Dự báo lãi suất huy động tiếp tục giảm, tiền gửi vào ngân hàng chững lại
Thực tế cũng cho thấy, nguồn tiền tiết kiệm vào ngân hàng cũng đang có dấu hiệu chững lại khi lãi suất huy động liên tục giảm sâu.
Đến cuối tháng 7/2020, tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt gần 9,22 triệu tỷ đồng, tăng 4,85% so với cuối năm 2019.
Lãi suất tiền gửi có thể giảm tiếp từ 10-30 điểm cơ bản
Hai tuần đầu tháng 9, các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động từ 0,1% đến 0,4%, tập trung vào các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Nhóm bốn ngân hàng thương mại lớn là VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank giảm lãi suất huy động đến 0,2% ở các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Đối với kỳ hạn trên 12 tháng, Vietcombank và Agribank đều giảm từ 0,2% – 0,3% so với đầu tháng.
Các ngân hàng thương mại cổ phần tầm trung cũng giảm lãi suất huy động, nhất là ở các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Trước đó, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng thương mại đã giảm trong tháng 8/2020.
Các ngân hàng lớn nêu trên giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng từ 3,7% xuống 3,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng từ 4% xuống 3,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng từ 4,6% xuống 4,50%/năm…
Lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm mạnh trong thời gian gần đây được cho là do thanh khoản của các ngân hàng thương mại khá dồi dào, trong khi do tác động của đại dịch Covid-19, tín dụng tăng trưởng khá chậm.
Video đang HOT
Đến thời điểm này, nhìn chung tốc độ tăng của huy động vốn của toàn hệ thống đang cao hơn tốc độ tăng của tín dụng, các ngân hàng khá nhiều vốn nhàn rỗi.
Theo thông tin từ NHNN, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) tại cuối tháng 7 là 11,16 triệu tỷ đồng – tăng 5,58% so với cuối năm 2019, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng từ 7-8% của cùng kỳ 3 năm trước đó.
Theo dự báo của các chuyên gia SSI Research trong một báo cáo mới đây, chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN sẽ tiếp tục được duy trì, thanh khoản các ngân hàng thương mại sẽ vẫn dồi dào.
Lãi suất trên liên ngân hàng được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp, lãi suất tiền gửi có thể giảm tiếp từ 10-30 điểm cơ bản trong thời gian tới.
Tiền gửi vào ngân hàng có dấu hiệu chững lại
Mặt bằng lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm khiến nhiều người có thể cho rằng nguồn tiền nhàn rỗi sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn, trong đó đáng chú ý có kênh đầu tư vàng và thị trường chứng khoán.
Và thực tế cũng cho thấy, nguồn tiền tiết kiệm vào ngân hàng cũng đang có dấu hiệu chững lại khi lãi suất huy động liên tục giảm sâu.
Theo con số cập nhật mới nhất từ NHNN, đến cuối tháng 7/2020, tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt gần 9,22 triệu tỷ đồng, tăng 4,85% so với cuối năm 2019.
Nguồn: SBV
Trong đó, tiền gửi tổ chức kinh tế đạt hơn 4,13 triệu tỷ đồng, tăng 4,44%; tiền gửi của dân cư đạt hơn 5,08 triệu tỷ đồng, tăng 5,2%.
Đáng chú ý, so với tháng trước, tăng trưởng tiền gửi của cả khách hàng dân cư và tổ chức kinh tế đều cho thấy sự chậm lại trong tháng 7.
Cụ thể, tiền gửi của dân cư đến cuối tháng 7 ghi nhận ở mức 5.080 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 9.868 tỷ đồng, tương đương tăng 0,19% so với tháng 6 trong khi trong tháng 5 và 6 đều ghi nhận con số tăng trưởng từ 2,24% đến 2,32% so với tháng liền trước.
Tương tự, tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp sau 4 tháng đầu năm giảm mạnh đã bắt đầu phục hồi mạnh trở lại trong tháng 5, tháng 6 với mức tăng trưởng lần lượt 4,05% và 4,38% so với tháng liền trước.
