Dù đã được điều trị, tế bào ung thư vẫn có thể phát triển rầm rộ trở lại vì 3 lý do này
Theo các chuyên gia, 3 lý do dưới đây là nguyên nhân chính khiến ung thư có thể tái phát một lần nữa. Nếu đã từng điều trị bệnh ung thư, bạn nhất định phải nắm được.
Ung thư luôn là căn bệnh mà tất cả mọi người đều rất sợ gặp phải. Tuy nhiên, nếu kịp thời phát hiện bệnh từ sớm và chủ động chữa trị ngay thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Bác sĩ luôn dặn trước khi kết thúc quá trình điều trị rằng, người bệnh cần phải chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe sau này để tránh việc ung thư tái phát.
Thế nhưng, dù đã chữa trị nhưng ung thư hoàn toàn có thể quay trở lại một lần nữa nếu như bạn không chú tâm bảo vệ sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia sức khỏe, 3 lý do dưới đây là nguyên nhân chính khiến ung thư có thể tái phát một lần nữa, nếu đã từng điều trị bệnh ung thư bạn nhất định phải nắm được.
1. Không kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Rất nhiều người nghĩ rằng ung thư sẽ không thể quay trở lại sau khi mất nhiều thời gian điều trị. Vậy nên họ thường chủ quan và không đi khám sức khỏe định kỳ sau khi xuất viện. Nhưng cần phải hiểu rằng ung thư là một căn bệnh hiện nay được gọi là nan y bởi tính nguy hiểm và “cứng đầu” của nó. Một số loại ung thư dù đã cắt bỏ và xạ trị thì vẫn còn một vài tế bào nhỏ sót lại. Dần dần chúng sẽ tiếp tục phát triển và tái phát ung thư.
Tái khám định kỳ là điều đương nhiên và bắt buộc sau điều trị ung thư.
Bởi vậy tái khám định kỳ là điều đương nhiên và bắt buộc sau điều trị. Một trong những mục tiêu của tái khám theo dõi là để kiểm tra sự tái phát của bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện những dấu hiệu nhen nhóm và đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất để tránh tái phát.
2. Có nhiều thói quen không lành mạnh
Ung thư thường sẽ tái phát sau 1 năm nếu như người bệnh cứ tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Nhiều người hay nghĩ mình chữa ung thư rồi, bệnh đã dứt hẳn nên tiếp tục hút thuốc và uống rượu vô tội vạ, làm việc quá sức… Những thói quen ấy sẽ làm sức đề kháng suy yếu mạnh, từ đó tạo tiền đề để các tế bào ung thư tiếp tục phát triển.
Video đang HOT
Ung thư thường sẽ tái phát sau 1 năm nếu như người bệnh cứ tiếp tục duy trì những thói quen xấu.
Các bác sĩ khuyên rằng, cần phải duy trì những thói quen tốt để kiểm soát sự phát triển của ung thư. Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không hút thuốc và uống rượu quá giới hạn cho phép, tâm trạng luôn vui tươi… thì bệnh mới dần bị đẩy lùi và không thể tái phát. Bằng không, có thể bạn sẽ phải sống với ung thư cả đời.
3. Bản chất ung thư rất dễ di căn và lây lan nhanh chóng
Sau khi bạn đã được chữa khỏi ung thư, bệnh tật vẫn có thể tái phát trở lại bởi bản chất của chúng rất cứng đầu, dễ di căn với tốc độ chóng mặt.
Các tế bào ung thư phát triển theo cách riêng của chúng và sẽ di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Sớm hay muộn thì các tế bào ung thư sẽ di căn từ vị trí ban đầu qua đường máu hoặc đường bạch huyết đến các nơi khác của cơ thể và hình thành những khối ung thư mới.
Nếu không được kiểm soát hoàn toàn, chúng có thể tái phát và còn có phần nặng hơn. Nếu đây là nguyên nhân, bạn cần tích cực hợp tác điều trị và giữ gìn sức khỏe ngay cả khi tình trạng ung thư đã được kiểm soát, tránh quá trình di căn của các tế bào ung thư. Đừng để đến giai đoạn cuối rồi lại hối hận bởi khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả cũng bị giảm đáng kể.
Lưu ý sức khỏe sau quá trình điều trị ung thư
Nếu như đã từng bị ung thư thì nguy cơ tái phát bệnh của bạn sẽ cao hơn hẳn một người chưa từng bị ung thư. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn cần phải giữ gìn sức khoẻ. Tốt nhất, hãy cố gắng tuân thủ những điều sau để bảo vệ sức khỏe sau khi quá trình điều trị ung thư của bạn kết thúc:
- Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
- Lựa chọn lối sống lành mạnh.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe tâm lý, tránh rơi vào stress.
