Dự án siêu máy tính Blue Waters “gặp hạn” vì IBM
Tập đoàn IBM Corp. vừa tuyên bố rút khỏi dự án xây dựng một trong những siêu máy tính nhanh nhất thế giới tại Đại học Illinois với lý do dự án đòi hỏi quá nhiều hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.
Hệ thống Blue Waters. (Nguồn: Internet)
Đây là một việc bất thường đối với một dự án máy tính do Quỹ tài trợ khoa học quốc gia (NSF – thuộc chính phủ liên bang Mỹ) hậu thuẫn, khi để mất đối tác chủ chốt vào giữa chừng.
Quyết định trên của IBM Corp. khiến Đại học Illinois phải tìm kiếm một công ty khác để phát triển hệ thống Blue Waters có kinh phí hơn 300 triệu USD. Đại học Illinois vẫn hy vọng Blue Waters sẽ ra đời vào mùa Thu năm 2012.
Video đang HOT
Hiện Trung tâm quốc gia về trình ứng dụng siêu máy tính thuộc Đại học Illinois chỉ còn vài tuần để chỉnh sửa kế hoạch cho một đối tác mới và trình kế hoạch lên nhà tài trợ chính của dự án là NSF. Tóm lại, không có gì đảm bảo rằng dự án này sẽ được tiếp tục.
Lisa-Joy Zgorski, người phát ngôn của NSF cho biết, theo kế hoạch, Ban khoa học quốc gia thuộc NSF sẽ có trong tay một kế hoạch đã chỉnh sửa để biểu quyết ngay vào giữa tháng 9 tới.
Khi được công bố vào năm 2007, Blue Waters được quảng cáo là dự án siêu máy tính nhanh nhất thế giới, với tốc độ ít nhất là một nghìn tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Siêu máy tính nhanh nhất ở thời điểm đó cũng là một sản phẩm của IBM, có tên là Blue Gene/L, có công xuất xử lý bằng khoảng 1/3 so với Blue Waters.
NSF đồng ý chi 208 triệu USD cho dự án, trong khi Đại học Illinois và chính quyền bang này cam kết tài trợ thêm 100 triệu USD. Cho đến nay, khoảng 160 triệu USD đã được đổ cho dự án.
Theo hợp đồng gốc, IBM phải trả lại khoản tiền đã nhận của chính quyền liên bang (theo NFS vào khoảng 30 triệu USD), còn trung tâm siêu máy tính phải trả lại các máy chủ của IBM./.
Theo TTXVN
Trung Quốc lại ra siêu máy tính
Siêu máy tính này sẽ được dùng để thực hiện các mô phỏng dự báo thời tiết, giúp ngăn chặn thảm họa và hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp sản xuất xe ôtô và nghiên cứu y học.
Trung Quốc vừa sản xuất một siêu máy tính khác sử dụng cùng công nghệ với hệ thống Tianhe-1A, siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Chiếc siêu máy tính này, có tên gọi là Tianhe-1, có tốc độ tối đa về mặt lý thuyết là 1,1 petaflops chậm hơn Tianhe-1A với tốc độ cao nhất về mặt lý thuyết là 4,7 petaflops và hoạt động liên tục ở mức 2,5 petaflops khi được đo với chuẩn Linpack.
Tianhe-1 bắt đầu hoạt động vào cuối tuần vừa rồi tại trung tâm siêu máy tính Changsha Quốc gia tại tỉnh Hunan của đất nước này. Nó sẽ được dùng để thực hiện các mô phỏng để dự báo thời tiết, giúp ngăn chặn thảm họa và hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp bao gồm sản xuất xe ôtô và nghiên cứu y học.
Ông Lu Yutong, giáo sư trường đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, người xây dựng hệ thống này cho biết, tới tháng 10, Tianhe-1 sẽ có tốc độ cao nhất về mặt lý thuyết là 3 petaflops. Với tốc độ này nó có thể lên vị trí thứ 5 trong top 500 siêu máy tính. TSUBAME 2.0 tại Nhật Bản, hiện đang đứng ở vị trí này và có tốc độ tối đa về mặt lý thuyết là 2.2 petaflops.
Tháng 11 năm ngoái, Tianhe-1A chiếm ở vị trí cao nhất trong top 500 này. Đây là lần đầu tiên hệ thống của Trung Quốc đứng thứ nhất theo chuẩn Linpack, kết thúc 6 năm trên cương vị top đầu của siêu máy tính Mỹ .
Tháng trước, Tianhe-1A rớt xuống vị trí thứ 2 khi một hệ thống mới của Nhật Bản choán vị trí top đầu này. Máy tính K được đo với tốc độ 8.16 petaflops, mạnh hơn rất nhiều so với các hệ thống bên dưới.
Mặc dù Tianhe-1A của Trung Quốc rớt hạng nhưng số siêu máy tính của Trung Quốc lọt vào top 500 này lại nhiều hơn.
Theo ICTnew
Hàng loạt siêu máy tính sẽ có trí tuệ như con người trong tương lai? Chúa tạo ra con người với trí thông minh và với công nghệ của mình, liệu con người có thể phát minh ra những cỗ máy với trí thông minh như loài người? Vào ngày thứ 2, Intel vừa mới công bố dự án sẽ đưa năng lực siêu máy tính lên mạnh mẽ gấp nhiều lần hiện tại vào cuối thập niên...