Dự án xe điện bí ẩn của Nga: Do hãng chế tạo AK-47 sản xuất, định vị là đối thủ của Tesla
Tuy nhiên, mọi thứ về Kalashnikov CV-1 sau đó đã biến mất không còn vết dấu.
Không có gì lạ trong thế giới công nghệ khi các sản phẩm concept không bao giờ trở thành hiện thực. Một số lượng lớn các ý tưởng thậm chí không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng ban ngày và vẫn là bí mật trong các phòng họp kín trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, các công ty sản xuất dù rất muốn đưa ý tưởng ra nói với thế giới, nhưng vì một số lý do đặc biệt nào đó, các nguyên mẫu của nó lại trôi vào hư vô và cuối cùng chỉ tồn tại trong những cuốn biên niên sử.
Và tại Nga từng có một viên ngọc quý bị lãng quên như thế. Đó là chiếc xe điện CV-1, được cho là sản phẩm của hãng sản xuất vũ khí Kalashnikov, nơi đã cho ra đời khẩu súng trường tấn công AK-47 nổi danh thế giới.
Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu khí, Nga không phải là quốc gia thường ưu tiên và ủng hộ các phương tiện phát thải thấp. Trên thực tế trong lĩnh vực ô tô, nước này cũng không có nhiều thương hiệu nổi tiếng xuất hiện. Nhưng CV-1 giống như một khoảnh khắc, một tia sáng bất chợt lóe lên trong lịch sử quốc gia Đông Âu này. Bởi khó có thể nghĩ rằng một quốc gia như thế này có thể tạo ra được một chiếc ô tô điện đầy thú vị, thứ mà dường như chỉ có chủ nghĩa tư bản mới có thể sản xuất được.
Kalashnikov CV-1 được tạo ra dựa trên mẫu xe gia đình của Nga những năm 1970, Moskvich 412.
Trở lại năm 2018, nhà sản xuất vũ khí Kalashnikov đã tiết lộ tầm nhìn của mình về CV-1. Khi đó, có vô số báo cáo hé lộ cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ đối đầu với Mỹ một lần nữa trong lĩnh vực chế tạo xe hơi.
Mặc dù vậy, số liệu thống kê chi tiết về sản phẩm này rất thưa thớt. Thiết kế hình hộp của nó được lấy cảm hứng từ một chiếc xe hatchback Moskvich 412 của Liên Xô được phát triển vào những năm 1970. Vì đây là nguyên mẫu nên không có gì đáng ngạc nhiên khi CV-1 có thiết kế khí động học không khác gì một… chiếc tủ lạnh.
Sản phẩm được hứa hẹn sẽ thay đổi vận tốc từ 0 đến100km/h chỉ dưới 6 giây, nhờ vào việc sản sinh ra 680 mã lực dựa trên gói pin công suất cao 90 kWh. Nhà sản xuất cũng cho biết rằng nó sẽ có thể di chuyển quãng đường khoảng 354km chỉ dựa trên một lần sạc.
Video đang HOT
Đèn pha, lưới tản nhiệt và bánh xe đều là sự kết hợp của một phong cách thập niên 70 đầy truyền thống.
Kalashnikov đã đưa ra một số tuyên bố kỳ quặc để phù hợp với những kỳ vọng về hiệu suất khá nóng nảy đó. Nó cho biết CV-1 sẽ có một loạt “hệ thống phức tạp” sẽ “cho phép [nó] đứng trong hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô điện toàn cầu như Tesla.”
Theo một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông, đại diện công ty Kalashnikov đã nói với các phóng viên tham dự hội chợ ra mắt rằng chiếc xe có công nghệ “cho phép chúng tôi đứng trong hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô điện toàn cầu như Tesla”.
Hãy xem đoạn video ngắn dưới đây để trải nghiệm một số hình ảnh chuyển động đẹp mắt của “khẩu súng trên xa lộ” của Kalashnikov, nhưng lưu ý rằng chiếc xe không thực sự di chuyển.
Tuy nhiên, có một điểm lưu ý là những cửa sổ của xe siêu tối, 100% là màu đen. Theo một số chuyên gia, đây là cách để che giấu một sự thật rằng chiếc xe không có nội thất. Và cho đến ngày nay, chưa ai thực sự nhìn thấy nội thất của chiếc xe này.
Ngoài các thông tin cơ bản, gần như không thể tìm thấy điều gì khác về CV-1. Một số người đã thử liên hệ với các nhà báo đưa tin về câu chuyện ban đầu, hay một số nhân viên tại Kalashnikov cũng như sục sạo tìm kiếm trên các diễn đàn và các cuộc trò chuyện trực tuyến. Tuy nhiên, kết quả là không ai có bất kỳ câu trả lời nào.
Chiếc xe là sự kết hợp giữa màu xanh và trắng rất tinh tế và trang nhã, che dấu một thiết kế đầy “bạo lực” bên trong, nếu như động cơ của nó thực sự tồn tại.
Cuối cùng, liệu nó có được đưa vào sản xuất hay không vẫn là điều chưa chắc chắn. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng mẫu concept CV-1 này được tạo ra như một phần của sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của tổng thống Nga, Vladimir Putin, cũng như trở thành điểm nhấn truyền thông để cho thấy công nghệ của nước Nga đang cạnh tranh như thế nào trên trường thế giới.
Trước đó vào năm 2015, Kalashnikov cũng tiết lộ một mẫu robot có khả năng lái xe, nhưng về bản chất chỉ là một bộ khung xương kim loại trên một chiếc ATV được điều khiển từ xa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin kiểm tra một robot Android do Nga sản xuất trong chuyến thăm tới Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Cơ khí Chính xác ở Klimovsk, Nga vào ngày 20/1/2015.
Quên Samsung đi, vài năm tới đối thủ chính của Apple sẽ là Tesla, Mercedes, BMW, Porsche, ...
Với tiềm lực của mình, liệu Apple có định nghĩa lại xe điện, như họ đã từng làm với smartphone và đánh bại các nhà sản xuất đi trước hay không?
Báo cáo của Reuters vào thứ Hai vừa qua cho thấy, dự án xe điện của Apple nhiều khả năng sẽ bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2024. Cho dù việc tự phát triển từ đầu một chiếc xe mới đã là một thách thức khổng lồ, nhưng khó khăn thực sự còn nằm ở việc liệu người khổng lồ công nghệ có thuyết phục nổi các tài xế lựa chọn chiếc xe của mình hay không.
Thị trường xe điện hiện tại và cả tương lai đã ngập lụt bởi hàng chục thương hiệu xe điện khác nhau, nằm trải dài trên gần như mọi phân khúc. Chúng đến từ cả các nhà sản xuất ô tô lâu đời cho đến các hãng mới nổi, tất cả đều gắn trên mình một vài công nghệ hỗ trợ lái xe hiện đại nào đó.
Xe điện của Apple còn chưa bắt đầu sản xuất, thị trường đã tràn ngập các mẫu xe khác nhau
Cho dù chưa thể xác định chính xác thương hiệu nào sẽ phải đối đầu trực tiếp với chiếc xe của Apple, nhưng gần chắc chắn nhà sản xuất iPhone sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt bất chấp loại phương tiện nào đang được hãng phát triển.
Nếu công ty hướng tới việc phát triển một chiếc xe điện cao cấp có người lái, đối thủ đáng sợ nhất của họ trong phân khúc này sẽ là Tesla - công ty đang thống trị thị trường xe điện và là nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới.
Tesla cũng là một trong những người dẫn đầu ngành về công nghệ hỗ trợ lái xe. Các xe của hãng này đều được trang bị công nghệ hỗ trợ lái xe có tên Autopilot, và CEO Elon Musk từng tuyên bố rằng một tính năng "tự lái hoàn toàn" tiên tiến hơn nữa sẽ có mặt trong tương lai không xa - dù rằng vẫn không chắc nó sẽ khiến chiếc xe hoàn toàn không cần đến con người.
