Dự báo bức tranh đầy triển vọng trên thị trường chứng khoán quý 4/2019
9 tháng qua, thị trường cổ phiếu đối diện với nhiều yếu tố rủi ro, nhưng cũng đan xen những thuận lợi. Kết thúc tháng 9, chỉ số VN Index dao động quanh ngưỡng tâm lý từ 990 – 1.000 điểm.
Dự báo của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, quý 4/2019 thị trường đón nhận nhiều thông tin thuận lợi hơn và VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm.
Dòng vốn giao dịch từ quỹ đầu tư chứng lại trong quý 3.
Khối ngoại bán ròng quý 3
Trong 9 tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chịu tác động của khá nhiều yếu tố hạn chế thị trường, như: Diễn biến phức tạp của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Sau khi cảnh báo Trung Quốc từ đầu tháng 8 về tiến độ thực hiện các cam kết thương mại, Hoa Kỳ chính thức áp dụng chính sách thuế quan mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, tăng thêm 112 tỷ USD giá trị hàng hóa chịu mức thuế suất tự vệ 15% bắt đầu từ ngày 1/9. Phía Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế 5 – 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ, áp dụng theo 2 giai đoạn, từ 1/9 và từ 15/12.
Bởi những yếu tố trên, quý 3 khi Mỹ – Trung leo thang căng thẳng thương mại, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã bán ròng qua kênh khớp lệnh trên HOSE. Nếu như đầu năm khối ngoại tích cực mua ròng, thì diễn biến này đã đảo chiều trong những tháng cuối quý 3.
Cụ thể, riêng quý 3, khối ngoại bán ròng 556 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên sàn HOSE. Tính thêm giao dịch qua kênh thỏa thuận, NĐTNN vẫn mua ròng nhẹ 64 tỷ đồng. Cổ phiếu PLX dẫn đầu top mua ròng của khối ngoại với 1.470 tỷ đồng, đứng sau là các mã VIC, AST, BID, NVL. Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là mã HPG, với giá trị bán ròng 814 tỷ đồng, đứng sau là VRE bán ròng trên 420,6 tỷ đồng.
Dòng vốn giao dịch từ quỹ ETF cũng chững lại ở giữa năm. Cụ thể, các quỹ VFM VN30, Van Eck ETF và DB FTSE có xu hướng mua ròng được duy trì từ đầu năm đến hết quý 2. Bước vào quý 3 giao dịch của nhóm này chậm dần và đảo chiều xu hướng bán ròng trong quý 3. Giá trị bán ròng là 1.190 tỷ đồng trong quý 3, riêng tháng 9 bán ròng 280 tỷ đồng.
Quy mô bán ròng của các quỹ trong quý 3 không phải là quá lớn, nhưng theo phân tích của chuyên gia, đây là dấu hiệu thay đổi chiến lược đầu tư trên toàn cầu theo hướng rời bỏ các tài sản rủi ro, chuyển sang các tài sản an toàn trong bối cảnh chiến tranh thương mại phức tạp và triển vọng tăng trưởng kinh tế giảm sút. Những tài sản an toàn như trái phiếu Mỹ, vàng, đồng Yên Nhật đều lên giá.
Thanh khoản và chỉ số VN-Index trong quý 3 vẫn tăng trưởng nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng và một sỗ mã vốn hoá lớn trên HOSE.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng tốt
Video đang HOT
Chịu tác động của các yếu tố kể trên nên VN-Index diễn biến giằng co trong quý 3, tuy nhiên chỉ số đóng cửa phiên cuối tháng 9 (30/9) tại mức 996.56 điểm, tăng thêm 4,91%. Chỉ số VN30-Index tăng 6,78%, đạt 922.89 điểm. Nhóm cổ phiếu VN30 vẫn ghi nhận mức tăng tốt hơn VN-Index nhờ tỷ trọng đóng góp cao hơn của các cổ phiếu MWG và FPT, với mức tăng tương ứng 36% và 29%.
Cùng với đó là nhóm cổ phiếu trụ cột trên sàn HOSE cũng có đóng góp tích cực. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như VCB, TCB, BID, CTG tăng trên 3%. Riêng mã VCB liên tục lập đỉnh mới tăng 16,45% so với thời điểm cuối quý 2. Cùng với đó các mã VHM, GAS, VNM, .. cũng tăng tốt hỗ trợ VN-Index.
Nguyên nhân chính giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng tích cực đó là: Chính sách cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương. Trong đó có Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed); Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)… và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất điều hành từ ngày 16/9, kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát và tỷ giá được kiểm soát tốt.
Nhờ đó, thanh khoản trên quý 3 vẫn tăng trưởng 10,3% so với quý trước. Bình quân mỗi phiên giao dịch trên sàn HOSE đạt 4.160 tỷ đồng, tăng thêm 9,8% so với quý 2, trong đó đóng góp chủ yếu qua kênh khớp lệnh, tăng 11,2%.
Quý 4, nhiều thông tin hỗ trợ tích cực thị trường
Về mặt vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Tổng cộng có 93 doanh nghiệp nằm trong danh mục phê duyệt, gồm có các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam như: Agribank, VICEM, Vinachem, VNPT, Mobifone… Những DN này khi cổ phần hóa hứa hẹn mang lại cho thị trường chứng khoán chất lượng hàng hoá khá tốt.
