Dự đoán meta tại CKTG 2015: Hỗ trợ
Trong những phiên bản gần đây, những hỗ trợ thiên hướng chống chịu bị giảm sức mạnh khá nhiều đặc biệt là Braum (bản 5.18) và Alistar (5.16), đồng thời tăng sức mạnh cho những hỗ trợ đa dụng như Nami. Những chỉnh sửa này khiến hỗ trợ sẽ là vị trí tỏ ra cân bằng nhất, không có lựa chọn nào quá vượt trội cũng như quá vô dụng.
- LMHT: Những thông tin có thể chưa biết về Zed
- Ssumday: KT mới chỉ thể hiện được 50% sức mạnh thời gian qua
- Những tướng bị đánh giá thấp trong Liên Minh Huyền Thoại
- LMHT: Top tướng đường giữa mạnh nhất phiên bản 5.18
Phiên bản chính thức của CKTG là 5.18, một phiên bản hoàn toàn mới chưa được sử dụng tại bất cứ trận đấu chuyên nghiệp nào. Điều này hứa hẹn đội nào chứng tỏ khả năng thích nghi tốt hơn sẽ giành vô vàn lợi thế. Đặc biệt là đưa ra những sư lựa chọn hiệu quả phù hợp với meta mới nhất. Vị trí hỗ trợ tuy không đa dạng về phong cách và các lựa chọn như đường giữa hay đường trên, nhưng tầm ảnh hưởng của vị trí này đang ngày càng tỏ ra quan trọng. Nhiệm vụ chính của hỗ trợ là kiểm soát tầm nhìn, bảo vệ xạ thủ nhưng cũng hoàn toàn có thể tạo ra đột biến và lợi thế cho các đường khác bằng những pha đảo gank hiệu quả.
Trong những phiên bản gần đây, những hỗ trợ thiên hướng chống chịu bị giảm sức mạnh khá nhiều đặc biệt là Braum (bản 5.18) và Alistar (5.16), đồng thời tăng sức mạnh cho những hỗ trợ đa dụng như Nami. Những chỉnh sửa này khiến hỗ trợ sẽ là vị trí tỏ ra cân bằng nhất, không có lựa chọn nào quá vượt trội cũng như quá vô dụng.
Braum
Braum là lựa chọn hàng đầu giai đoạn Mùa Hè tại bất cứ khu vực nào. Braum tỏ ra vượt trội ngay cả tại châu Âu, nơi nổi lên muộn hơn. Braum có thể bảo kê đến tận răng những vị trí gây sát thương chủ lực đồng thời đóng góp nhiều trong giao tranh với chiêu cuối Băng Địa Chấn. Nội tại của gã rất mạnh vì có thể làm choáng đống thời nhiều mục tiêu và kĩ năng E khắc chế rất tốt đội hình cấu rỉa.
Mặc dù bị giảm sức mạnh trong phiên bản 5.18, Braum vẫn sẽ là lựa chọn được tranh chấp hàng đầu tại CKTG. Gã bắt cặp ổn với hầu hết xạ thủ đặc biệt là Lucian và chỉ chịu thua thiệt chút xíu khi phải đối đầu với Annie hoặc Kennen.
Alistar
Alistar bị giảm rất nhiều khả năng mở giao tranh trong bản 5.16. Đối phương sẽ dễ dàng né được combo của Alistar nếu họ phản xạ đủ nhanh. Tuy nhiên Alistar vẫn rất mạnh ở khả năng chống chịu nhờ chiêu cuối Bất Khuất và khả năng bảo vệ xạ thủ với Nghiền Nát.
Meta mới hứa hẹn sự xuất hiện nhiều hơn của những sát thủ và đấu sĩ, Alistar sẽ vẫn hữu dụng. Tuy nhiên những hỗ trợ có khả năng mở giao tranh mạnh mẽ hơn như Annie, Leona hay Nautilus có thể sẽ được ưa chuộng hơn.
