Dự báo bất ngờ về lợi nhuận ngân hàng năm 2020
Một số dự báo về bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong nửa cuối năm 2020 cho thấy lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ giảm mạnh do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng…
Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng vừa được bộ phận nghiên cứu Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) công bố, lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa cuối năm nay sẽ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
SSI Research ước tính nợ xấu và nợ vay tái cơ cấu sẽ tăng nhanh vào cuối năm. Dựa trên số liệu sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước vào quý I-2020, có khoảng 2 triệu tỉ đồng dư nợ cho vay, chiếm 23% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế bị ảnh hưởng bất lợi bởi đại dịch Covid-19. Khi đại dịch kéo dài, số lượng khách hàng gặp khó khăn về dòng tiền sẽ tiếp tục tăng lên.
Các ngân hàng sẽ phải đưa khoản vay này vào danh sách tái cơ cấu, hoặc phân loại lại thành nợ xấu. Do đó, thu nhập lãi mất đi liên quan đến nợ tái cơ cấu và nợ xấu có thể ở mức đáng kể hơn; một phần thu nhập lãi được ghi nhận trong nửa đầu năm nay có thể bị giảm do khoản nợ này bị hạ xếp loại tín nhiệm…
Lợi nhuận của các ngân hàng những tháng cuối năm được dự đoán sẽ giảm mạnh. Ảnh: Lam Giang
Các chuyên gia của SSI Research phân tích, những tác động tiêu cực của việc giảm lãi suất và miễn lãi kéo dài từ nay đến cuối năm, sẽ khiến biên độ lợi nhuận (NIM) của các ngân hàng thu hẹp.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, các ngân hàng phải đẩy nhanh việc trích lập dự phòng cho nợ xấu mới và nợ tái cơ cấu, dù thời hạn của Thông tư 01 về miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19 có thể được kéo dài. Do đó, lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm của các ngân hàng được ước tính sẽ giảm 22,1% so với cùng kỳ, do thu nhập hoạt động giảm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh.
“Năm 2020, các ngân hàng thương mại nhà nước chịu nhiều áp lực hơn từ cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ khách hàng giai đoạn đại dịch, còn ngân hàng cổ phần vẫn có dư địa nhất định để cân đối giữa hỗ trợ khách hàng và bảo đảm mức lợi nhuận hợp lý. Do đó, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm nay của ngân hàng thương mại nhà nước được dự báo giảm 15,9%, trong khi vẫn tăng 3,3% đối với ngân hàng cổ phần” – SSI Research dự đoán.
Công ty CP FiinGroup (chuyen vê dư liẹu tai chinh, phan tich nganh va xêp hang tin nghiẹm đọc lạp tai Việt Nam) cũng vừa công bố báo cáo phân tích triên vong lơi nhuạn cua nganh ngan hang, được thực hiện từ số liệu của 19 ngân hàng niêm yết, chiêm 63,3% du nơ toan hẹ thông.
FiinGroup nhận định lợi nhuận năm 2020 của các ngân hàng niêm yết dự kiến tăng 4,9% so với năm trước. Kế hoạch này khá thận trọng nếu so với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của khối ngân hàng trong nửa đầu năm nay.
Trong quý II-2020, lợi nhuận sau thuế của 19 ngân hàng niêm yết tăng 16,2% so với quý trước và tăng 22,5% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này có sự đóng góp đáng kể từ việc cắt giảm chi phí hoạt động; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm 19,4% so với quý trước một phần do tác động từ Thông tư 01 chưa phản ánh đầy đủ ảnh hưởng của đại dịch tới lợi nhuận các ngân hàng.
Cụ thể, Thong tu 01 cua Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng hạch toán dư nợ tín dụng được cơ cấu cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 la nơ đu tieu chuân va khong phai trich lạp dư phong.
“Nhưng khi cac chinh sach nay thay đôi, sẽ ảnh hưởng đến trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận của ngân hàng chịu tác động đáng kể. Đó cũng là lý do các ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 ở mức khá khiêm tốn”, các chuyên gia của FiinGroup nhận định.
Khả năng chống chịu khủng hoảng của các ngân hàng
Tạp chí The Economist cho rằng những cải cách sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã giúp hệ thống ngân hàng hoạt động tốt hơn, nhưng không vì thế mà ngành ngân hàng có thể hoàn toàn yên tâm.
Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington D.C., ngày 29/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, khi các nhà tài chính và chính phủ điều chỉnh lại hệ thống tài chính để hệ thống này trở nên an toàn hơn, hầu hết họ cho rằng một cú sốc tồi tệ như cuộc khủng hoảng dưới chuẩn có thể là điều đã quá xa vời.
Trên thực tế, điều này đã quay lại chỉ sau khoảng một thập kỷ. Các biện pháp phong tỏa đã dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng dự kiến sẽ gây ra những thiệt hại lớn đối với những khoản vay mượn mà các công ty và hộ gia đình đang gánh chịu.