Những yếu tố tích cực đã tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam ngay đầu phiên sáng 14/10. Chỉ số VN-Index đã tăng mạnh áp sát mốc 1.000 điểm, tạm đứng phiên sáng 14/10 ở mốc 995,67 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang tăng giá và thanh khoản tốt trên HOSE. Đây là tín hiệu tích cực của thị trường.
Đặc biệt, ngày 27/9, FTSE Rusell đã công bố kết quả phân loại thị trường năm 2019, theo đó Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm Frontier Markets, đồng thời thuộc danh sách theo dõi nâng hạng lên Emerging Secondary cho các kỳ đánh giá tiếp theo.
Giới tài chính toàn cầu đang đón chờ quyết định của Fed trong 2 cuộc họp cuối năm 2019 là tháng 10 và tháng 12/2019. Nếu đúng như dự báo kỳ trước, có thể Fed sẽ có thêm 1 lần cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Như vậy, cổ phiếu của các ngành tài chính, ngân hàng tiếp tục tăng trưởng.
Mối lo ngại rủi ro lớn nhất toàn cầu đó là 2 sự kiện đàm phán thương mại Mỹ – Trung và Brexit không thoả thuận đã phần nào được giải tỏa.
Cuối tuần trước, Mỹ – Trung đã nối lại đàm phán thương mại và ký kết một phần thỏa thuận trong các lĩnh vực nông sản, công nghệ (trừ vấn đề của Huawei giải quyết sau) và tài chính tiền tệ. Mỹ cũng hoãn nâng thuế như dự kiến kể từ 15/10 đối với các mặt của Trung Quốc.
Cũng vào thời điểm cuối tuần qua, Thủ tướng Anh đã đệ trình lên Liên minh châu Âu (EU) bản yêu cầu về Brexit. Bản yêu cầu này đã được EU xác nhận và cho xem xét vào tuần này. Dự báo của thị trường có khả năng Brexit sẽ diễn ra có thoả thuận và Anh chính thức rời EU trong vòng 20 ngày tới.
Như vậy, với những yếu tố thuận lợi kể cả trong nước và quốc tế, các chuyên gia và Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI dự báo quý 4/2019 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động sôi động và VN-Index có thể vượt lên và bỏ xa mốc 1.000 điểm.
Theo Kinhtedothi.vn
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD.
Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán...nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi.
Khi mà tháng 7 âm lịch gần kết thúc thì tối 28/8 (28/7 âm lịch) đã diễn ra vụ cháy lớn tại nhà máy CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) có địa chỉ tại 87 - 89 Hạ Đình, Hà Nội. Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại của đám cháy nhưng chắc hẳn biến cố này sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đám cháy nhà máy Rạng Đông vào 28/7 âm lịch (Ảnh: Tiến Tuấn)
Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn và phích nước hàng đầu Việt Nam. Trong đó, thị phần phích nước hiện chiếm khoảng 85%. Còn với bóng đèn, Rạng Đông là một trong ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước. Hiện Rạng Đông đang tập trung vào mảng sản xuất đèn với sản phẩm chủ lực là đèn LED. Ngoài nhà máy chính đặt tại Hạ Đình, Rạng Đông còn một nhà máy đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, Rạng Đông ghi nhận doanh thu 1.804 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 96,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Với KQKD tích cực, cổ phiếu RAL đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có nhịp tăng khá tốt trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 28/8, RAL đóng cửa với mức giá 88.000 đồng/cp, tăng 12% so với đầu tháng 7.
Diễn biến cổ phiếu RAL thời gian gần đây
Trên một diễn đàn tài chính, không ít nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về diễn biến của đám cháy Rạng Đông bởi trong quá khứ đã có nhiều trường hợp cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu bởi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ.
Những lần "bà hỏa" ghé thăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Dù không gây thiệt hại lớn, nhưng cổ phiếu TCM đã giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngay sau đó.
Trước đó, vào đầu năm 2017 tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.
Sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Đón nhận thông tin này, cổ phiếu INN lập tức giảm bị giới đầu tư bán tháo và giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu INN từng giảm mạnh bởi "bà hỏa" viếng thăm
Năm 2016, CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) cũng xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 - 15 ngày để khắc phục.
Tuy vậy, trường hợp Viglacera Thăng Long vẫn còn khá "nhẹ nhàng" so với một vài doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán. Cụ thể, trong năm 2015, CTCP Ngân Sơn (NST) đã bị lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ cháy nổ của Ngân Sơn bắt nguồn từ chất diệt côn trùng nhôm phốt phua (API) gặp ẩm cao, ngấm nước dẫn đến cháy.
Một vụ cháy khác diễn ra trong năm 2011 tại nhà máy Bibica Bình Dương (BBC) khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 - 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.
Trong cả 2 trường hợp của Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường sẽ mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHCĐ nhưng vẫn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp. Việc khắc phục hậu quả từ vụ cháy năm 2015 của Ngân Sơn cũng mới hoàn tất trong năm 2018.
Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhận định chứng khoán 29/8: Rủi ro tạm thời được tiết chế Phiên tăng điểm hôm nay không thuyết phục nên nhà đầu tư khó có thể từ bỏ tâm lý thận trọng. Tạm thời, rủi ro giảm đã được tiết chế lại. Giao dịch giằng co (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen...