triển. Cơ sở vật chất hiện đại và cộng đồng thân thiện. Em đã đến Hong Kong (Trung Quốc) trong đại dịch và có nhiều trải nghiệm, khám phá mới lạ. Ở đây, tình hình Covid-19 được kiểm soát tốt. Người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh rất nghiêm túc.
Hiện tại, Tân chủ yếu học online trên Zoom. Dù chỉ tương tác qua các lớp học trực tuyến, song chàng nam sinh Việt cảm thấy được truyền cảm hứng bởi các giáo sư, những người luôn thúc đẩy sinh viên tư duy sáng tạo.
Tân cho biết, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nổi tiếng với các chương trình sáng tạo được thiết kế riêng giúp sinh viên thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng như "Chương trình Thiết kế và Hệ thống Tích hợp (ISD)" cho phép sinh viên xây dựng nội dung và phương thức học tập; "Chuyên ngành chính X" cho phép sinh viên khoa học hoặc kỹ thuật học thêm một chuyên ngành trong lĩnh vực mới nổi như AI; "Chương trình Liên ngành Cá nhân hóa (IIM)" cho phép sinh viên xuất sắc theo đuổi nhiều chuyên ngành từ các khoa và trường khác nhau tại trường.
Tân cho biết cảm thấy thư thái khi ngồi học bài trước cảnh biển bao quanh Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong. Ảnh nhân vật cung cấp .
Cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dự định học chuyên ngành Vật lý với chuyên ngành phụ Khoa học máy tính. Môi trường học tập tại đây đem đến nhiều cơ hội tìm hiểu, thực tập và trao đổi để sinh viên có thể khám phá và phát triển nhiều sở thích khác nhau trước khi tốt nghiệp.
Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến vào 20h-21h (giờ Việt Nam) vào ngày 14/1 về chương trình học bổng và thủ tục nhập học. Học sinh, sinh viên có thể truy cập để đăng ký tại https//join.ust.hk/vietnamscholarship
Phơi quần áo quên rút nước, nhiều người Việt sống tại Nhật bất ngờ khi đồ đã bị đông cứng như sắt, nhìn vào chỉ biết lắc đầu Có vẻ như ngoài trời Nhật Bản ngay lúc này, những thứ gì có nước đều có thể bị đông cứng. Thời tiết băng giá ở Nhật Bản hiện tại được miêu tả qua một đoạn video clip được truyền tay nhau trên mạng xã hội. Trong một đêm phơi quần áo quên rút nước, sáng ra nhiều người Việt sống tại Nhật...