Dự báo các nước tiêm chủng sớm ngừa COVID-19 ở Trung Đông phục hồi kinh tế vào năm 2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 11/4 cho biết kinh tế của các nước “tiến hành tiêm chủng sớm” ngừa COVID-19 ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2022 sẽ phục hồi trở lại các mức tăng trưởng trước khi bùng phát dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tehran, Iran ngày 30/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Khu vực này, bao gồm các quốc gia Arab và Iran, đã chứng kiến nền kinh tế suy giảm 3,4% trong năm 2020 do giá dầu giảm thấp và các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Nhưng các chương trình tiêm chủng được thực hiện nhanh chóng, đặc biệt ở các nước vùng Vịnh, khiến IMF đầu tuần này dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này sẽ đạt 4% trong năm nay, tăng 0,9% so với dự báo trước đó.
Trả lời phỏng vấn báo giới, Giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á Jihad Azour nhận định đà phục hồi của các nền kinh tế khác nhau tùy theo tiến độ của chiến dịch tiêm phòng ở từng nước, giữa những nước nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng (ít nhất 75% dân được tiêm phòng) với những nước chậm hơn trong cuộc đua này.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực cập nhật, công bố ngày 11/4, IMF dự kiến đến năm 2022 GDP của các nước thực hiện tiêm chủng sớm sẽ đạt mức tăng trưởng của năm 2019. Những nước chậm tiêm phòng hoặc tiêm với tiến độ chậm sẽ phục hồi trong khoảng thời gian từ năm 2022-2023.
Nhiều nước trong khu vực trên, đặc biệt là vùng Vịnh giàu có, đã khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà và với tiến độ nhanh nhất thế giới tính bình quân đầu người. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận nguồn cung vaccine vẫn là một thách thức đối với nhiều nước khác do tình trạng thiếu vaccine, xung đột trong nước hoặc các vấn đề về chính trị và tài chính. Liban, vốn đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, là nước duy nhất trong khu vực được dự báo kinh tế suy giảm hơn nữa sau khi GDP đã giảm 25% trong năm 2020.
Nhiều người ở Hải Phòng nói phải nộp 140.000 đồng khi làm căn cước
Nhiều người trong đó có cả thương binh ở xã An Thái, huyện An Lão, Hải Phòng, nói họ phải nộp 140.000 đồng khi làm căn cước công dân gắn chip. Công an cho biết sẽ xác minh sự việc.
Sau khi Zing phản ánh việc người dân ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, phải nộp 100.000 đồng để làm căn cước gắn chip, người dân ở xã An Thái, huyện An Lão (Hải Phòng) cho biết họ cũng nộp mức phí cao gấp nhiều lần so với quy định tại Thông tư số 112/2020 của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, theo phản ánh, có trường hợp nằm trong diện miễn lệ phí đổi căn cước công dân nhưng vẫn phải nộp 140.000 đồng.
Nộp 140.000 đồng, được trả lại 85.000 đồng?
Video đang HOT
Đầu tháng 3, nghe tin tổ công tác về cấp căn cước công dân gắn chip, vợ chồng bà Nguyễn Thị Túy (59 tuổi, thôn Quán Bế, xã An Thái) đã đến UBND xã làm thủ tục.
Theo phản ánh, bà Túy và chồng nộp tổng cộng 280.000 đồng, bao gồm phí chuyển đổi từ căn cước công dân cũ sang loại gắn chip và tiền chuyển phát nhanh. Số tiền này không được ghi biên lai.
"Họ thông báo tiền phí mỗi người 140.000 đồng, còn nếu lên huyện làm mất 100.000 đồng. Hôm đó đông người, chúng tôi nộp nhanh rồi về chứ cũng không biết bao gồm những khỏan gì", bà Túy kể.
Một trường hợp khác là bà Vũ Thị Cốm (59 tuổi, thôn Quán Bế) cũng xác nhận đã nộp 280.000 đồng khi cùng chồng chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Ông Ngô Văn Lễ (thương binh ở Hải Phòng) từng nộp 140.000 đồng khi làm căn cước gắn chip nhưng sau đó được hoàn tiền. Ảnh: Nguyễn Dương.
Đáng chú ý, ông Ngô Văn Lễ (56 tuổi, thương binh ở thôn Tiên Cầm 3) cũng nộp 140.000 đồng dù ông thuộc diện được miễn phí theo Thông tư số 59/2019 của Bộ Tài chính.
Ông Lễ cho biết hôm làm thủ tục, ông cùng con trai 28 tuổi bị thiểu năng trí tuệ đến UBND xã An Thái. Thấy trường hợp của họ đặc biệt, cán bộ đã ưu tiên giải quyết trước và miễn lệ phí cho con trai ông Lễ. Còn ông vẫn phải nộp 140.000 đồng.
"Cán bộ hỏi lên huyện để nhận căn cước hay chuyển về tận nhà. Tôi chọn về tận nhà và nộp tiền cho 2 cán bộ mặc thường phục. Lệ phí nộp không có biên lai", ông Lễ kể.
