Dự đoán y tế thế giới sau đại dịch
Sau Covid-19, để giảm thiểu gánh nặng cho nguồn lực y tế, các nước chú trọng vào chăm sóc sức khỏe ban đầu và ứng dụng công nghệ trong hệ thống y tế.
Ý kiến này được nhiều chuyên gia chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến Covid-19: Tái phân bổ nguồn lực trong điều trị tại bệnh viện và cộng đồng, do Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Liên minh Sức khỏe Toàn cầu thuộc Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tổ chức ngày 20/9.
Trước đó, nhiều chuyên gia nhận định bối cảnh giãn cách xã hội làm nổi bật tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là nòng cốt trong chiến lược Covid@Home (điều trị Covid-19) tại nhà của Anh.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng nhắc đến sự thay đổi trong công tác điều trị các bệnh không lây nhiễm hậu đại dịch và ảnh hưởng của chăm sóc ban đầu (primary care) đến kết quả điều trị Covid-19 cũng như các bệnh khác.
Ứng dụng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe
Theo tiến sĩ Christopher Hui, Chuyên gia Hô hấp & Điều trị Bệnh viện NHS Royal Free, công nghệ là một phần quan trọng, cần được đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở thời kỳ hậu Covid-19.
“Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế, dẫn tới việc tăng chi tiêu và tạo áp lực về giá. Chúng ta cần công nghệ để thiết lập hệ thống y tế công cộng có khả năng phục hồi và thích nghi với môi trường mới”, ông Hui nói.
Theo ông, ở thế giới hậu Covid-19, hệ thống y tế sẽ cố gắng giữ bệnh nhân bên ngoài bệnh viện để giải phóng năng lực và giảm lây nhiễm chéo. Ngược lại, bệnh nhân cũng ngần ngại tương tác trực tiếp với hệ thống y tế vì sợ nhiễm bệnh.
Hệ thống y tế lúc này tập trung chủ yếu vào điều trị những người dễ tổn thương nhất, đồng thời làm tăng ý thức tự giác, tuân thủ của dân số nói chung.
Thực tế, trong thời kỳ Covid-19, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai mô hình y tế từ xa, tiêu biểu là điều trị các F0 tại nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện.
Video đang HOT
Tại TP HCM, quận 8 thiết lập 131 tổ tư vấn theo mô hình “Chăm sóc F0 tại cộng đồng” kết hợp song song hai đội gồm chăm sóc trực tuyến qua điện thoại online (đội 1) và cấp cứu ngoại viện (đội 2). Các F0 có số điện thoại của các nhân viên chăm sóc trực tuyến và đội cấp cứu, có thể gọi đến và nói chuyện với chuyên gia ngay.
Điều trị các bệnh không lây nhiễm
Tiến sĩ Matt Kearney Giám đốc Y tế & Giám đốc Chương trình Chăm sóc Chủ động & Bệnh tim mạch UCL Partners, nhận định đại dịch ảnh hưởng nhiều đến hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn nhân lực y tế toàn cầu. Trong hơn 18 tháng qua, các bệnh viện trên thế giới hầu hết tập trung nguồn lực điều trị Covid-19. Điều này làm gián đoạn các hoạt động, dịch vụ chăm sóc thường quy. Tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nghiêm trọng ở nhóm này vẫn tăng lên.
Trích dẫn Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2019 , tiến sĩ Kearney cho biết nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019 là đột quỵ, trong khi ở Anh là tim mạch. Cả hai nước có chung những yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn tật, chẳng hạn mỡ máu cao, đường huyết cao, tăng huyết áp,…
Tiến sĩ Matt Kearney Giám đốc Y tế & Giám đốc Chương trình Chăm sóc Chủ động & Bệnh tim mạch UCL Partners. Ảnh: UCL Partners
Tại Anh, 40% người bị các bệnh không lây nhiễm chưa chẩn đoán. Ở người đã được chẩn đoán, khoảng 30% chưa được điều trị theo mục tiêu. Cứ 10 người thì có ba bệnh nhân rung nhĩ, nhưng không biết để điều trị trước khi đột quỵ. Tình trạng tương tự diễn ra tại Việt Nam.
Như vậy, điều trị các yếu tố có nguy cơ chuyển hóa rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong vì bệnh tật, trong đó có cả Covid-19.
Anh đang áp dụng mô hình chăm sóc chủ động UCL nhằm khôi phục và chuyển đổi chăm sóc chủ động, dự phòng cho những người mắc bệnh không lây nhiễm.
Đại dịch khiến công tác chăm sóc ban đầu thay đổi nhanh chóng, đặt ra nhiều thách thức. “Chúng ta chuyển hoàn toàn sang chăm sóc từ xa, giảm đi tiếp xúc trực tiếp và nhu cầu lâm sàng cao trong các đợt Covid-19, chuyển nguồn lực cho tiêm chủng”, ông nói. Nguy cơ diễn biến xấu của các đợt bệnh lý làm tăng tỷ lệ tử vong sớm.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nước khôi phục và chuyển đổi chăm sóc chủ động cho người mắc các bệnh không lây nhiễm, đồng thời tối ưu hóa quản lý lâm sàng, tiếp cận, giáo dục và thay đổi lối sống của bệnh nhân.
Tầm quan trọng của chăm sóc ban đầu
Thông thường, việc chậm tiếp cận dịch vụ y tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới diễn tiến của bệnh nhân, theo tiến sĩ Helen Crawley, Đào tạo viên Quốc tế Hiệp hội Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Anh.
