Dù “bán tháo”, cổ phiếu HAI cũng khiến nhà đầu tư… kiếm bộn
Nếu cách đây hơn 1 tháng, nhà đầu tư nào mạnh dạn “gom” cổ phiếu HAI và HAR thì đến thời điểm hiện tại dù phải “bán tháo” 2 mã này để chốt lời thì cũng kiếm được khoản lãi cao gấp 3 – 4 lần…
Chỉ số VnIndex giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016 đến nay (Ảnh: IT)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9.8, cổ phiếu HAI (Công ty CP Nông dược HAI) giảm mạnh chỉ còn 20.950 đồng/CP, giảm 1.550 đồng/CP (-6,9%) so với phiên giao dịch ngày hôm trước. Đây cũng là phiên giảm giá đầu tiên của cổ phiếu HAI sau 27 phiên liên tục tăng mạnh (gồm 24 phiên tăng kịch trần), với số lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt trên 11,3 triệu cổ phiếu – cao rất nhiều so với khối lượng giao dịch trung bình của các phiên trước.
Đáng chú ý, ngay khi mở đầu phiên giao dịch sáng nay, có thời điểm cổ phiếu HAI tăng kịch trần lên mức giá 24.050 đồng/CP, nhưng sau đó đã quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư và đóng cửa ở mức giá 20.950 đồng/CP. Tuy nhiên, dù giảm giá mạnh so với phiên giao dịch trước nhưng tính ra nếu nhà đầu tư nào “ôm” vào cổ phiếu HAI cách đây hơn 1 tháng thì chắc chắn sẽ bỏ túi một khoản tiền lãi cực kỳ ấn tượng.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 30.6 vừa qua, cổ phiếu HAI đóng cửa ở mức giá 4.070 đồng/CP, sau đó là chuỗi ngày HAI liên tục tăng mạnh qua 27 phiên liên tiếp (gồm 24 phiên tăng trần). Đà tăng mạnh này khiến những nhà đầu tư “ôm” vào cổ phiếu thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 sẽ có một khoản đầu tư “một vốn bốn lời” khi bỏ túi số lãi hơn 16.000 đồng/CP chỉ trong vòng hơn 1 tháng ngắn ngủi.
Cũng được đánh giá là “cặp đôi hoàn hảo” với HAI trong suốt hơn 1 tháng qua là mã cổ phiếu HAR (Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền). Dù không liên tục tăng mạnh như HAI song cổ phiếu HAR cũng có tới 24 phiên tăng giá (gồm 22 phiên tăng trần) và chỉ có 3 phiên giảm giá.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 30.6, cổ phiếu HAR đóng cửa ở mức giá 4.200 đồng/CP song bước qua phiên giao dịch sau đó, cổ phiếu HAR liên tục tăng trần. Kết thúc phiên giao dịch ngày 8.8, cổ phiếu HAR đạt mức 16.400 đồng/CP.
Kết thúc phiên giao dịch chiều nay 9.8, cổ phiếu HAR cũng quay đầu giảm sau chuỗi ngày tăng giá mạnh, về mức 15.300 đồng/CP, giảm 1.100 đồng (-6,7%) so với phiên giao dịch trước với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt gần 4 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, dù giảm mạnh nhưng nếu so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng, việc “chốt lời” cũng giúp nhà đầu tư bỏ túi khoản lãi hơn 11.000 đồng/CP.
Đáng chú ý, cả 2 mã cổ phiếu HAI và HAR trong phiên giao dịch hôm nay 9.8 đều “trắng bên mua”.
Trong một diễn biến chung, đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 9.8, VnIndex giảm 17,91 điểm (2,26%) xuống 773,66 điểm – Đây cũng là mức giảm điểm mạnh nhất của chỉ số VnIndex kể từ đầu năm 2016 đến nay. Các chỉ số khác như HNX-Index cũng giảm 1,22 điểm (1,19%) xuống 101,07 điểm và Upcom-Index giảm 0,2 điểm (0,37%) xuống 54,99 điểm.
Video đang HOT
Ngoài ra, thanh khoản trên toàn thị trường hôm nay cũng ở mức rất cao với 434 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.375 tỷ đồng. Tuy nhiên, sắc đỏ lại tràn ngập thị trường khi số mã giảm điểm trên 3 sàn lên tới 434 mã, trong khi số mã tăng điểm chỉ là 233 mã.
Theo Danviet
Những nhóm cổ phiếu nhà đầu tư nên quan tâm giai đoạn hiện nay
Với việc dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút ra và kỳ vọng quyết sách quan trọng của Chính phủ trong xử lý nợ xấu dự kiến sẽ sớm được thông qua, ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân, CTCP Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, chỉ số VN-Index nhiều khả năng vẫn duy trì được đà tăng.
(ĐTCK) Với việc dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút ra và kỳ vọng quyết sách quan trọng của Chính phủ trong xử lý nợ xấu dự kiến sẽ sớm được thông qua, ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân, CTCP Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, chỉ số VN-Index nhiều khả năng vẫn duy trì được đà tăng.
Chỉ số VN-Index đã cán mốc 760 điểm trong phiên giao dịch 14/6. Tâm lý hưng phấn của thị trường liệu có tiếp tục được duy trì, theo ông?
Nhìn sâu vào diễn biến trên thị trường, có thể thấy, các chỉ số chứng khoán chính đang được nâng đỡ bởi nhóm largecap, nhất là những công ty có vốn hóa tỷ đô trở lên như VCB, PLX, ACB, STB, DHG... Tuy nhiên, ở nhóm midcap, smallcap đang có sự chia rẽ rất lớn.
