Dự báo tín dụng khó tăng cao trong những tháng cuối năm
Số liệu thống kê tại một số thành phố lớn cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua đạt tỷ lệ khá thấp.
Tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua đạt tỷ lệ khá thấp. Ảnh minh họa: TTXVN
Mặc dù các ngân hàng đang triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của COVID-19, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đang ở mức thấp. Nhiều dự báo cho thấy, tăng trưởng tín dụng khó tăng cao trong những tháng cuối năm.
Số liệu thống kê tại một số thành phố lớn cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua đạt tỷ lệ khá thấp. Tại Tp. Hồ Chí Minh, dư nợ tín dụng trong 8 tháng ước tăng 3,68% so với thời điểm cuối năm 2019. Còn ở khu vực Hà Nội, tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt khoảng 4,7%.
Tăng trưởng tín dụng tại tất cả các ngân hàng đều có sự giảm tốc so với cùng kỳ. Tuy vậy, chênh lệch ở mỗi ngân hàng hiện là khác nhau.
Theo ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank), nếu từ nay đến cuối năm, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tích cực, khả năng tăng trưởng tín dụng có thể gần đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại, trong trường hợp dịch vẫn còn dấu hiệu phức tạp thì khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.
Tại Sacombank, tăng trưởng tín dụng cũng mới đạt khoảng 6% trong 8 tháng qua. Dù cao hơn mức bình quân của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng trên 10%) và chưa tới 50% chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm 2020.
Trong một báo cáo mới đây về ngành ngân hàng của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BSC), tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng đang chậm lại trong bối cảnh suy giảm kinh tế và các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay.
Đợt dịch COVID-19 lần 2 sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân. Nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hiện nay đang ở mức thấp, mặc dù nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được đưa ra. Các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn cho vay do e ngại rủi ro, dè dặt hơn trong việc cung ứng vốn ra cho thị trường nhằm giữ chất lượng tài sản chống chọi qua thời gian khó khăn.
Bên cạnh đó, sự suy giảm tín dụng này một phần đến từ toàn hệ thống cẩn trọng hơn trong việc cho vay, tập trung vào cho vay các doanh nghiệp lớn. Trong nửa năm nay, các ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay vào cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung cho vay vào các doanh nghiệp lớn. Việc tập trung vào cho vay mảng ít rủi ro hơn sẽ giúp các ngân hàng tránh được các cú sốc về nợ xấu. Điều này cũng giảm cung vốn tín dụng ra cho thị trường. Do vậy, BSC dự báo, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2020 chỉ đạt khoảng 9%.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng ước tính, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ nằm trong khoảng 7,5 – 8,5%, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng ban đầu của Ngân hàng Nhà nước là 11-14%.
Theo SSI, nhu cầu tín dụng có thể tiếp tục suy yếu do cả nước hiện đang đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai trong khi các ngân hàng có thể sẽ không hạ tiêu chí cấp tín dụng.
Trong thời gian tới, cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng, trong khi tăng trưởng tín dụng mảng bán lẻ sẽ không mạnh mẽ như trước. Tăng trưởng huy động ước tính tiếp tục duy trì mạnh mẽ, tạo thanh khoản dồi dào cho ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2020.
Dù tăng trưởng tín dụng thấp, song các ngân hàng cũng cho biết không thể mở rộng điều kiện cho vay mà phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy vậy, “trong quá trình xử lý, tùy vào lịch sử tín dụng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có giải pháp hỗ trợ cụ thể đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hồi phục, duy trì sản xuất kinh doanh. Việc vay vốn dựa trên quản lý dòng tiền doanh nghiệp đang là phương án mà ngân hàng này triển khai để tháo gỡ phần nào bài toán tiếp cận vốn của doanh nghiệp liên quan đến tài sản thế chấp, đồng thời, hạn chế nợ xấu có thể gia tăng trong thời gian tới”, ông Tuệ cho biết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù trong những tháng cuối năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do COVID-19 mang lại.
Tuy nhiên, thông qua các chương trình, gói tín dụng với lãi suất ưu đãi và chất lượng tốt mà các ngân hàng đang triển khai, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng nguồn vốn hỗ trợ sẽ được đưa tới doanh nghiệp kịp thời, qua đó, thúc đẩy tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn ngành trên 10% vào cuối năm nay là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu các ngân hàng mở rộng tín dụng đến tất cả các doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Tuy vậy, điều kiện và tiêu chuẩn tín dụng vẫn phải đảm bảo, để chất lượng tín dụng tốt nhất, hạn chế nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới.
“Chúng tôi đang mở rộng tín dụng theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mục tiêu cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngành ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp triển khai các phương án kinh doanh.