“Nếu không đưa người bệnh tới cơ sở điều trị một cách kịp thời, tính mạng của họ bị ảnh hưởng. Không thăm hỏi thường xuyên, bệnh nhân có thể bị lo lắng và trầm cảm”, bà nói.
Chăm sóc ban đầu là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ nhập viện hoặc đến cơ sở y tế của bệnh nhân. Họ sẽ chỉ tới viện trong các trường hợp thực sự cần thiết.
Theo Helen Crawley, tại Anh, người dân hầu hết đăng ký dịch vụ với bác sĩ chăm sóc ban đầu (GP). Đây là bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị tất cả các bệnh cơ bản nhất, hỗ trợ chuyển tuyến hoặc liên hệ với các dịch vụ y tế khác trong trường hợp khẩn cấp và cần sự can thiệp của chuyên khoa.
“Thông tin sức khỏe của được đưa vào hồ sơ bệnh án điện tử. Đây là hình thức chăm sóc toàn diện, trọn đời. Nó có thể ghi lại nhiều hình thức khám và điều trị cũng như xét nghiệm, tiêm chủng”, bà cho biết.
Để hệ thống hoạt động hiệu quả, hồ sơ cần xác định đâu là bệnh nhân có nguy cơ cao nhất, có kế hoạch chuẩn bị có mục tiêu, chính xác. Việc phân loại bệnh nhân phù hợp giúp giảm thiểu tình trạng điều trị trùng lặp, không cần thiết, tránh lãng phí cả thời gian và nguồn lực y tế. Bác sĩ cũng liên lạc với bệnh nhân sau quá trình điều trị để lắng nghe cảm nhận của họ về dịch vụ y tế, nhu cầu tiếp theo ra sao.
Hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử giúp xác nhận nhóm người yếu thế, vô gia cư, người tại vùng nông thôn để hỗ trợ điều trị hoặc tiêm chủng. Các sinh viên năm cuối tại trường y cũng được điều động, làm việc như một bác sĩ GP, để hỗ trợ mạng lưới điện thoại quốc gia, giúp giải đáp câu hỏi liên quan đến Covid-19, dịch vụ xe cấp cứu của người dân.
Hệ thống y tế xác định các vùng xanh, vùng đỏ của quốc gia trong thời điểm đại dịch và phân công cán bộ y tế phụ trách từng vùng để các dịch vụ không bị gián đoạn.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nói gì về việc Hoài Linh 'ngâm' tiền từ thiện?
Ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm về việc Hoài Linh giữ tiền lâu khi làm từ thiện trong đợt kêu gọi hỗ trợ bão lũ miền Trung năm 2020.
Hoài Linh và các nghệ sĩ làm từ thiện là đề tài được mổ xẻ trong tọa đàm trực tuyến Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng? ngày 24.9, ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội (khóa XV) chia sẻ quan điểm về trường hợp làm từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh.
Cụ thể, khi được hỏi về chế tài đối với hành vi kêu gọi quyên góp nhưng giữ tiền lâu, điển hình là trường hợp Hoài Linh, ông Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn cho biết điều này phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ và mục đích kêu gọi từ thiện ban đầu của nam danh hài.
Ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích: "Với trường hợp của Hoài Linh, phải xem xét anh ấy vận động vì mục đích gì. Vận động vì mục đích bão lũ thì chỉ giải quyết trong tình trạng bão lũ, qua rồi mà anh vẫn cầm thì người ta không chấp nhận. Cho nên, mục đích sự việc rất quan trọng, phải xác định điều đó (việc kêu gọi) xảy ra lúc nào. Phải giải ngân ngay chứ, giữ bao nhiêu lâu đó bây giờ tiền lãi đi đâu, kể cả anh chồng thêm lãi cũng không được".
Ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ quan điểm về chuyện Hoài Linh giữ tiền lâu sau khi kêu gọi từ thiện. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng đề xuất ngoài Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, cần có đạo luật cũng như văn bản pháp lý cao hơn về tổ chức hoạt động xã hội từ thiện nhằm đảm bảo chuẩn mực cho các cá nhân, tổ chức tham gia lĩnh vực này. Ngoài ra, điều này còn giúp huy động những nguồn lực xã hội đúng đắn, hợp lý, minh bạch và được lòng dân hơn khi tổ chức từ thiện.
Bên cạnh đó, ông Lưu Bình Nhưỡng mong Thủ tướng Chính phủ có sự chỉ đạo đến tất cả các địa phương để rà soát, báo cáo và đánh giá lại công tác từ thiện trên địa bàn. Trong đánh giá cần có mặt được, mặt hạn chế và giải pháp đề xuất (gồm tôn vinh, khen thưởng và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật). Trong trường hợp cần thiết, địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ nhiều sự vụ về từ thiện.
Trước đó, Hoài Linh gây chú ý khi bị doanh nhân Nguyễn Phương Hằng tố "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong đợt kêu gọi hỗ trợ bão lũ miền Trung năm 2020. Trước sự việc, nam danh hài đã lên tiếng giải thích và nhanh chóng giải ngân nhưng vẫn không thể xoa dịu được dư luận. Ngoài Hoài Linh, nhiều sao Việt cũng vướng lùm xùm về chuyện làm từ thiện trên mạng xã hội như: Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành...
Chăm sóc F0 tại nhà: Chia nhỏ để quản, 2 người theo dõi 10 người bệnh Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương thành lập tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 (F0). Nhân viên y tế và chiến sĩ quân y tại trạm y tế lưu động phường 5, quận Gò Vấp gọi điện thoại cập nhật tình hình sức khỏe, hướng dẫn...