Số cổ phiếu tăng giá khá nhiều, nhưng số giảm giá còn nhiều hơn. Về nhóm ngành, không có nhóm nào nổi bật hẳn lên, dù chứng khoán và ngân hàng vẫn được quan tâm nhất.
Thanh khoản thị trường đã giảm đáng kể, trong tháng 6 chưa có phiên nào sàn HOSE giao dịch được 5.000 tỷ đồng như tháng trước đó, thậm chí hầu hết chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng (tính cả giao dịch thỏa thuận).
Ông Hoàng Thạch Lân
Thị trường đang vào vùng trũng thông tin, thông tin vĩ mô nổi bật nhất vẫn là những câu chuyện liên quan đến kỳ họp Quốc hội thứ 4 đang diễn ra.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thông qua, nhưng tôi không dám chắc nó có tác động đến thị trường chứng khoán. Trong khi đó, Nghị quyết về xử lý nợ xấu mới là thứ đáng được quan tâm nhất, kỳ vọng sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp này, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu cụ thể.
Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ được mở cửa trong tháng 6, nhưng có lẽ nhóm cổ phiếu chứng khoán đã "hấp thụ" xong tin này. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư đang dè dặt hơn là hưng phấn.
"Cửa" tăng của chỉ số VN-Index trong ngắn hạn dường như đang hẹp lại?
Quan điểm của tôi đến giờ là thị trường vẫn nhiều cơ hội tăng hơn là giảm.
Nhận định này xuất phát từ những cơ sở sau: Thứ nhất, dòng tiền vẫn chưa bị rút ra khỏi thị trường như nhiều người lo sợ. Việc công ty chứng khoán giảm margin ở mã này mã kia chỉ mang tính chất cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư.
Thứ hai, bây giờ đã là cuối tháng 6, đã sát kỳ công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm của các công ty niêm yết, các công ty có kết quả kinh doanh tốt sẽ sớm công bố thông tin.
Thứ ba, tôi vẫn kỳ vọng Nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ sớm được Quốc hội thông qua.
Trong những phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng kiến vai trò dẫn dắt mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Theo ông, nhóm cổ phiếu này có tiếp tục duy trì vai trò dẫn dắt thị trường?
Theo tôi, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt chỉ số trong thời gian tới, đơn giản là vì định giá các cổ phiếu ngân hàng vẫn còn ở mức tương đối rẻ so với nhiều nhóm ngành khác và đang chờ thông tin hỗ trợ.
Ngoài ngân hàng, những nhóm cổ phiếu nào nhà đầu tư nên quan tâm giai đoạn hiện nay?
Theo tôi là các nhóm ngành hàng tiêu dùng, xây dựng và vật liệu xây dựng (sắt thép, cát đá..., trừ xi măng), tài chính (ngân hàng, chứng khoán).
Nhóm sắt thép tuy đang đón nhận thông tin không tốt, nhưng tôi nghĩ họ vẫn có ít nhất quý II/2017 tích cực.
Nhóm chứng khoán tuy đã tăng giá, nhưng nếu chỉ nhìn ở góc độ kết quả kinh doanh, rõ ràng với thanh khoản tăng mạnh trong tháng 4, 5 vừa qua, các công ty chứng khoán, nhất là Top 10 thị phần sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng tốt.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định tăng lãi suất lần thứ 2 trong năm 2017 với mức tăng 0,25%, theo ông, sẽ tác động thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND năm nay được dự báo nhích chừng 2 - 4%, trong đó đã tính đến khả năng Fed tăng lãi suất và đang có ý kiến cho rằng ít khả năng xảy ra biến động vượt dự báo. Do đó, tôi cho rằng, tác động gián tiếp của Fed lên thị trường chứng khoán Việt Nam là ít.
Về tác động trực tiếp, khả năng ETFs ngoại sẽ rút bớt vốn là có, nhưng ngay tại thời điểm này, 2 quỹ ETF ngoại đang cơ cấu danh mục và bán ra khá nhiều mã, tôi lại thấy đang có lực cầu từ trong nước đỡ giá cổ phiếu bị bán. Nhìn chung, tác động là có, nhưng sẽ không lớn.
"Rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn là có, nhưng khó giảm sâu"
Ông Nguyễn Thế Minh, Phó giám đốc kiêm Trưởng nhóm Phân tích thị trường vốn, Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn
Thị trường sẽ còn bước vào giai đoạn điều chỉnh khi rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng và thị trường vẫn còn đang thiếu các thông tin hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng VN-Index sẽ không giảm sâu khi nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn dắt đà tăng của thị trường khi có nhiều thông tin hỗ trợ cho nhóm ngành này từ vĩ mô đến từng doanh nghiệp.
Tăng trưởng mạnh của tín dụng và tái cơ cấu nợ xấu của ngân hàng là các yếu tố hỗ trợ chính cho nhóm ngành này. Ngoài ra, việc xử lý và tái cơ cấu một số ngân hàng thương mại tư nhân đã củng cố thêm tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh ngân hàng, chứng khoán và tiêu dùng là những ngành được dự báo có triển vọng tích cực trong quý II/2017. Đặc biệt, nhóm ngành chứng khoán được hưởng lợi từ thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam và tốc độ tăng trưởng ở mức cao của ngành tiêu dùng là những yếu tố giúp cải thiện kết quả kinh doanh qúy II/2017.
Ngọc Nhi thực hiện
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chứng khoán trực tuyến hôm nay 13.2: Áp lực bán sẽ tiếp tục "đè" nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn? Dù sự sôi động của dòng tiền vào thị trường được đánh giá là khá tích cực trong tuần qua song đà tăng của các chỉ số thị trường vẫn ở trong xu thế giằng co bởi khi sự phân hóa của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn vẫn chiếm chủ đạo. Trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay 13.2, nhiều...