Dự báo các kịch bản tiếp theo cho Ukraine trong xung đột với Nga
Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao.
Nhận định với hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 20/11, Valery Pekar, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla cho rằng trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine rơi vào thế giằng co, bế tắc và không bên nào có những đột phá mang tính bước ngoặt, Kiev đang đối mặt với thực tế cùng một số kịch bản trong thời gian tới.
Về thực tế trên chiến trường hiện nay, ông Pekar cho rằng có một số vấn đề đáng lưu ý:
Thứ nhất, cuộc giao chiến giành quyền kiểm soát vị trí sẽ kéo dài và không dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Theo các nhà phân tích quân sự, năng lực phòng thủ của mỗi bên vượt quá khả năng tấn công của bên kia.
Thứ hai, việc Moskva lựa chọn chiến lược chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga có nguồn lực mạnh hơn so với Ukraine. Ukraine phụ thuộc vào các đối tác phương Tây mà lập trường của họ có thể thay đổi sau các cuộc bầu cử sắp tới (ví dụ: bầu cử thổng thống Mỹ và Nghị viện châu Âu đều diễn ra trong năm 2024).
Video đang HOT
Do đó, Ukraine có các lựa chọn sau:
Một là tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là kịch xấu nhất và cho đến nay mọi thứ đang diễn ra theo quỹ đạo đó. Sự thay đổi quyền lực ở phương Tây sẽ dẫn đến suy giảm ủng hộ đến mức Ukraine không thể tiếp tục giao tranh và buộc phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện có lợi cho Nga.
Ngay cả khi sự ủng hộ chính trị vẫn ở mức hiện tại, tình trạng căng thẳng trên thế giới gia tăng sẽ làm mất tập trung vào Ukraine và khả năng cung cấp vũ khí của phương Tây sẽ bắt đầu cạn kiệt, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ hoặc EU gặp khó khăn. Trong khi đó, Ukraine không có khả năng tự trang bị vũ khí hiện đại, mặc dù nước này phải thực hiện mọi bước có thể theo hướng này.
Trên thực tế, kịch bản này đồng nghĩa với việc Ukraine thất bại. Về chính trị trong nước, Ukraine cũng gặp vấn đề vì không thể tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật kéo dài.
Hai là “đóng băng xung đột”. Trong kịch bản này, phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine ở mức gần như hiện tại nhằm ngăn chặn thất bại của Ukraine.
Nhận thấy khó có thể đạt được thành công, các đồng minh phương Tây đang thúc đẩy Ukraine đàm phán để đóng băng xung đột, đồng thời gây nhiều áp lực lên Nga, nhưng nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình. Người khởi xướng các cuộc đàm phán có thể sẽ là Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2024.
Sau khi xung đột bị đóng băng, cả hai bên vẫn tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, diễn ra trong 5 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa là 7 năm). Xung đột đóng băng sẽ dẫn đến việc Ukraine dỡ bỏ thiết quân luật và các cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có khả năng những gương mặt mới giành chiến thắng, đại diện cho một tiến trình hiện đại hóa toàn diện.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, Nga có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của năm 2022 cũng như 2023 và Ukraine có cơ hội hiện đại hóa đáng kể (không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt thể chế). Trong trường hợp tốt nhất, Ukraine hiện đại hóa tốt đến mức Nga phải cảnh giác tấn công.
Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine chuẩn bị không tốt, và cuộc tấn công của Nga sẽ dẫn đến việc Ukraine thất bại, sau đó thành lập một chế độ thân thiện với Nga.
Ba là, Ukraine chiến thắng. Ukraine sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây rằng việc đánh bại Nga là một kịch bản có thể chấp nhận và thực hiện được. Theo đó, viện trợ tăng mạnh đến mức có thể giúp Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công tiếp theo, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, đóng băng phần còn lại ở phía Đông cho đến thời điểm thuận lợi hơn. Tiếp theo, Ukraine gia nhập NATO và nhận được rất nhiều nguồn tài trợ để phục hồi và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, chuyên gia Pekar cho rằng kịch bản “chiến thắng” ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và kỹ năng đàm phán mà Ukraine hiện không có.
Tổng thống Ukraine nêu lý do phản đối 'đóng băng' xung đột
Cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra quyết liệt trên nhiều hướng, tuy nhiên không có những đột phá mang tính bước ngoặt.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Ảnh: AFP
Kênh RT (Nga) ngày 17/11 dẫn lời Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói với một nhóm nhà báo đến thăm Kiev rằng, thế hệ tiếp theo ở nước này có thể sẽ phải chiến đấu nếu xung đột giữa Ukraine với Nga bị đóng băng ở giai đoạn hiện tại. Ông Zelensky cũng cho biết Chính phủ Ukraine đang nỗ lực ngăn chặn kịch bản như vậy.
Bình luận mới nhất của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau khi Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, thừa nhận rằng Kiev và Moskva đang rơi vào bế tắc trên chiến trường, dường như không bên nào có đủ khả năng để tiến hành một cuộc tấn công quyết định.
Khi được hỏi về triển vọng của cuộc xung đột, ông Zelensky nhấn mạnh rằng "nếu xảy ra bế tắc và xung đột đóng băng, chúng tôi phải thành thật mà nói rằng con cháu chúng tôi sẽ phải tiếp tục chiến đấu - điều mà Kiev muốn tránh".
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, trong khi nước này "đã mất quá nhiều người, Kiev thậm chí không thể nghĩ đến việc dừng giao tranh, dù điều đó còn rất khó khăn".
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tuần trước, Tổng thống Zelensky tuyên bố rằng Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành lại tất cả các vùng lãnh thổ theo biên giới năm 1991, mặc dù một số vùng hiện đã bị Nga sáp nhập, ngay cả khi Mỹ dừng hỗ trợ. Ông cũng tuyên bố rằng Kiev đã có kế hoạch giúp mang lại một số kết quả trên chiến trường vào cuối năm nay.
Một loạt tuyên bố gần đây của Tổng thống Zelensky tiếp nối những bình luận gây chấn động trên tờ The Economist (Anh) của chỉ huy quân sự hàng đầu Ukraine, Tướng Zaluzhny hồi đầu tháng này, trong đó ông Zaluzhny thừa nhận rằng quân đội nước này khó có thể thực hiện một "bước đột phá lớn". Vị tướng này cũng cho biết cuộc xung đột có thể kéo dài trong nhiều năm.
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quân đội Nga không thể bị đánh bại, đồng thời nói thêm họ không hề bế tắc, trái ngược với đánh giá của Tướng Zaluzhny.
Nga nỗ lực giành thế chủ động trên chiến trường Một số quan chức Ukraine lưu ý rằng tình hình dọc chiến tuyến đang gặp nhiều thách thức khi các lực lượng Nga nỗ lực duy trì quyền kiểm soát chiến trường. Ảnh minh họa: Reuters Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ ngày 15/11 dẫn lời các nhà phân tích quân sự cho rằng, quân đội Nga đang tìm cách giành...