Ngày 7/4, bà Cốm và một số người dân nhận thông báo sẽ được hoàn lại số tiền dư 85.000 đồng/người. Đến nay, họ đã nhận lại đủ số tiền.
Về việc này, một trưởng thôn tại xã An Thái xác nhận việc được ủy quyền trả lại tiền phí làm căn cước cho người dân. "140.000 đồng, chúng tôi trả lại 85.000 đồng. Trường hợp đã nộp 100.000 đồng, chúng tôi trả lại 45.000 đồng", vị này nói.
Công an nói gì?
Trao đổi với Zing hôm 8/4, thượng úy Đỗ Trọng Nghĩa, Trưởng công an xã An Thái, cho biết sau khi tiếp nhận phản ánh về việc thu phí cao hơn quy định, lãnh đạo Công an huyện An Lão đã chỉ đạo để công an xã phối hợp các thôn trả lại phí chuyển phát bưu điện cho người dân (30.000 đồng/người).
Trưởng công an xã An Thái cho biết trong thời gian làm căn cước công dân gắn chip, việc thu phí do tổ công tác của công an huyện An Lão thực hiện.
"Công an xã không thu bất cứ lệ phí nào trong quá trình người dân đến làm thẻ căn cước", thượng úy Nghĩa khẳng định và cho biết trong đợt 1, xã này có khoảng 1.600 người được làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip.
Theo ông Nghĩa, trong số này, khoảng 90% người làm thủ tục được trả lại 30.000 đồng. Còn con số hoàn trả cụ thể, ông Nghĩa nói không nhớ rõ. Về việc số tiền trả lại không phải là 85.000 đồng như phản ánh của người dân, vị trưởng công an xã cho biết "sẽ kiểm tra, xác minh và thông tin lại sau".
Trụ sở UBND xã An Thái. Ảnh: Nguyễn Dương.
Thông tin với Zing , trung tá Phạm Duy Thành, Phó trưởng Công an huyện An Lão (phụ trách quản lý hành chính), cũng nói sẽ kiểm tra và thông tin lại về khoản tiền 85.000 đồng mà người dân phản ánh đã được trả lại.
Ông Thành khẳng định lãnh đạo công an huyện không có chủ trương, chỉ đạo về việc thu 140.000 đồng làm căn cước công dân gắn chip. "Ngoài lệ phí cố định cấp mới, cấp đổi và cấp lại, đơn vị thu tiền chuyển phát nhanh 30.000 đồng/người. Nếu công an huyện kiểm tra có việc thu số tiền này trong một gia đình có nhiều người cùng làm thủ tục thì phải trả lại", trung tá Thành nói.
Về trường hợp thương binh Ngô Văn Lễ ở xã An Thái phải nộp 140.000 đồng, Phó trưởng Công an huyện An Lão cho biết sẽ xác minh ngay. Nếu đúng như người dân phản ánh, công an huyện sẽ chỉ đạo hoàn tiền và xin lỗi người dân.
Đến ngày 9/4, ông Lễ cho biết trưởng thôn đã đến nhà hoàn trả 140.000 đồng.
Trước đó, hôm 7/4, Zing phản ánh việc người dân ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, phải đóng lệ phí 100.000 đồng khi đổi sang căn cước công dân gắn chip. Sau khi nhận thông tin, thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an huyện Tiên Lãng xác minh.
Đến nay, Công an xã Tiên Minh đã hoàn trả tiền và xin lỗi hơn 10 người dân. Công an huyện đang tiếp tục rà soát các trường hợp thu vượt quá quy định nếu có để xử lý. Chủ tịch UBND xã Tiên Minh đã ký quyết định đình chỉ 15 ngày đối với 2 công an viên liên quan việc thu tiền.
Ai được miễn phí làm CCCD gắn chip?
Thông tư số 59/2019 của Bộ Tài chính quy định 6 trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí khi đi làm CCCD gắn chip, gồm người đổi CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; đổi, cấp lại CCCD cho thân nhân của liệt sĩ, thương binh hay người hưởng chính sách như thương binh.
Công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo, người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo hoặc công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa cũng không phải đóng lệ phí cấp CCCD mới.
Ngoài ra, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm CCCD lần đầu; đổi giấy tờ tùy thân khi có sai sót về thông tin do lỗi của cơ quan chức năng cũng được miễn lệ phí.
Cuộc chiến ngầm trên vùng biển Trung Đông từ vụ tấn công tàu hàng Iran Một vụ tấn công nhằm vào tàu hàng Iran tuần này đã đã làm leo thang một cuộc chiến tranh ngầm âm ỉ nhiều năm ở vùng biển Trung Đông. Nước biển tràn vào khoang máy của tàu hàng Iran sau vụ tấn công. Ảnh: AP Diễn biến xảy ra khi các cường quốc trên thế giới đang bận rộn đàm phán về...