Dự báo về động thái của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Mỹ sau khi tái đắc cử
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây và duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Theo báo Vedomosti ngày 30/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người nắm quyền liên tục ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hai thập kỷ qua, đã tái đắc cử với nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo sau cuộc bầu cử hôm 28/5.
Ngay cả trước khi cuộc bầu cử kết thúc, lãnh đạo các nước Nga, Belarus, Azerbaijan, Libya, Algeria, Hungary và Iran đã gửi lời chúc mừng ông Erdogan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi cuộc bầu cử này là “bằng chứng rõ ràng về sự ủng hộ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ” đối với những nỗ lực của ông Erdogan “nhằm củng cố chủ quyền quốc gia và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tự do”, lưu ý rằng Moskva rất coi trọng việc thực hiện các dự án chung trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu và một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tập trung trước dinh tổng thống ở Ankara, ông Erdogan tuyên bố về “một thời kỳ vàng son” của Thổ Nhĩ Kỳ và tiết lộ chương trình của mình trong vài năm tới. Ông tuyên bố rằng chống lạm phát sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của mình. Thứ hai, ông sẽ xử lý hậu quả của trận động đất đã khiến 50.000 người thiệt mạng. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết sẽ theo đuổi chính sách kinh tế mới.
Pavel Shlykov, Phó Giáo sư tại Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Quốc gia Moskva, nhận định với tờ Vedomosti rằng việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Erdogan trong 5 năm tới. “Ông ấy sẽ chủ yếu giải quyết vấn đề lạm phát và thúc đẩy các ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vươn ra thị trường toàn cầu”, chuyên gia này cho biết. Tuy nhiên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề đó khi ngân hàng trung ương nước này vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp.
Về phần mình, nhà phân tích chính trị Andrey Chuprygin, Giáo sư tại Trường Nghiên cứu châu Á của Đại học Kinh tế Moskva (HSE), dự báo rằng Ankara sẽ sớm làm dịu đi phần nào mối quan hệ căng thẳng với phương Tây.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng sẽ cho phép Thụy Điển gia nhập NATO. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nối lại các cuộc đàm phán để quay trở lại chương trình của Mỹ nhằm sản xuất chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35″, chuyên gia này nói.
Đối với quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ khó có bất kỳ thay đổi lớn nào, Giáo sư Chuprygin lưu ý. “Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong an ninh năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và không nơi nào khác mà Ankara mua nhiều năng lượng như từ Moskva. Do đó, các khía cạnh kinh tế trong quan hệ giữa hai nước sẽ không thay đổi”, ông lập luận.
Tuy nhiên, căng thẳng có thể gia tăng ở một số lĩnh vực khác giữa hai nước, ông Chuprygin cảnh báo. “Tổng thống Erdogan có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Kavkaz và điều này sẽ gây ra tranh chấp về lợi ích giữa Moskva và Ankara. Với tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng đóng một vai trò tích cực hơn trong chính trị khu vực”, Giáo sư Chuprygin kết luận.
Tại sao EU theo dõi sát sao cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ?
Cuộc bầu cử của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 14/5 là một thời điểm quan trọng không chỉ đối với chính nước này mà còn đối với các nước láng giềng châu Âu.
Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: AA
Với việc Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đang đối mặt với thách thức bầu cử khó khăn nhất trong hai thập kỷ, các thành viên của EU và NATO đang theo dõi xem liệu có sự thay đổi với một quốc gia có ảnh hưởng đến họ trong các vấn đề từ an ninh đến di cư và năng lượng hay không.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã trở nên rất căng thẳng trong những năm gần đây, khi khối 27 thành viên "lạnh nhạt" với ý tưởng để Ankara trở thành thành viên của khối này và chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề như nhân quyền, độc lập tư pháp và tự do truyền thông.
Các thành viên hàng đầu của NATO, mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên, đã bày tỏ sự báo động về mối quan hệ gần gũi giữa ông Erdoğan với Tổng thống Nga Vladimir Putin và lo ngại rằng Ankara đang là nơi giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Đối thủ cạnh tranh của ông Erdoğan, Kemal Kılıdaroğlu, đã cam kết dân chủ, tự do hơn ở trong nước và các chính sách đối ngoại xích lại gần phương Tây hơn.
