Dự báo thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng bậc nhất ASEAN
Theo báo cáo ‘ SYNC Southeast Asia’, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2027.
Người tiêu dùng cởi mở và sẵn sàng với các dịch vụ kỹ thuật số là một trong những động lực giúp thị trường TMĐT Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn nhất khu vực.
Báo cáo “SYNC Southeast Asia” (SYNC Đông Nam Á) về người tiêu dùng số tại Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển mới của Meta và Bain & Company đã chỉ ra những thay đổi quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng số của các nước trong khu vực và Việt Nam cũng như sự phát triển của kinh tế số và tương lai thương mại điện tử trong khu vực. Báo cáo này dựa vào khảo sát 16.000 người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á trong đó có 3.600 người đến từ Việt Nam.
Ảnh minh họa
Năm qua, Việt Nam đã có thêm 4 triệu người tiêu dùng số đã có giao dịch mua hàng online. Đến năm 2027, Việt Nam được dự đoán có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á, khoảng 28% và đạt mức 40 tỷ USD. Đóng góp trung bình của thương mại điện tử vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15%, với tỷ trọng là 6%.
Thêm vào đó, báo cáo SYNC Đông Nam Á nhận định, Việt Nam là nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ tương lai. Đặc biệt, cứ 8/10 người trong độ tuổi làm việc đã là người tiêu dùng số. Điều này đồng nghĩa Việt Nam đang có 60 triệu người tiêu dùng số.
Hiện, người tiêu dùng trong khu vực đang ở một giai đoạn phát triển mới, ưu tiên trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả giữa các trực tuyến và trực tiếp. 10% người Việt Nam được khảo sát cho biết, họ đã chuyển ít nhất một trong các danh mục mua sắm từ kênh trực tuyến về trực tiếp sau đại dịch.
Nhưng nhiều mặt hàng mua sắm vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn trực tuyến, thậm chí có những ngành có lượt mua hàng online nhiều hơn với giá trị giỏ hàng lớn hơn ngay cả trong giai đoạn bình thường mới. Tại Việt Nam, giá trị đơn hàng trực tuyến đã tăng từ 45 USD lên 50 USD trong năm 2021 – 2022.
Đây cũng là giai đoạn người tiêu dùng số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường Thương mại điện tử chiếm 51% chi tiêu trực tuyến. Còn các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến, bao gồm hình ảnh (16%), video trên mạng xã hội (22%) và các công cụ liên quan như nhắn tin (9%). Do đó, mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người tiêu dùng trong nước.
Video đang HOT
Tổng lượng hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến tăng từ 10 tỷ USD năm 2021 lên 12 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 28% từ năm 2022 đến năm 2027. Lượng bán hàng trung bình liên quan tới các phẩm giải trí, streaming và các sản phẩm liên quan đến các nhà sáng tạo nội dung trong 3 tháng trước cuộc khảo sát đã tăng 12 lần.
Ảnh minh họa
Báo cáo cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai như công nghệ tài chính ( Fintech) và Metaverse, bên cạnh Indonesia và Philippines. Trong năm qua, 58% người tiêu dùng số tại Việt Nam đã sử dụng các giải pháp Fintech (ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, ứng dụng chuyển tiền…).
Đặc biệt, Việt Nam có tỷ lệ ứng dụng VR (Thực tế ảo) cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á với 29%. Các công nghệ AR (Thực tế ảo tăng cường), NFTs (Mã thông báo không thể thay thế) cũng được người dùng tích cực đón nhận khu vực.
Năm 2021, người dùng số Việt Nam truy cập mạng thường lướt mạng xã hội, xem video, nhắn tin, mua hàng online và chơi game thì hiện nay người dùng Việt Nam ưu tiên xem video và nhắn tin nhiều hơn. Đây là xu hướng sẽ định hình cho các năm tiếp theo mà các nhà doanh nghiệp cần nắm bắt để tiếp cận người dùng, phát triển kinh doanh.
Số lượng nền tảng trực tuyến được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng đang tăng từ 8 nền tảng năm 2021 lên 16 nền tảng trong năm 2022. Những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt Nam cần tập trung đi đúng hướng, xây dựng chiến lược kênh tích hợp, linh hoạt chuỗi cung ứng và ứng dụng các công cụ số và công nghệ mới để tiếp cận, tương tác, nâng tầm trải nghiệm, giữ chân người tiêu dùng kỹ thuật số.
Kiếm lời hàng chục triệu đồng nhờ bán lại iPhone 14
Lợi dụng việc iPhone 14 chính hãng cháy hàng, nhiều lái buôn đã tăng giá iPhone 14 Pro thêm 2-5 triệu đồng và thu lời lớn.
Trung bình lái buôn lời 2-5/mỗi máy iPhone 14 Pro/Pro Max. Ảnh: NVCC.
Theo báo cáo từ các đại lý ủy quyền của Apple (AAR) tại Việt Nam, mẫu iPhone 14 Pro Max hiện đã cháy hàng khi nhận về hơn 80% tỷ lệ quan tâm từ người dùng. Khách hàng muốn mua sẵn các phiên bản 128 GB và 256 GB của dòng máy này phải chờ tới tháng 12.
Lợi dụng tình trạng khan hàng, lái buôn iPhone đang kiếm lời 3-5 triệu đồng/máy iPhone 14 Pro Max.