- Tập thể dục đều đặn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Theo QQ/baodansinh
Ho mãi không khỏi, bác sĩ thông báo chỉ còn sống vài tháng vì mắc 3 ung thư cùng lúc
Bà mẹ trẻ bị ho nhiều ngày, uống kháng sinh cũng không đỡ. Khi đi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bị ung thư thứ phát, đã lan vào gan, phổi và xương.
Vicki Marshall, 33 tuổi sống tại Anh hiện là mẹ của 2 cậu con trai kháu khỉnh 8 tuổi và 5 tuổi. Cách đây 2 năm, cô từng được chẩn đoán mắc ung thư vú nhưng đã điều trị khỏi.
Cứ ngỡ cuộc sống hạnh phúc kéo dài mãi nhưng gần đây, cô thấy triệu chứng lạ khi ho mãi không khỏi, dù đã uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Tình trạng ho thậm chí càng ngày càng nặng kèm theo tình trạng khó thở. Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện có tế bào ung thư trong phổi.
Vicky đang xạ trị được gần 1 nửa liệu trình do tế bào ung thư cùng lúc tấn công vào 3 cơ quan
Kiểm tra kĩ hơn vào ngày 8/11 vừa qua, kết quả cho thấy Vicki mắc ung thư vú thứ phát, tế bào ác tính đã lan tới gan, phổi và cột sống, còn rất ít khả năng điều trị. Bác sĩ cũng thông báo, cô có thể chỉ còn sống được vài tháng.
Dù vậy, cả Vicki và bác sĩ điều trị đều không muốn bỏ lỡ những tia hy vọng cuối cùng. Vicki hiện đang trải qua tuần hoá trị thứ 4 trong liệu trình 9 tuần.
"Khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm, vợ chồng tôi rất sốc. Mọi thứ như sụp đổ trước mắt. Trước đó tôi không hề đau đớn hay có triệu chứng gì đặc biệt nên không đi kiểm tra. Giờ tôi đang chờ đợi, nếu đáp ứng tốt với hoá chất, tôi có thể sống thêm được nhiều năm nhưng nếu không may thì thời gian chỉ còn vài tháng", Vicki buồn bã chia sẻ.
Anh Lee, chồng của Vicki vì muốn níu giữ thêm những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình, đã tranh thủ khoảng nghỉ giữa các đợt điều trị hoá chất đưa vợ cùng 2 con tới Paris để du lịch. Đây có thể là dịp cuối cùng cả gia đình Vicki được đi nghỉ cùng nhau.
Gia đình Vicki có chuyên du lịch tới Pháp nhưng đây cũng có thể là chuyến đi nghỉ cuối cùng
Tuy nhiên kỳ nghỉ đã phải rút ngắn lại do sức khoẻ của Vicki xấu đi quá nhanh, cô được chuyển thẳng tới bệnh viện cấp cứu do tim có vấn đề.
Theo các số liệu báo cáo, có khoảng 35.000 phụ nữ ở Anh đang phải sống chung với ung thư vú thứ phát. Những bộ phận dễ di căn nhất là xương, não, gan, phổi và da. Có khoảng 35% bệnh nhân ung thư vú sẽ chuyển ung thư thứ phát trong vòng 10 năm.
Ung thư vú nguyên phát có thể được điều trị khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị nhưng ung thư nguyên phát không thể phẫu thuật do lan rộng khắp cơ thể. Thay vào đó bệnh nhân sẽ được chỉ định hoá trị, dùng thuốc nội tiết tố và các phương pháp điều trị khác để làm chậm sự phát triển của khối u.
Tuỳ theo mức độ ung thư tiến triển, có những phụ nữ vẫn sống được nhiều năm dù mắc ung thư thứ phát.
M.Anh
Theo Dailymail/vietnamnet
Bất ngờ món ăn vặt của người Việt trong ngày Tết phòng được bệnh ung thư Không nên chờ đến Tết thì mới ăn hạt bí, bởi đây là một loại thực phẩm rất tốt với sức khỏe, ngoài giá trị dinh dưỡng chúng còn mang lại hiệu quả trong phòng, chống nhiều bệnh lý, thậm chí là cả ung thư. Cả bí đỏ lẫn hạt bí đều có chứa cucurmosin, một loại protein có khả năng kích hoạt...