Dù dịch Covid-19, vốn ngân hàng vẫn đổ vào bất động sản
Trong khi tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực ưu tiên không cao như cùng kỳ, vốn ngân hàng vẫn đổ mạnh vào bất động sản.
Ngày 20-5, chia sẻ tại hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh doanh Việt Nam giai đoạn Covid-19″ do trường Đại học Kinh tế – Luật tổ chức tại TP HCM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 1,2%.
Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng tín dụng lại giảm 0,8% phản ánh bức tranh khó khăn của doanh nghiệp khi không biết vay vốn để làm gì. Dưới tác động của đại dịch, những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế đã rơi vào tình trạng khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản vẫn cao bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Linh Anh
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tạm tính đến cuối tháng 3, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước. Riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở…)
Video đang HOT
Cụ thể, đến cuối tháng 3, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã được yêu cầu tập trung phân bổ nguồn vốn cho vay vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán…
Cụ thể, cơ quan quản lý yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục áp áp dụng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên mức 200%, tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận vay từ 4 tỉ đồng trở lên, giảm dần theo lộ trình tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với kinh doanh bất động sản…
Kết quả, tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm. Nếu cuối năm 2017, tỉ lệ này là 45,63% thì đến cuối năm 2019 đã giảm về 32,95%.
HoREA kiến nghị không siết trái phiếu bất động sản
Theo HoREA, Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bất động sản có một số điểm không phù hợp trong bối cảnh thị trường gặp khó.
Cụ thể, HoREA cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho nghị định nêu trên để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu DN minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành một trong những cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp, trong đó có DN bất động sản.
HoREA kiến nghị chưa nên siết thị trường trái phiếu bất động sản.
HoREA chỉ ra nhiều vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay như thị trường vốn chưa phát triển đầy đủ, chưa có các nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho bất động sản, NHNN đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở có nhiều vướng mắc và thị trường sụt giảm nguồn cung...
Chính vì vậy, HoREA đề nghị không nên có quan điểm siết lại thị trường trái phiếu DN bất động sản tại thời điểm này, mà chỉ nên tập trung xây dựng các quy định pháp luật.
Việc này nhằm tăng cường tính minh bạch của phương án phát hành trái phiếu. Thẩm định, đánh giá tín nhiệm của DN phát hành trái phiếu. Đồng thời, tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích theo phương án phát hành trái phiếu.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đưa ra 2 kiến nghị góp ý dự thảo Nghị định quy định về phát hành trái phiếu.
Cụ thể, điều 10 của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP có quy định mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
HoREA cho rằng, các DN lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu; không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt phát hành trái phiếu DN trong năm. Cơ quan này đề nghị cho phép DN được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong 1 năm.
Ngoài ra, đối với quy định "Đảm bảo dư nợ trái phiếu DN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Hiệp hội cho rằng quy định này hiện nay chưa cần thiết.
"Kết quả hoạt động phát hành trái phiếu của 177 DN trong 11 tháng đầu năm 2019, đã cho thấy có đến 149 DN, chiếm 84,2%, có giá trị phát hành trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, chỉ có 28 DN, chiếm 15,8%, có giá trị phát hành trái phiếu trên 3 lần vốn chủ sở hữu", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.
Cũng theo HoREA, tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình DN, chẳng hạn DN nhỏ và vừa, có vốn điều lệ thấp, hoặc DN phát hành trái phiếu để trả nợ... thì có nhu cầu phát hành trái phiếu cao hơn mức 3 lần vốn chủ sở hữu.
Theo thống kê, tổng giá trị phát hành trái phiếu DN tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng. Trong đó, DN bất động sản đã phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm đến 55%. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên rõ rệt, chiếm 17,6%.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2019, có 28/177 DN, chiếm 15,8% có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, đáng lưu ý là có đến 11 DN vượt 50 lần, chiếm tỷ lệ 6,2%; có 6 DN vượt 100 lần, chiếm tỷ lệ 3,38% vốn chủ sở hữu.
Theo kinhtedothi.vn
VN-Index mất hơn 14 điểm sau ít phút mở cửa, YEG ngược dòng tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp Áp lực bán diễn ra trên hàng loạt nhóm ngành, từ các cổ phiếu VN30, tới các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí, dệt may... Trong đêm qua, chỉ số Dow Jones (Mỹ) giảm mạnh gần 1.200 điểm đã tác động tiêu cực tới thị trường châu Á sáng nay và thị trường Việt Nam cũng không ngoại...