Dự án mở rộng QL1: Đuổi ngay những nhà thầu yếu kém!
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đối với tỉnh Bình Định về việc tỉnh này còn chậm trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng phát biểu tại Hội nghị, ngày 15/9.
Ngày 15/9, tại Hội nghị “Tổng kết công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và đảm bảo an toàn giao thông phục vụ triển khai các dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên” diễn ra tại Nha Trang, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, cho biết, dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên là 2 dự án có quy mô lớn, vừa khai thác vừa thi công với tổng mức đầu tư khoảng 110 nghìn tỷ đồng.
Các dự án trải dài qua nhiều địa phương, đan xen lẫn nhau giữa hình thức đầu tư BOT và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP)… Hai dự án này có chiều dài hơn 1.500km đi qua 22 tỉnh, thành phố với khoảng 84.000 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó gần 5.300 hộ cần phải bố trí vào các khu tái định cư tập trung; di dời hàng nghìn km công trình điện, nước, cáp quang, viễn thông…
Theo Bộ GTVT, đến hiện tại đã bàn giao mặt bằng được 1.505/1.510km, có 20/22 tỉnh, thành đã cơ bản bàn giao 100%, hiện còn 2 tỉnh Phú Yên, Bình Định vướng một số khó khăn đặc thù nên một số vị trí chưa bàn giao xong. Hiện công tác thi công xây lắp được triển khai thuận lợi với khối lượng xây lắp đã đạt trên 35%, bảo đảm mục tiêu tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2015, dự kiến sẽ vượt kế hoạch 12 tháng, đặc biệt là đoạn từ Thanh Hóa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12/2014.
Trước việc nhiều nhà thầu tại địa phương thiếu năng lực, ông Ngô Đông Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã kiến nghị với Bộ trưởng Bộ GTVT: “Đề nghị Bộ GTVT kiên quyết cắt những nhà thầu không có năng lực, có những đoạn tuyến đã bàn giao nhưng các nhà thầu không có phương tiện, xe máy vào để thi công mà lại có những động thái không bình thường gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân”.
Ngay lập tức, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã “vặn” lại: “Còn mỗi nhà thầu Bình Định yếu không à? Nhà thầu trong tỉnh cực kỳ yếu kém…! Ông cứ làm văn bản đi, đề nghị đuổi những nhà thầu yếu kém, tôi sẽ đồng ý”, Bộ trưởng Đinh La Thăng dứt khoát.
Để đảm bảo dự án được thực hiện tốt, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu một số địa phương phải có phương án “bảo vệ thi công” vì đã có tình trạng một số nơi người dân cản trở, không cho thi công.
“Chúng ta quyết tâm đến 2015 là phải thông toàn tuyến. So với Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, chúng ta sớm được khoảng 1 năm, có những dự án sớm từ 14 đến 16 tháng”, Bộ trưởng Thăng nói với lãnh đạo các địa phương.
Video đang HOT
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Công an, Sở GTVT đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong quá trình thi công; quan tâm bảo vệ hành lang an toàn giao thông; phối hợp với Tổng cục đường bộ và các cơ quan của Bộ trong việc quản lý, vận hành, khai thác các dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu các tỉnh cần tập trung, quản lý, kiểm soát chặt chẽ tải trọng xe, chống tiêu cực trong lực lượng thực thi công vụ.
“Hiện nay báo cáo các đồng chí là còn rất nhiều xe quá tải, vượt hết tỉnh nọ đến tỉnh kia… mà đến cuối cùng mới bắt giữ được. Rõ ràng đây có trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo các địa phương, mà trực tiếp là lực lượng thực thi công vụ là Sở Công an và Sở GTVT. Bởi chúng ta đầu tư mà không kiểm soát được tải trọng phương tiện thì đường lại tiếp tục hỏng”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu bật vấn đề.
