Dự báo cách EU phản ứng với kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đang tạo ra nhiều thay đổi quan trọng với tác động lớn đến toàn cầu, đặc biệt là châu Âu.
Bất kể kết quả bầu cử ra sao, lợi ích của châu Âu không hoàn toàn đồng điệu với Washington.
Cờ Liên minh châu Âu tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định với tờ Politico châu Âu (Politico.eu) mới đây, ông Jrg Rocholl, Hiệu trưởng của Trường Quản lý và Công nghệ châu Âu tại Berlin (Đức), cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, đang diễn ra với nhiều thay đổi quan trọng và kết quả sẽ có tác động toàn cầu, đặc biệt là đối với EU. Tuy nhiên, bất kể kết quả là gì, lợi ích của EU không hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Washington và đã đến lúc EU cần nhận ra để phản ứng phù hợp trước những thay đổi chiến lược từ Mỹ.
Video đang HOT
Dù ai thắng cử, Mỹ đang tiếp tục chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chính sách này đã bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Obama và tiếp tục dưới thời Donald Trump và Joe Biden.
Ngoài vấn đề chiến lược, Mỹ cũng đang chuyển dịch sang các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, như Đạo luật Giảm lạm phát ( IRA) và duy trì thuế quan đối với thép và nhôm từ thời chính quyền của ông Trump. Điều này đã gây ra căng thẳng kinh tế với châu Âu, đặc biệt khi chính quyền của ông Biden không mở rộng các khoản ưu đãi với xe điện cho các nhà sản xuất châu Âu. Nếu ứng cử viên tổng thống Kamala Harris đắc cử, chính sách kinh tế của bà nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo hướng này, dẫn đến cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Thay vì hy vọng vào một kết quả bầu cử có lợi, EU cần xác định và hành động theo những mục tiêu chiến lược riêng để duy trì tự chủ và bảo vệ lợi ích dài hạn. Các biện pháp quan trọng mà châu Âu cần triển khai bao gồm:
Thứ nhất, tăng chi tiêu quốc phòng và hợp tác nội khối: EU cần tăng cường chi tiêu cho an ninh và quốc phòng để củng cố năng lực tự vệ và đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ khi cần thiết. Việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Âu có nền công nghiệp quốc phòng mạnh sẽ giúp EU xây dựng một hệ thống quốc phòng tự chủ hơn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới trong khu vực dân sự.
Thứ hai, phát triển thị trường vốn và củng cố đồng euro: EU cần xây dựng các thị trường vốn mạnh hơn và củng cố vị thế của đồng euro như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu. Việc này sẽ giúp cải thiện khả năng tài trợ cho các dự án đổi mới và tăng trưởng ở châu Âu, đồng thời tăng cường tính tự chủ và độc lập chiến lược của khu vực.
Thứ ba, đàm phán các thỏa thuận thương mại toàn diện: EU cần tích cực thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với các khu vực khác để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Sự thất bại của Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) là một bài học quý giá. EU cần tránh lặp lại sai lầm này với các khu vực như Mỹ Latinh và châu Phi, đặc biệt là với thỏa thuận Mercosur.
Dù vậy, Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng nhất của châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và thông qua NATO. Nhưng điều này không có nghĩa là lợi ích của hai bên hoàn toàn phù hợp. Do đó, EU cần thừa nhận rằng những thay đổi chiến lược của Mỹ không chỉ là tạm thời mà là một xu hướng dài hạn, đòi hỏi khối phải xây dựng một chiến lược độc lập và phù hợp hơn để bảo vệ lợi ích của mình.
Có thể nói đã đến lúc EU ngừng đặt hy vọng vào kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ và bắt đầu hành động quyết liệt để xây dựng sức mạnh chiến lược và kinh tế độc lập. Điều đó không chỉ giúp châu Âu duy trì được sự tự chủ mà còn bảo đảm rằng EU có thể đối mặt với những thách thức quốc tế một cách tự tin và kiên định.
Iran bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2024
Phái đoàn thường trực Iran tại Liên hợp quốc đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng, Tehran đang tìm cách tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay - hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin ngày 30-7.
Theo CNN, bản đánh giá cập nhật về các mối đe dọa đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 cho rằng, Iran đang sử dụng hoạt động truyền thông xã hội bí mật và các hoạt động gây ảnh hưởng liên quan nhằm cản trở nỗ lực trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump.
Iran bác cáo buộc can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia (ODNI) cho biết, Iran đang tìm cách tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì lo ngại việc ông Donald Trump tái đắc cử sẽ khiến mối quan hệ giữa quốc gia này với Mỹ thêm căng thẳng.
Sau những thông tin kể trên, phái đoàn thường trực của Iran tại Liên hợp quốc đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc, nhấn mạnh không có mục tiêu hay hoạt động nào nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa các ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã cáo buộc nhau "khuyến khích" Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump tại cuộc tranh...