Dù kết quả thế nào, các nước láng giềng ở châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng cuộc bầu cử và kết quả của cuộc bầu cử để đánh giá lại mối quan hệ của họ với Ankara và mức độ có thể thiết lập lại mối quan hệ này.
Dưới đây là một số vấn đề chính mà các nước châu Âu sẽ theo dõi, theo các quan chức, nhà ngoại giao và nhà phân tích ở châu Âu:
Quá trình bầu cử
Các quan chức EU đã thận trong không bày tỏ sự ủng hộ đối với bất kỳ ứng cử viên nào. Nhưng họ tuyên bố sẽ đề phòng gian lận bầu cử, bạo lực hoặc các hình thức can thiệp bầu cử khác.
Sergey Lagodinsky, một thành viên Nghị viện châu Âu của Đức, đồng Chủ tịch một nhóm nghị sĩ hữu nghị EU - Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: "Điều quan trọng là quá trình này phải trong sạch và tự do".
Trong khi đó, Peter Stano, phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao EU, cho biết khối này kỳ vọng cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra "minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn dân chủ mà Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết".
Vấn đề Thụy Điển gia nhập NATO
Marc Pierini, cựu Đại sứ EU tại Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Carnegie châu Âu, nhận định: "Nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo của ông Erdoğan có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ có 5 năm nữa là thành viên hờ hững trong NATO và gần gũi với Nga".
Tổng thống Erdoğan đã khiến các thành viên NATO khác không hài lòng khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và đóng góp rất ít vào việc NATO củng cố sườn phía Đông của liên minh.
Một phép thử ban đầu về việc liệu người chiến thắng trong cuộc bầu cử có hàn gắn mối quan hệ với NATO hay không sẽ là liệu Ankara có ngừng chặn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển hay không. Ông Erdoğan đã yêu cầu Thụy Điển dẫn độ nhiều chiến binh người Kurd nhưng các tòa án Thụy Điển đã từ chối một số lệnh trục xuất.
Các nhà phân tích và nhà ngoại giao châu Âu kỳ vọng nếu ứng cử viên Kılıdaroğlu chiến thắng có thể chấm dứt sự ngăn cản việc Thụy Điển gia nhập NATO, khiến Hungary - quốc gia duy nhất còn lại - phải làm theo. Điều đó có thể cho phép Thụy Điển gia nhập vào dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva vào tháng 7 tới.
Một số nhà phân tích và nhà ngoại giao cũng cho rằng ông Erdoğan cũng có thể ngừng phản đối tư cách thành viên của Thụy Điển sau cuộc bầu cử nhưng những người khác thì không tin.
Quan hệ với Nga
Mặc dù Tổng thống Erdoğan đã thực hiện các hành động cân bằng giữa Nga và phương Tây, nhưng mối quan hệ chính trị của ông với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là nguyên nhân khiến EU thất vọng. Điều đó có thể sẽ tiếp tục nếu ông Erdoğan tiếp tục một nhiệm kỳ nữa.
Trong trường hợp ông Kılıdaroğlu giành chiến thắng, các quan chức EU có thể hy vọng Ankara dần rời xa Moskva, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang ở giữa cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào Nga ở một mức độ đáng kể.
Dimitar Bechev, học giả Thổ Nhĩ Kỳ nhận định: "Với Nga, một chính phủ mới sẽ có những bước đi rất thận trọng".
Căng thẳng Iran, Azerbaijan làm tăng nguy cơ xung đột quân sự Những căng thẳng giữa Iran và Azerbaijan gần đây cùng với bất ổn trong khu vực làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai bên. Một tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của hải quân Iran ngày 17/1/2023. Ảnh: Reuters Căng thẳng giữa Iran và nước láng giềng phía Bắc là Azerbaijan đã lên cao trong nhiều tháng, với...