Janna
Không có hỗ trợ nào bảo kê xạ thủ và rút lui tốt hơn Janna. Tất cả kĩ năng của cô đều có thể sử dụng để hỗ trợ xạ thủ thả diều, đặc biệt là trước những tướng cận chiến. Với sự trỗi dậy của Darius, Fiora, Diana, hay Yasuo, lựa chọn Janna là vô cùng cần thiết để bảo vệ xạ thủ và pháp sư chủ lực.
Sự kết hợp giữa Lulu và Janna sẽ đảm bảo những siêu xạ thủ như Kog’Maw được thoải mái xả sát thương trong giao tranh cuối trận. Tuy nhiên chỉ mình Janna có lẽ là không đủ. Vậy nên Janna có lẽ chỉ xuất hiện trong đội hình bảo vệ xạ thủ và có sự xuất hiện cùng lúc của Lulu.
Thresh
Thresh luôn là một trong những hỗ trợ mạnh nhất kể từ ngày ra mắt bởi sự toàn diện. Vừa có thể bảo vệ xạ thủ, vừa có thể mở giao tranh nếu Án Tử chuẩn xác lại có thể đưa đồng đội từ nơi hiểm nguy trở về nơi an toàn với Con Đường Tăm Tối. Dù Thresh có thể không phải lựa chọn mạnh nhất trong vài loại đội hình, nhưng hắn tỏ ra phù hợp với bất cứ chiến thuật nào.
Tuy toàn diện nhưng Thresh lại không vượt trội ở bất cứ phương diện nào. Không phải hỗ trợ mở giao tranh mạnh nhất cũng không tuyệt nhất trong những pha đảo đường. Nhưng sự đa dụng vẫn sẽ giúp Cai Ngục Xiềng Xích xuất hiện nhiều tại CKTG sắp tới.
Kennen
Kennen là một hiện tượng đặc biệt tại Hàn Quốc. Con sóc chuột này đang được cho là hỗ trợ đi 2 đấu 2 mạnh nhất bởi sát thương cơ bản cao và khả năng ép góc mạnh mẽ trong giao tranh. Bên cạnh đó, Kennen chiếm ưu thế khi đối đầu với Braum vì kĩ năng làm choáng của Kennen không thể bị tấm khiên Braum chặn lại.
Những đội châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, sẽ đánh giá rất cao Kennen và chọn Kennen rất nhiều. Những đội tuyển châu Âu và Bắc Mỹ sẽ cần nghiên cứu kĩ lưỡng lựa chọn này và cân nhắc một lượt cấm khi không chọn.
Video đang HOT
Annie
Annie khá tương đồng với Kennen tuy nhiên tỏ ra yếu thế hơn chút xíu. Rất mạnh khi đi đường, nhưng không quá cơ động khi đảo đường. Trong giao tranh, cô mở giao tranh hiệu quả hơn với những pha tốc biến thả gấu nhưng khá vô dụng sau đó, trong khi Kennen là mối hiểm họa trong 5 giây với chiêu cuối. Điều Annie hơn hẳn Kennen đó là cô có thể làm choáng đối phương ngay lập tức mà không cần tích đủ 3 đòn đánh thường như Kennen.
Annie sẽ không xuất hiện thường xuyên tại CKTG, có lẽ sẽ chỉ xuất hiện khi Kennen bị cấm hoặc những đội tuyển nào nghiên cứu Kennen chưa đủ kĩ mà thôi.
Leona
Leona được sử dụng nhiều vào đầu mùa giải tuy nhiên biến mất sau đó. Vị thế của cô khá giống Annie lúc này, khi Kennen đang nổi lên là lựa chọn quá mạnh. Leona đặc biệt hiệu quả trong giao tranh với bộ kĩ năng khống chế cứng và hiệu ứng diện rộng. Cô cũng được sử dụng để cặp với những xạ thủ mạnh đầu trận như Lucian, Corki nhằm đè nát đường dưới.
Leona còn tỏ ra khá hiệu quả khi đi cùng Mordekaiser, một lựa chọn đang rất hot tại vị trí xạ thủ. Cô sẽ không được chọn quá nhiều, tuy nhiên sẽ xuất hiện tại những đội tuyển có lối chơi hổ báo, tấn công mọi lúc mọi nơi như ahq.