Dòng iPhone 14 Pro với lượng quan tâm thấp hơn, chiếm 10-15%, được nhiều lái buôn bán lại nhanh kiếm lời 1-2 triệu đồng/máy.
Thu lời hàng chục triệu đồng
Anh Thế Duyệt (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ với Zing bản thân đặt được 3 máy iPhone 14 Pro Max và một máy iPhone 14 Pro trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Các nền tảng này sẽ giao máy nguyên seal (niêm phong) tới khách hàng nên bán được giá cao hơn so với máy đã kích hoạt tại AAR.
Các trang TMĐT sẽ giao máy nguyên seal tới người dùng. Ảnh: NVCC.
"Mình thanh toán qua thẻ tín dụng được giảm thêm khoảng 2 triệu đồng/máy. Máy được giao sớm vào 14/10, vì vậy với mỗi máy iPhone 14 Pro Max mình lời 3 triệu đồng. iPhone 14 Pro kén người mua hơn nên chỉ lời được 1 triệu đồng", anh Duyệt tiết lộ.
Khác với anh Duyệt, anh Hữu Thịnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, ngoài việc đặt hàng trên các trang TMĐT, anh còn bán lại cọc các suất nhận iPhone 14 sớm.
"Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, mình bán lại cọc chỉ lời 1 triệu đồng. Sau khi mở bán, nhận thấy iPhone 14 Pro Max khan hàng nên mình đã quyết định gom thêm máy từ người dùng để bán lại", anh Thịnh tiết lộ.
Sau khi bán phần lớn lượng máy gom được, anh Thịnh thu lời gần 20 triệu đồng chỉ trong ít ngày vừa qua.
Hiện trên thị trường iPhone 14 Pro Max 128 GB đang được bán với giá 33 triệu đồng, phiên bản 256 GB sẽ có giá cao hơn, dao động 35-36 triệu đồng.
iPhone 14 Pro 128 GB đang có giá 29-30 triệu đồng. Với phiên bản dung lượng 256 GB, giá máy đang ở mức 31-31,5 triệu đồng.
Đây là mức giá sang tay của nhóm máy mua từ các đại lý ủy quyền, đã kích hoạt máy tại cửa hàng. Nếu máy chưa kích hoạt, phiên bản màu tím đang cháy hàng sẽ có giá cao hơn 1-3 triệu đồng.
Không sợ ế hàng
Khi được hỏi về nhu cầu của thị trường, anh Hữu Thịnh khẳng định tính thanh khoản của iPhone 14 Pro Max tại thị trường Việt Nam đang rất cao do khan hàng.
"iPhone 14 Pro Max không có hàng mà bán thôi chứ gom bao nhiêu cũng bán hết", anh Thịnh cho biết.
Anh này cũng chia sẻ thêm hiện giới đầu cơ iPhone đang ôm hàng chờ tăng giá vì nhu cầu mua iPhone 14 trong dịp lễ 20/10 sẽ tăng cao. Trong khi đó, lô hàng thứ 2 mà các nhà phân phối đưa ra thị trường phải chờ tới 24/10.
iPhone 14 Pro Max tím không có hàng để bán. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing, anh Hữu Phúc (quận 2, TP.HCM) cho biết anh đã đặt cọc 1 triệu đồng tại đại lý AAR để mua iPhone 14 Pro Max. Tuy nhiên, đại lý này báo anh phải chờ tới lô hàng thứ 2 (24/10) mới có thể nhận máy.
"Vì muốn sở hữu máy sớm nên mình chịu chênh 2 triệu đồng, mua lại máy từ người dùng. May là lấy sớm chứ bây giờ mình thấy giá trên thị trường còn đang tăng cao", anh Phúc cho biết.
Theo ghi nhận từ các AAR, nguồn hàng iPhone 14 Pro/Pro Max đang không đủ cung ứng trên thị trường. Cùng với việc lái buôn đầu cơ khiến dòng máy này tăng giá 2-4 triệu đồng so với mức giá niêm yết.
Trên mạng xã hội, lượng khách hàng tìm mua iPhone 14 Pro/Pro Max đang cao. Chỉ cần gõ từ khóa iPhone 14, người dùng dễ dàng tìm thấy các nhóm chuyển nhượng, mua bán máy với hàng chục nghìn thành viên.
Trái ngược với sự khan hàng đối với dòng iPhone 14 Pro, iPhone 14 và iPhone 14 Plus vẫn đang sẵn hàng phục vụ người dùng Việt tại các AAR.
Chỉ 5 ngày sau đợt mở bán đầu tiên, các hệ thống chính hãng đã buộc phải giảm giá 1-4 triệu đồng so với giá niêm yết cho 2 mẫu máy nêu trên.
Đây là biện pháp tức thời nhằm kích cầu mua sắm, tăng sức hút cho thiết bị kém hấp dẫn của Apple.
Website các doanh nghiệp SME Việt Nam 'hứng' hơn 2 triệu cuộc tấn công mạng trong nửa đầu năm 2022 Trong nửa đầu năm 2022, tội phạm mạng đã thực hiện 11.298.154 cuộc tấn công vào web các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ASEAN, trong đó chỉ tính riêng tại Việt Nam, con số này là hơn 2,07 triệu cuộc. Việt Nam vào top 3 nước ghi nhận sự cố an ninh mạng đối với website DN vừa và nhỏ trong...