Đu đủ sấy vị chanh leo lạ miệng ngày Tết
Mứt đu đủ sấy vị chanh leo không những thơm ngon hấp dẫn mà còn mang ý nghĩa một năm mới đủ đầy, ấm no.
Những miếng đu đủ dai dai thơm mùi chanh leo, vị ngọt nhẹ kết hợp cùng vị chua dịu của chanh leo thực sự tạo nên sự khác biệt của món mứt này so với các loại mứt truyền thống khác, ăn hoài mà không ngán. Cách làm mứt đu đủ không khó.
Nguyên liệu:
- Đu đủ: 2-3 trái khoảng 2-2,5kg
- Chanh leo: 4-5 trái
- Đường: 400-500g
- Muối
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Đu đủ nên chọn trái ương, cứng, không nên dùng đu đủ chín vì sẽ bị nát, mứt không dai mà mềm. Có thể sử dụng đu đủ vàng hoặc đu đủ đỏ nhưng đu đủ đỏ vị mứt sẽ đậm đà và màu sắc đẹp hơn so với đu đủ vàng.
Đu đủ gọt vỏ, bổ đôi bỏ hạt và phần màng bên trong. Sau đó thái miếng dài khoảng 5-6cm, dầy khoảng 0,8-1cm.
Sau khi thái ngâm ngay đu đủ vào nước có pha chút muối hoặc chanh để bớt nhựa.
Video đang HOT
Rửa lại bằng nước lạnh khoảng 2-3 lần, sau đó vớt ra rổ cho thật ráo nước.
Bước 2: Ướp đu đủ
Chanh leo bổ đôi, cho qua rây lọc lấy phần nước cốt.
Cho đu đủ vào nồi hay khay lớn, ướp cùng đường và chanh leo khoảng 3-4h, thỉnh thoảng đảo đều cho đu đủ được ngấm.
Bước 3: Sấy đu đủ
Xếp đu đủ ra khay cho vào máy sấy sấy khô ở nhiệt độ khoảng 40-45 độ C cho đến khi mứt khô. Tầm khoảng 5-6h tùy theo loại máy.
Bạn cũng có thể sử dụng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 80-90 độ C, thời gian kho 50-60 phút tùy ý.
Lấy mứt đu đủ ra để nguội, cho vào hộp để ăn dần là được. Có thể thấy cách làm mứt đu đủ không hề khó, ai cũng có thể thực hiện được.
Những miếng đu đủ dai dai, ngọt nhẹ, thơm mùi chanh leo thực sự hấp dẫn bất cứ ai thưởng thức!
Những món kiêng kỵ trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam
Cùng với những món ăn truyền thống, với mỗi vùng miền lại có những món ăn kiêng kỵ khác nhau với mong muốn có được một năm mới bình an và may mắn.
Người Việt Nam thường có câu: "Có thờ có kiêng, có kiêng có lành", dưới đây là những món ăn mà bạn nên tránh xa vào dịp đầu năm.
1. Thịt chó
Thịt chó là một thực phẩm giàu đạm nhưng đây lại là món ăn tượng trưng cho sự xui xẻo mà chúng ta nên tránh xa trong dịp Tết.
2.Thịt vịt
Cùng với thịt chó, thịt vịt cũng là biểu tượng cho sự đen đủi. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người thường kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình.
3. Mực
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách "đen" của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm "đen như mực" của ông cha ta từ nhiều năm trước.
4. Tôm
Trong những ngày Tết, người dân miền Trung và miền Nam đều kiêng ăn tôm bởi quan niệm tôm thường đi giật lùi sẽ mang đến một năm không thể thăng tiến.
5. Vịt lộn
Trứng vịt lộn cũng là món ăn thường được kiêng trong những ngày đầu năm, đầu tháng bởi quan niệm mang đến những điều xui xẻo.
6. Cá mè
Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm bởi quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi.
7. Chuối
Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến.
8. Đu đủ
Người miền Bắc hoặc miền Nam đều quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, mang đến một năm đầy đủ, sung túc. Tuy nhiên, người miềnTrung lại kiêng ăn quả này.
Cách làm mứt đu đủ chín dẻo ngon đãi khách ngày Tết đơn giản dễ làm Mứt là một món ăn không thể thiếu trên bàn khách vào mỗi ngày Tết và đây cũng là một món ăn vô cùng đa dạng phong phú và bắt mắt. Hôm nay hãy cùng vào bếp thực hiện món mứt đu đủ chín mới lạ và thơm ngon này để mời khách nhâm nhi trong dịp Tết tới nhé. Nguyên liệu làm...