Dù chịu áp lực, Fed không vội vã điều chỉnh lãi suất
Sau phiên họp chính sách ngày 1/5 vừa qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) Jerome Powell vẫn chưa đưa ra tín hiệu nào cho bước đi tiếp theo của cơ quan này. Cho đến hiện tại, các thành viên thị trường chỉ biết rằng lãi suất vẫn được giữ nguyên ở mức 2,25 – 2,5%/năm.
Fed giữ nguyên quan điểm
Ông Powell, người thường bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích vì không nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế, trả lời phỏng vấn sau phiên họp của Fed rằng, lãi suất được giữ nguyên bởi cơ quan này nhận thấy các chính sách đang ở vị trí phù hợp, không cần thiết phải điều chỉnh về bất kỳ hướng nào.
Tổng thống Mỹ đánh giá quyết định trong phiên họp chính sách ngày 1/5 vừa qua là không phù hợp và cho rằng, nền kinh tế có thể tăng trưởng mạnh mẽ nếu Fed quyết định hạ lãi suất và nối lại các chương trình mua bán trái phiếu. Hiện tại, ông Trump đang nỗ lực để có thể bổ nhiệm Stephen Moore vào hội đồng của Fed.
Video đang HOT
Trước sức ép từ Nhà trắng, Ủy ban Thị trường Mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed vẫn giữ nguyên quan điểm, lặp lại thông báo đã được đưa ra nhiều lần trước đó. Cụ thể, Fed sẽ kiên nhẫn cho tới thời điểm cần quyết định đâu là mục tiêu phù hợp trong tương lai và điều chỉnh lãi suất ở mức thỏa đáng.
“Giọng điệu của Chủ tịch Fed cho thấy, ông không hề vội vã trong việc phải nâng hay hạ lãi suất. Ông Powell đã làm rất tốt công việc của mình cho tới nay, khi vạch ra cách nhìn của Fed đối với tăng trưởng kinh tế và kiểm soát mối lo lạm phát”, Carl Tannenbaum, nhà kinh tế trưởng tại Northern Trust Corp cho biết.
Đồng quan điểm, các nhà kinh tế bao gồm Carl Riccadonna và Yelena Shulyatyeva nhận định, Fed thể hiện rõ sự nhẫn nại của mình đối với việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong tương lai. Những thông báo được đưa ra cho thấy, cơ quan này sẽ không vội vã thay đổi lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư trong nước trong thời gian tới.
Với những chính sách vừa qua, giới chức Fed thường xuyên phải chịu chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump. Dù vậy, cơ quan này cho biết, họ sẽ phớt lờ các áp lực và điều hành chính sách tiền tệ theo chiến lược tốt nhất trong dài hạn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, lãi suất được giữ nguyên bởi nền kinh tế Mỹ vẫn đang có các biểu hiện tích cực.
Cụ thể, GDP quý I/2019 tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, mà động lực chính là xuất khẩu và tăng trưởng hàng dự trữ. Thị trường việc làm có dấu hiệu tốt khi tỷ lệ thất nghiệp ở quanh mức thấp nhất nửa thế kỷ qua, trong khi tiền lương có bước tăng tích cực.
Thử thách lớn nhất
Mặc dù nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng, thị trường việc làm được cải thiện, vấn đề lớn của Fed là lạm phát vẫn ở thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu. Theo tính toán của Fed, lạm phát chỉ tăng 1,5% trong tháng 3 so với năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức 2% đã được đặt ra kể từ năm 2012 tới nay.
Chủ tịch Fed nhận định, lạm phát thấp là một trong những thách thức lớn nhất thời đại. Diễn biến này tạo ra tâm lý cho rằng, lạm phát ở mức thấp sẽ buộc giới chức tiền tệ phải cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng một cách khỏe mạnh.
“Chúng tôi kỳ vọng một số biện pháp tạm thời sẽ hiệu quả trong việc góp phần đạt được mức lạm phát mục tiêu. Quan điểm của chúng tôi vẫn được giữ nguyên là với thị trường việc làm ổn định và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, lạm phát sẽ dần tiến tới mức 2%, cân xứng với mục tiêu của Fed trong dài hạn”, ông Powell cho biết.
Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
Fed thận trọng trong kế hoạch điều chỉnh lãi suất
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 10/3 cho hay, Fed không "cảm thấy bất kỳ sự cấp bách nào" trong việc phải điều chỉnh lãi suất lần nữa khi cơ quan này xem xét mức độ ảnh hưởng của tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại đối với nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch FED Jerome Powell tại cuộc họp báo ở Washington D.C, Mỹ ngày 19/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn chương trình tin tức "60 phút" của kênh truyền hình CBS (Mỹ), ông Powell cho rằng mức lãi suất mà Fed áp dụng hiện nay là "phù hợp" và "rất trung tính", có nghĩa là không thúc đẩy hay kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Theo ông Powell, tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và châu Âu cũng như các vấn đề khác đang gây ra những rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ cho dù "các hệ quả rất tiêu cực" có thể không xảy ra.
Gần tám năm sau khi cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke xuất hiện trong một chương trình tương tự để nói về các hành động quyết liệt của Fed trong giai đoạn suy thoái 2007-2009, chương trình lần này đã đề cập đến một loạt vấn đề, trong đó có "thể trạng" của hệ thống tài chính, tác động của cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính gây nghiện đối với lực lượng lao động và "sự phàn nàn" của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Fed tăng lãi suất.
Theo ông Powell, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới cuộc sống của người dân Mỹ song hệ thống ngân hàng của nước này đang hồi phục trên diện rộng và hiện ở trạng thái khỏe mạnh hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng. Tuy vậy, ông Powell lưu ý rằng những rủi ro từ các cuộc tấn công mạng vẫn là một mối quan ngại lớn.
Anh Quân (Theo Reuters)
Chứng khoán Âu-Mỹ phần lớn tăng điểm ngày 10/4 Chứng khoán Âu-Mỹ tăng điểm trong ngày 10/4 giữa lúc các thị trường hướng sự chú ý vào hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) bàn về vấn đề lùi thời hạn nước Anh rời EU, còn gọi là Brexit. Vào lúc đóng cửa tại thị trường chứng khoán New York (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng chưa...