Tuy nhiên, đến tháng 7, tăng trưởng tiền gửi của doanh nghiệp tại các TCTD cũng có dấu hiệu chững lại, chỉ tăng thêm 4.5016 tỷ đồng, tương đương tăng 0,11% so với tháng 6.
Người dân gửi tiền ít hơn khi lãi suất giảm
Lượng tiền gửi của dân cư trong tháng 7 tăng gần 4.900 tỷ, thấp hơn nhiều so với 2 tháng liền trước. Các tổ chức kinh tế cũng gửi tiền thấp hơn hàng chục lần tháng 5 và 6.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu tổng phương tiện thanh toán và lượng tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 7.
Theo đó, tổng phương tiên thanh toán đến cuối tháng 7 năm nay ước đạt hơn 11,163 triệu tỷ đồng, tăng 5,58% so với cuối năm 2019 (số liệu này chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua).
Cùng với tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán, lượng tiền gửi của dân cư đến cuối tháng 7 cũng đạt trên 5,08 triệu tỷ, tăng 5,2%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng tăng 4,44%, đạt 4,138 triệu tỷ đồng.
Như vậy, sau 7 tháng từ đầu năm, tổng lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đã tăng thêm hơn 250.900 tỷ đồng, trong khi số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng thêm là 175.800 tỷ.
Tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong tháng 7. Ảnh: Hoàng Hà.
Tính bình quân mỗi ngày từ đầu năm, người dân lại mang gần 1.200 tỷ đồng đi gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, số này đã giảm đáng kể so với mức 1.600 tỷ/ngày cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm từ đầu tháng 7, dòng tiền gửi tiết kiệm của người dân và các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng sụt giảm rõ rệt.
Tính riêng tháng 7, lượng tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế chỉ tăng lần lượt gần 4.900 tỷ và 4.500 tỷ đồng, thấp hơn hàng chục lần so với mức tăng 2 tháng trước đó (tháng 5 và 6).
Cụ thể, trong tháng 6, số dư tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng thêm tới 52.900 tỷ, cao gấp 11 lần tháng 7. Số tiền gửi tăng thêm của tổ chức kinh tế trong nước cũng là 160.900 tỷ, cao gấp 35 lần.
Mức tăng trong tháng 5 trước đó cũng là 30.600 tỷ với tiền gửi của người dân và gần 166.700 tỷ tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Ngoại trừ tháng 3 (thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trong nước) ghi nhận lượng tiền gửi của người dân sụt giảm thì lượng tiền gửi gia tăng tháng 7 vừa qua là mức tăng thấp nhất trong 1 năm trở lại đây. Hầu hết tháng trước đó lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng đều tăng vài chục nghìn tỷ/tháng.
Theo báo cáo của một số công ty chứng khoán, lãi suất huy động đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đầu năm và giảm mạnh kể từ tháng 7 vừa qua. Hiện tại, lãi suất tiền gửi đã giảm 0,5-2,1 điểm % ở tất cả kỳ hạn.
Số liệu về lãi suất của NHNN tuần mới nhất (31/8-4/9) cũng cho biết mặt bằng lãi suất huy động bằng VNĐ của ngân hàng vẫn tiếp tục giữ xu hướng giảm.
Hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng hiện có lãi suất trong khoảng 3,7-4,1%/năm; kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng được áp dụng lãi suất 4,4-6,4%/năm; và kỳ hạn 12 tháng trở lại có lãi suất dao động trong khoảng 6-7,1%/năm.
Tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 4,23% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng tiền gửi cao hơn đáng kể bất chấp lãi suất giảm sâu.
Việc dòng tiền vào lớn hơn nhiều so với tiền ra tại các ngân hàng cũng dẫn tới tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống. Xu hướng này càng khiến lãi suất tiền gửi có thể giảm thêm từ nay đến cuối năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm mạnh xuống dưới 3%/năm Từ nửa cuối tháng 8 đến nay, hàng loạt ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động mới, tiếp tục giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn. Đáng chú ý, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn có nơi giảm mạnh xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của NHNN. Lãi suất tháng 9 tiếp tục giảm...