Viết Hảo
Theo dantri
Lợi ích đích thực đường bay thẳng dưới góc nhìn của Chủ tịch HASCON
TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM (HASCON) vừa đưa ra phương pháp tính toán cụ thể về lợi ích đường bay thẳng.
Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức cuộc họp và công bố thông tin về đường bay thẳng trong đó Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) khẳng định kết quả thử nghiệm đường bay thẳng bằng Hệ thống buồng lái tự động (SIM) vừa qua là đáng tin cậy, nhiều chuyên gia hàng không đã bày tỏ góc nhìn khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng kết quả thử nghiệm đường bay thẳng do Cục HKVN công bố chưa khách quan, đúng với thực tế.
So sánh đường bay thẳng (ảnh bên phải) và đường bay hiện nay (ảnh phía bên trái)
Liên quan vấn đề này trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM, người dày công nghiên cứu đưa ra phương pháp tính toán khoa học cụ thể cho rằng kết quả bay thử đường bay thẳng tiết kiệm 85 km, 190 kg dầu và 5 phút bay vừa được Cục HKVN đưa ra chỉ là kết quả đường bay thẳng theo hành trình Hà Nội - TP.HCM.
"Kết quả này phù hợp với những tính toán khoa học của chúng tôi trước khi có cuộc bay thử của Cục Hàng không Việt Nam, ngắn được 85 km, và giảm được 5,7 phút bay", TS Phúc cho biết.
Tuy nhiên điều quan trọng cuộc bay thử nghiệm vừa qua Cục Hàng không chỉ bay thử từ Hà Nội vào TP.HCM mà không bay thử chiều ngược lại TP.HCM ra Hà Nội.
"Theo tính toán của chúng tôi, đường bay từ TP.HCM - Hà Nội hiện nay dài hơn đường bay Hà Nội vào TP.HCM là 40 km, lý do là máy bay cất cánh ở Tân Sơn Nhất phải quay vòng 180 độ về phía đông để đi qua trạm Xuân Lộc. Vì vậy, nếu thực hiện đường bay thẳng TP.HCM ra Hà Nội sẽ tiết kiệm được thêm 40 km này. Qua đó, nếu bay thẳng TP.HCM - Hà Nội sẽ tiết kiệm được tổng quãng đường là 85 40 = 125 km", TS Phúc đưa ra cách tính.
TS Nguyễn Bách Phúc. (Ảnh Tiền Phong).
Tiếp tục đưa phép tính, TS Phúc cho hay, chiều dài quãng đường trung bình của cả 2 chiều sẽ giảm được (85 125)/2 = 105 km, thay vì chỉ 85 km và thời gian bay giảm được khoảng 7 phút chứ không phải chỉ 5 phút.
TS Nguyễn Bách Phúc cho biết sau năm 2009, Cục HK đã 2 lần nắn lại đường bay, tuy nhiên, Cục không công bố lộ trình của đường bay hiện tại mà chỉ công bố con số chiều dài đường bay Hà Nội-TP.HCM hiện tại là 1.274 km.
"Con số 1.274 km là đường bay ngắn nhất có thể, nằm hoàn toàn trên không phận Việt Nam mà chúng tôi đã xác định trước đó bằng tính toán khoa học", TS Phúc nói.
Về lợi ích đích thực của đường bay thẳng, TS Nguyễn Bách Phúc chia ra cần 2 lợi ích: Thứ nhất lợi nhuận của các hãng hàng không, thứ hai là lợi ích thực mà đất nước và con người thu được.
Lợi nhuận của các hãng hàng không theo TS Phúc chủ yếu phụ thuộc 3 yếu tố: Thứ nhất, do giảm tiêu hao nhiên liệu. "Theo tính toán của Cục Hàng không, máy bay Airbus A320 sẽ mất 1 giờ 42 phút, tiêu thụ gần 4,7 tấn nhiên liệu để đi hết đoạn đường 1.274 km. Như vậy, nếu rút ngắn 85 km, thì sẽ giảm 4.700 x 85/1.274 = 314 kg, chứ không phải chỉ 190 kg. Còn nếu rút ngắn 105 km như tính toán của chúng tôi, thì sẽ giảm 4.700105/1.274 = 387 kg", TS Phúc đưa ra phương pháp tính.