Tesla sẽ là đối thủ đáng ngại nhất nếu Apple muốn phát triển một mẫu xe điện sang trọng, cao cấp
Ngay cả khi không đụng phải Tesla, vẫn còn vô số đối thủ khác mà Apple sẵn sàng phải đối mặt trong phân khúc cao cấp này. Đó là các xe sedan chạy điện như Lucid Air (ra mắt năm 2021), BMW i4 (ra mắt năm 2022), hay Audi E-Tron GT (ra mắt năm 2021). Ngay cả Mercedes-Benz cũng lên kế hoạch ra mắt đến 6 phiên bản xe điện trong năm 2022, bao gồm cả các sedan dòng EQS và EQE.
Khi nhu cầu của người Mỹ đối với những chiếc sedan ngày càng giảm và sự thèm muốn một chiếc crossover gọn gàng gia tăng, có thể Apple sẽ hướng đến việc tạo một chiếc SUV cao cấp để thay thế. Trong trường hợp, nhà sản xuất iPhone phải tìm cách đánh bại các đối thủ như Rivian R1S, BMW iX, Porsche Macan EV và Mercedes-Benz EQC.
Cadillac, hãng có một trong những hệ thống hỗ trợ lái xe tốt nhất trên thị trường và chuẩn bị trở thành một thương hiệu xe điện hoàn toàn của GM, cũng là một mối đe dọa cho tham vọng của Apple. Chiếc Crossover cao cấp của họ, Lyriq sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2022 và sẽ được trang bị công nghệ pin Ultium của GM đi kèm với phiên bản mới nhất của Super Cruise.
Trong năm nay, báo cáo của Consumer Reports từng đánh giá, hệ thống hỗ trợ lái xe của Cadillac, tính năng giúp lái xe rảnh tay khi đang đi trên cao tốc, được xem như tốt nhất trên thị trường hiện nay, vượt qua cả hệ thống Autopilot của Tesla.
Với tiềm lực công nghệ của mình, liệu Apple có định nghĩa lại được xe điện, như đã làm với smartphone trước đây?
Ngay cả công nghệ pin của Apple - được xem "bước đột phá" và sẽ giảm "đáng kể" chi phí pin, theo báo cáo của Reuters - cũng có thể phải cạnh tranh với các đối thủ như Volkswagen ID.4 hay Nissan Ariya, những chiếc xe điện có giá chỉ khoảng 40.000 USD và sẽ ra mắt thị trường Mỹ vào năm tới. Subaru và Toyota cũng đang hợp tác phát triển một chiếc xe điện sẽ ra mắt vào khoảng 2025.
Dù sao đi nữa, các chuyên gia cho rằng, dự án xe điện đầy tham vọng của Apple vẫn có thể trở thành sự thật nhờ vào núi tiền mặt của họ, khả năng thu hút tài năng cũng như thương hiệu mạnh. Khả năng đã được chứng minh của Apple trong việc phát triển công nghệ sáng tạo cũng như công nghệ pin có thể giúp họ có được chỗ đứng nổi bật trên thị trường đang ngày càng đông đúc này.
Tuy vậy, báo cáo của Reuters vẫn cho thấy một khả năng khác của Apple - thay vì tự phát triển một chiếc xe mang thương hiệu Apple, cũng có thể hãng công nghệ này chọn cách tích hợp các hệ thống tự hành và công nghệ pin của mình lên xe điện của các nhà sản xuất khác. Dù đây không phải là thói quen thường thấy của Apple, nhưng ít nhất nó sẽ khả thi hơn về mặt kinh doanh.
Xe điện Tesla vừa mở hàng tại Trung Quốc đã bán đắt như tôm tươi, 100.000 đơn chốt chỉ trong vòng vài tiếng Tesla đã gây ra một cơn sốt xe điện mới tại Trung Quốc, nối tiếp những thành công lớn trong năm 2020 vừa qua. Vào đúng ngày đầu năm mới, mùng 1 tháng 1 năm 2021, Tesla thông báo chính thức ra mắt Model Y phiên bản Trung Quốc, với mức giá từ 339.900 đến 369.900 nhân dân tệ (52.570 - 57.210 USD)....