Vậy các ngân hàng "quá lớn để sụp đổ" đã thực sự an toàn hơn? Các đợt kiểm tra, đánh giá khả năng của các ngân hàng mới nhất do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện đã cho thấy câu trả lời ở Mỹ là "Có". Ngày 25/6, Fed đã công bố kết quả đánh giá hàng năm, với việc so sánh tiền dự phòng của các ngân hàng với những thiệt hại mà các ngân hàng có thể phải đối mặt trong trường hợp suy thoái kinh tế.
Trong một kịch bản xấu hình "chữ U", theo đó nền kinh tế phải đối mặt với việc giãn cách xã hội kéo dài và sự tái bùng phát của dịch bệnh, Fed cho rằng các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tổng thiệt hại hơn 700 tỷ USD.
Con số này vượt xa trường hợp xấu nhất là 465 tỷ USD được dự tính năm 2009, khi Fed lần đầu tiên thực hiện đánh giá khả năng chống chịu khủng hoảng của các ngân hàng. Kịch bản năm nay ước tính mức thiệt hại chung đối với các khoản nợ là khoảng 10%, cao hơn tỷ lệ 7% đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng dưới chuẩn.
Thật may mắn, Fed kết luận, trong kịch bản kinh tế đi theo hình chữ U, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng sẽ giảm từ mức 12% hiện tại xuống mức vẫn có thể chấp nhận được là 8%.
Một số ngân hàng có thể phải hạn chế cổ tức chi trả cho các cổ đông để củng cố nguồn vốn của mình. Thực tế là ngày 29/6, ngân hàng Wells Fargo đã tuyên bố cắt giảm khoản chi trả này. Tuy nhiên, đây chỉ là một cái giá nhỏ phải trả.
The Economist đã sử dụng dữ liệu của Fed để ước tính sơ bộ về tác động của những thiệt hại đối với những khoản cho vay hiện nay có thể gây ra.
Nếu hệ thống ngân hàng chưa được điều chỉnh mà phải đối mặt với kịch bản hình chữ U của năm nay, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống này có khả năng giảm xuống còn 1,5%. Tỷ lệ này của nhiều ngân hàng lớn có thể chạm ngưỡng 0 - ngưỡng vỡ nợ kỹ thuật.
Đối mặt với khủng hoảng, người gửi tiền và các đối tác có thể đã "bỏ chạy". Mức cứu trợ của ngân sách nhà nước cho hệ thống ngân hàng có thể còn lớn hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính trước đây.
Thay vào đó, khả năng chống chịu mới của hệ thống ngân hàng đã khiến khách hàng và nhà đầu tư không vội rút tiền như trong năm 2007-2009. Các ngân hàng được coi là an toàn và giờ đây, đến lượt các ngân hàng trở thành nguồn lực để mở rộng các khoản thấu chi cho các công ty gặp khó khăn.
Mặc dù vậy, các hoạt động rủi ro đã vượt ra ngoài hệ thống ngân hàng. Kết quả là mặc dù người nộp thuế không phải cứu trợ các ngân hàng, nhưng một lần nữa họ vẫn có nguy cơ hứng chịu những thiệt hại rất lớn.
Fed đã mua vào và mở rộng bảo lãnh cho nhiều thị trường, bao gồm cả thị trường trái phiếu rác và các quỹ giao dịch hối đoái, và cũng trực tiếp cho các công ty vay.
Một mối quan ngại khác là hệ thống ngân hàng bên ngoài nước Mỹ kém vững chắc hơn. Hầu hết các ngân hàng châu Âu có tỷ lệ vốn hợp lý, nhưng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các ngân hàng Mỹ, bởi vì các ngân hàng này hoạt động không hiệu quả, phải đối mặt với lãi suất thấp hơn và các thị trường phân mảnh.
Những đánh giá năng lực của Mỹ cho thấy khoảng 1/4 tổng số tiền dự phòng mà các ngân hàng Mỹ sở hữu để đối phó với các khoản thua lỗ là nhờ lợi nhuận tốt, thay vì dựa vào vốn chủ sở hữu. Nhiều ngân hàng châu Âu không có được điều xa xỉ này.
Ông chủ của một trong những ngân hàng lớn nhất cảnh báo rằng, mặc dù cho đến nay cú sốc của đại dịch COVID-19 vẫn ở mức có thể kiểm soát được, nhưng một đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai trong năm nay hoặc năm tới sẽ là "một thử thách lớn đối với lĩnh vực tài chính"./.
Chuyên gia lượng hoá chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngành ngân hàng TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 sẽ giảm ít nhất là khoảng 30-34 ngàn tỷ đồng, tương đương giảm 20-25% kế hoạch lợi nhuận ban đầu. TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công...