Giá nhiên liệu máy bay hiện nay khoảng 1,65 USD/kg. Tiền tiết kiệm nhiên liệu sẽ là 3871,65 = 638 USD.
Thứ hai, do giảm tiền khấu hao tàu bay. Giá tàu bay A320 từ 73,3 triệu đến 86,7 triệu USD, bình quân 80 triệu USD. Tuổi thọ khoảng 60.000 giờ bay. Tiền khấu hao cho 1 phút bay là: 80 triệu/60nghìn giờ/60 phút = 22,2 USD/phút. Giảm 7 phút bay, tiền khấu hao giảm 22,27 = 155 USD.
Thứ ba, phí bay qua không phận Lào và Campuchia. Theo Cục Hàng không, máy bay Airbus A320 sẽ mất 622 USD cho Lào và Campuchia.
"Như vậy, mỗi chuyến bay thẳng, lợi nhuận của các hãng bay thu về sẽ là 638 155 - 622 = 171 USD . Lợi nhuận này đã quá rõ ràng, chưa kể Việt Nam còn thương lượng để giảm bớt giá quá cảnh", TS Nguyễn Bách Phúc đưa ra con số tính toán.
Về lợi ích thực mà đất nước và con người thu được chủ yếu của đường bay thẳng là tiết kiệm thời gian. TS Phúc tính toán tàu bay A320 chở 180 hành khách. Mỗi chuyến bay tiết kiệm 7 phút, Tổng số thời gian tiết kiệm là 7 phút x 180 = 1.260 phút.
"Ai cũng nói thời gian là vàng bạc, nhưng tính được bao nhiêu vàng bạc cho 1 phút làm việc là bài toán rất khó, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Theo cách tính toán gần đúng của chúng tôi, thì giá lao động bình quân của người Việt Nam hiện nay vào khoảng 0,02 USD/phút. Như vậy mỗi chuyến bay sẽ tiết kiệm cho đất nước được 0,021.260 = 25 USD", TS Phúc cho biết thêm.
Ở tương lai không xa khi Việt Nam tiến lên đuổi kịp các nước tiên tiến, thì giá công lao động bình quân có thể tăng gấp 30 lần hiện nay, lúc đó ông Phúc cho rằng mỗi chuyến bay sẽ tiết kiệm cho đất nước và con người được 0,02 x 1260 x 30 = 755 USD.
Một ý nghĩa quan trọng nữa, giảm giờ bay là giảm rủi ro cho hành khách. Hiện nay con người đã đạt trình độ rất cao trong an toàn hàng không, nhưng tỷ lệ rủi ro vẫn chưa thể giảm xuống bằng không. Mỗi hành khách ngồi lên máy bay là phải chấp nhận những rủi ro không lường trước.
"Thời gian bay giảm được phút nào là giảm bớt nguy cơ rủi ro phút đó. Ví dụ đường bay này mỗi năm có 20 triệu lượt người bay, thì thời gian giảm bớt nguy cơ rủi ro cho tất cả hành khách sẽ là 7 phút x 20 triệu = 140 triệu phút", Chủ tịch HASCON đưa ra tính toán.
Theo Giáo Dục
"Người dân có quyền biết tiền của họ được sử dụng như thế nào" "Các dự án làm bao lâu không xong, bụi mù mịt, gây cản trở giao thông dẫn tới những bức xúc trong nhân dân. Tổng mức đầu tư thì đưa ra rồi lại điều chỉnh tăng lên, nói là tiền vay nước ngoài nhưng cuối cùng người dân vẫn phải nộp thuế để trả...". Đó là khẳng định của Bộ trưởng Đinh La...