Nautilus
Nautilus được chơi chủ yếu tại vị trí hỗ trợ từ đầu năm 2015 trước khi xuất hiện tại đường trên khi meta ưu ái những tướng chống chịu. Meta mới là thời của những đấu sĩ đường trên như Fiora, Darius, Gangplank sẽ chứng kiến sự biến mất của Nautilus đường trên.
Nautilus gặp rắc rối khi phải đối đầu với Braum và vì thế hắn sẽ không phải lựa chọn được tranh chấp nhiều tuy nhiên chắc chắn sẽ vẫn xuất hiện. Giống Leona, hắn đi đường khá ổn kết hợp với khả năng đóng góp nhiều trong giao tranh. Nautilus bảo vệ đồng đội tốt hơn nhưng càn lướt kém hơn Leona nên sẽ được sử dụng như lựa chọn an toàn khá toàn diện tại vị trí hỗ trợ.
Blitzcrank
Blitzcrank không xuất hiện nhiều tại đấu trường chuyên nghiệp vì hắn là lựa chọn rất mạo hiểm và phụ thuộc vào kĩ năng Q. Có thể xoay chuyển cục diện pha giao tranh nếu hắn kéo thành công thành viên chủ chốt của đối phương và hạ gục ngay lập tức nhưng nếu kéo trượt hẳn gần như vô dụng. Tuy nhiên hắn đang rất mạnh khi chơi Xếp Hạng Đơn nhờ khả năng phối hợp tốt với Mordekaiser.
Tuy nhiên sự xuất hiện của Mordekaiser tại vị trí xạ thủ trên đấu trường chuyên nghiệp vẫn là dấu hỏi lớn. Nên lựa chọn mạo hiểm như Blitzcrank có lẽ sẽ hiếm khi xuất hiện.
Theo lienminh360
LMHT: Top tướng đường giữa mạnh nhất phiên bản 5.18
Hãy cùng qua 5 vị tướng mạnh nhất đường giữa phiên bản 5.18 - phiên bản Chung Kết Thế Giới này nhé.
- LMHT: Cập nhật giao diện và tiếp tục cân bằng Kindred
- LMHT: Chia sẻ của cao thủ về tướng mới Kindred
- LMHT: Viktor né chiêu như máy trong tay Keane
- LMHT: Những pha săn mồi "1 hit" của Rengar
Azir
Ưu điểm
Farm lính tốt
Khả năng cấu rỉa máu mạnh
Có sự cơ động hơn các pháp sư khác
Nhược điểm
Giống như các pháp sư khác, rất mỏng manh và yếu đuối
Đòi hỏi kỹ năng người chơi rất nhiều
Nếu muốn chơi Azir ở mức "chơi để biết" thì rất dễ. Nhưng để chơi ở mức "thành thạo hoàn toàn" thì thực sự rất khó. Có thể từ lúc mới ra mắt, Azir được đánh giá rất cao nhờ bộ kỹ năng dễ farm lính và cấu rỉa máu. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian chỉnh sửa cân đối sức mạnh, thì Azir kén người chơi một cách khắt khe hơn. Tầm sử dụng của Cát Càn Quét (Q), sát thương của Trỗi Dậy! (W) cùng các kỹ năng khác bị giảm đi rất nhiều.
Nếu chơi Azir ở đẳng cấp cao hơn, đẳng cấp của các game thủ chuyên nghiệp, bạn phải biết cách "Insec" kẻ địch. Combo thông thường của những người mới chơi, đó là điều khiển lính cát bằng Cát Càn Quét (Q), sau đó bay theo bằng Cát Lưu Động (E). Bên cạnh đó có một cách combo khiến cho Azir có thể bay dài hơn rất nhiều, đó là Cát Lưu Động (E) trước, sau đó sử dụng Cát Càn Quét (Q) trên đường bay của E. Khoảng cách dài hơn sẽ giúp Azir có thể bay qua các địa hình lớn, hay hơn đó là vòng ra sau lưng kẻ địch để hất tung chúng về bằng Phân Chỉa Thiên Hạ (R).
Tuy nhiên, phiên bản này Riot đã loại bỏ khả năng hất tung từ chiêu Cát Lưu Động (E) nhằm mục đích không cho Azir Insec có thể dễ dàng như trước. Vì vậy muốn đẩy kẻ địch về như trước đòi hỏi bạn cần có sự chính xác cao hơn rất nhiều.
Viktor
Ưu điểm
Đi đường tốt với những kỹ năng tạo khiên và cấu rỉa máu
Dồn sát thương cực mạnh
Khỏe ở mọi giai đoạn của trận đấu
Kỹ năng gây sát thương và hiệu ứng trên diện rộng
Nhược điểm
Kỹ năng định hướng dạng "vẽ" rất khó chơi
Không cơ động, dễ bị gank
Viktor vẫn rất khỏe, nhưng trong các phiên bản gần đây vị tướng này đã được sử dụng nhiều hơn bởi sát thương từ kỹ năng E có thể xuyên qua những vị tướng đỡ đòn ra tuyến sau của kẻ địch. Ngoài ra kỹ năng W gây choáng trên diện rộng có thể chặn đội hình của những kẻ địch, khá phù hợp với nhiều chiến thuật hiện nay.
Mạnh là vậy, Viktor ngược lại đòi hỏi kỹ năng của người chơi phải vô cùng tốt. Trước tiên là khả năng giữ vị trí sử dụng Chuyển Hóa Năng Lượng (Q) sao cho hiệu quả, đặt Trường Trọng Lực (W) để ép góc và làm choáng càng nhiều kẻ địch càng tốt, hay "vẽ" Tia Chết Chóc (E) sao cho trúng vào các mục tiêu đằng sau mà vẫn đang di chuyển để né các kỹ năng định hướng. Nói tóm lại, muốn chơi Viktor hiệu quả thì bạn phải bỏ ra kha khá thời gian luyện tập đấy.
Diana
Ưu điểm
Khả năng farm tốt
Dồn sát thương rất mạnh
Sức chống chịu tốt hơn các pháp sư khác
Nhược điểm
Yếu ở giai đoạn đầu trận, chỉ thực sự mạnh khi ở cấp 6
Không có hiệu ứng khống chế mạnh
Đòi hỏi kỹ năng người chơi tốt
Sau khi được tăng sức mạnh nhè nhẹ, đó là 3 vòng tròn quanh người Diana của chiêu Thác Bạc (W) quay nhanh hơn, giúp cô có thể tạo khiên và gây sát thương cùng một thời điểm khi lao vào. Diana rất mạnh khi đối đầu với các vị tướng thiên về cấu rỉa như Varus, Ezreal hay Azir và các vị tướng cận chiến dạng như Fizz và Zed. Nhưng cũng giống các vị tướng pháp sư dạng cận chiến khác, Diana khá yếu ở giai đoạn đầu trận khi chưa có chiêu cuối. Cố gắng hạn chế tối đa việc bị cấu rỉa máu và tập trung vào chỉ số lính.
Chiêu cuối Trăng Non (R) của Diana phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của chiêu thức Trăng Lưỡi Liềm (Q). Đây cũng không phải là chiêu thức dạng định hướng bình thường, mà nó đi theo hình vòng cung. Do vậy bạn cần phải chơi Diana thường xuyên để có thể làm quen với hình ảnh của chiêu thức. Diana cũng có những cách combo dạng khó mà bạn cũng cần phải luyện tập nhiều mới có thể làm được, điển hình là combo Trăng Non (R) Trăng Lưỡi Liềm (Q).
Leblanc
Ưu điểm
Khả năng ép đường vô cùng mạnh ở giai đoạn đầu trận
Bản chất của 1 sát thủ
Vô cùng cơ động
Nhược điểm
Rất yếu nếu không thể "lăn cầu tuyết"
Giai đoạn cuối trận yếu nếu đối phương có một số trang bị kháng phép
Đòi hỏi kỹ năng người chơi tốt
Có vẻ như sau những đợt giảm sức mạnh "quá thể", Riot đã quyết định tăng một tí xíu lại sức mạnh cho Leblanc, tốc độ bay của Biến Ảnh (W) nhanh hơn một chút. Xem ra điều này là quá đủ để giúp các người chơi ở bậc xếp hạng cao tận dụng và đưa cô nàng này trở lại đấu trường công lí. Leblanc có khả năng ép đường vô cùng tuyệt vời ở giai đoạn đầu trận nhờ bộ combo Ấn Ác Ý (Q) Biến Ảnh (W).
Thậm chí sang cấp độ 3, khi Leblanc có thêm Sợi Xích Siêu Phàm (E), cô có thể phối hợp gank cùng với người đồng đội đi rừng vô cùng tốt. Với hiệu ứng làm chậm 25% và trói chân sau đó, đối phương gần như khó có thể chạy thoát nếu chúng không sử dụng tốc biến. Với vai trò là Sát thủ Pháp sư, Leblanc rất cần những điểm hạ gục ở giai đoạn đầu trận để "lăn cầu tuyết". Nếu không cô sẽ thiếu sát thương rất nhiều ở giai đoạn cuối trận, và đặc biệt là khi đối phương có những trang bị như hoặc ...
Lulu
Ưu điểm
Cấu rỉa máu rất tốt
Nhiều hiệu ứng khống chế
Nhươc điểm
Thiếu cơ động, đòi hỏi nhiều năng lượng
Thiếu sát thương so với các pháp sư khác ở giai đoạn cuối trận
Được biết đến nhiều hơn với vai trò là 1 hỗ trợ, nhưng Lulu đã nhường lại cho người khác mà "tung tăng" ở các vị trí khác với vai trò pháp sư đường trên hoặc đường giữa. Lý do Lulu được mang ra đường giữa với mục đích đối đầu với các vị tướng dồn sát thương mạnh, có thể kể đến như Leblanc hoặc Zed. Đối đầu nhưng không hẳn là khắc chế, bởi Lulu chỉ có lợi thế hơn khi cô có chiêu cuối. Bên cạnh đó Lulu cũng có những kỹ năng khống chế rất khó chịu như Ngọn Thương Ánh Sáng (Q) làm chậm mục tiêu tới 80% và Biến Hóa (W) kẻ địch thành con vật trong 2,25 giây, khiến chúng không thể dùng phép và bị làm chậm 60%.
Lulu vốn dĩ là một hỗ trợ, vì vậy sát thương của cô không thể so sánh với các pháp sư khác, đặc biệt là ở giai đoạn cuối trận nếu không có trang bị . Nhưng bù lại khả năng hỗ trợ đồng đội là vô cùng tốt, khi Lulu có thể sử dụng chiêu cuối Khổng Lồ Hóa (R) để bảo vệ xạ thủ, hoặc tạo giáp nhờ Giúp nào Pix! (E), hóa thú bất cứ kẻ nào tiếp cận đồng đội. Vì vậy, nếu đối phương có những sát thủ như Zed hoặc Diana, bạn đừng ngần ngại lựa chọn Lulu nhé, bảo vệ bản thân và đồng thời bảo vệ các đồng đội.
Lời kết
Phiên bản 5.18 là phiên bản chính thức của giải đấu Chung Kết Thế Giới. Hãy cùng chờ đón sự trở lại của các vị tướng này tại đấu trường chuyên nghiệp nhé.
Theo lienminh360
Những tướng bị đánh giá thấp trong Liên Minh Huyền Thoại Những vị tướng bị đánh giá thấp không có nghĩa là họ "vô dụng", mà ngược lại sức mạnh tiềm ẩn lại vô cùng khủng khiếp. - LMHT: Top tướng đường giữa mạnh nhất phiên bản 5.18 - LMHT: Cập nhật giao diện và tiếp tục cân bằng Kindred - LMHT: Chia sẻ của cao thủ về tướng mới Kindred - LMHT: Viktor...