Do vậy, trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19, điều kiện thế chấp tài sản có thể sẽ được nới lỏng hơn, song cũng đòi hỏi doanh nghiệp cho ngân hàng quản lý dòng tiền doanh nghiệp. Chỉ có quản lý dòng tiền, doanh nghiệp công khai minh bạch nguồn tài chính thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng mới được đảm bảo, chất lượng tín dụng mới được giữ vững và ổn định ở mức thấp”, ông Minh nói.
Video đang HOT
Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, nhiều năm nay, phương án cho vay dựa trên quản lý dòng tiền của doanh nghiệp được nhiều ngân hàng triển khai. Đây cũng là một trong những chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nằm trong chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng ở Tp. Hồ Chí Minh./.
Nhiều ngân hàng được thêm "room" tín dụng: Tăng dư địa cấp vốn
Trước tình hình tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức thấp, nhiều ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới rộng chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng.
Nhiều ngân hàng tầm trung được nâng room tín dụng lên mức 19-23%. Ảnh: Internet
Tính đến ngày 28/7, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 3,45% so với cuối năm 2019, cao hơn 0,2% so với cuối tháng 6 và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (7,13%), chạm đáy 7 năm gần đây.
Theo báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hiện nay đang ở mức thấp, dù nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi được đưa ra. Các ngân hàng cũng không hạ tiêu chuẩn cho vay do e ngại rủi ro, dè dặt hơn trong việc cung ứng vốn ra thị trường nhằm giữ chất lượng tài sản chống chọi qua thời gian khó khăn.
Với mức tăng trưởng thấp như vậy, vào đầu tháng 7, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, năm nay tinh thần của NHNN là chủ động điều chỉnh tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, nên NHNN đã điều chỉnh một loạt chỉ tiêu tăng trưởng cho các ngân hàng thương mại, những ngân hàng nào lành mạnh, tín dụng đổ mạnh vào các lĩnh vực phục vụ tăng trưởng kinh tế thì có thể được điều chỉnh cao hơn nhu cầu.
Chính vì thế, báo cáo của BSC cho biết, nhiều ngân hàng đã được nới chỉ tiêu thêm chục điểm phần trăm.
Nổi bật nhất là VIB được nới thêm 8,5-12,5 điểm phần trăm so với hạn mức ban đầu, trong khi TPBank tăng 7,5-11,5 điểm phần trăm, HDBank thêm 7-122 điểm phần trăm; VPBank và Techcombank được nâng 6-10 điểm phần trăm, MB cũng được điều chỉnh thêm 8,25%.
Theo đó, "room" tín dụng của các ngân hàng đã được nâng lên mức 19-23%. Trước đó, chỉ tiêu tín dụng của các ngân hàng được NHNN phê duyệt như sau: VIB 10,5%; HDBank 11%; TPBank 11,5%; Techcombank và VPBank cùng mức 13%.
Tuy nhiên, một số ngân hàng không nâng "room" bao gồm 3 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank 10%, BIDV 9%, VietinBank 8,5%) và ACB (11,75%), Eximbank (9%). Ngoài ra Agribank cũng không xin nâng chỉ tiêu tín dụng.
Quan sát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các ngân hàng này cho thấy, đặc điểm chung là có tình hình tài chính lành mạnh và khả năng tăng trưởng tín dụng khá tốt, đã chạm chỉ tiêu NHNN cấp hồi đầu năm. Chẳng hạn, tăng trưởng tín dụng của Techcombank đã đạt 13%, HDBank là 11%, VIB là 10,5%, TPBank đã dùng hết 11%...
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, từ nay đến cuối năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tiêu dùng được kích thích thì nhu cầu vốn sẽ tăng theo. Vì vậy, việc nới "room" tín dụng sẽ tạo thêm dư địa để các ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp, thông qua đó vực dậy nền kinh tế. Hơn nữa, NHNN còn đưa ra nhiều nhiều chính sách hỗ trợ ngành ngân hàng và nền kinh tế như giảm lãi suất điều hành, tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, BSC cho rằng, các ngân hàng được nới "room" tín dụng tuy tỷ lệ tương đối cao nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì không tác động lớn tới chỉ tiêu toàn hệ thống, do tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm 4 ngân hàng quốc doanh.
Các chuyên gia của BSC dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm nay sẽ ở mức 9% trong năm 2020.
Triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm Ngành ngân hàng đang ở trong bối cảnh có sự hỗ trợ của Chính phủ cùng sự hồi phục của nhu cầu trong nước... Ảnh: QH. Tỉ lệ nợ xấu không tăng mạnh Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, nhìn chung các ngân hàng đều có quan điểm tích cực hơn về sự hồi phục của sản xuất công nghiệp...