Dự án Khu khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa: Thua lỗ, Đầu tư Alphanam vẫn có “cửa”
Liên danh Công ty CP Đầu tư công viên văn hóa Mường Hoa (CVVH Mường Hoa) – Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á (Đông Á) là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa. Điều thú vị là hai thành viên của liên danh này có chung một gốc.
Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa có tổng mức đầu tư hơn 610 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 99.300 m2 đất. Ảnh: Minh Võ
Lộ diện hai doanh nghiệp trúng sơ tuyển
Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa được hình thành với mục tiêu xây dựng các khu dân cư, khu công trình công cộng, phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phù hợp với quy hoạch tổng thể của thị trấn Sa Pa; đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng trên địa bàn huyện Sa Pa. Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng mức đầu tư hơn 610 tỷ đồng, Nhà nước không tham gia góp vốn đầu tư. Thời gian phát hành hồ sơ mời sơ tuyển rộng rãi từ ngày 17/9/2018.
Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh Lào Cai cho biết, Liên danh CVVH Mường Hoa – Đông Á là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển. Đáng chú ý là hai pháp nhân độc lập trên lại có liên quan đến “hệ sinh thái” của Công ty CP Đầu tư Alphanam (Alphanam).
Theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, thành viên đứng đầu Liên danh là CVVH Mường Hoa có tuổi đời khá trẻ. Cụ thể, công ty này được thành lập ngày 16/3/2017 với vốn điều lệ là 790 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 70% vốn điều lệ là Alphanam của doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải, 30% vốn còn lại được chia đều cho các thành viên trong gia đình ông Hải là vợ Đỗ Thị Minh Anh, hai người con Nguyễn Minh Nhật và Nguyễn Ngọc Mỹ.
Còn thành viên thứ hai trong Liên danh là Đông Á được thành lập ngày 6/5/2005 và hiện có vốn điều lệ là 180 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập của Công ty đều đã thoái vốn và hiện chỉ còn nắm giữ gần 10% vốn điều lệ. Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. Đây cũng là địa chỉ của Alphanam. Còn người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc của Đông Á là ông Bùi Đình Quý, hiện công tác tại Alphanam.
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 của Alphanam cũng cho biết, đến thời điểm đầu năm 2017, số vốn mà công ty này góp vào Đông Á là 97,1 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, Alphanam đã thoái hết số vốn này.
Theo quy định, nếu chỉ có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển, dự án sẽ được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Hiện kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa chưa được công bố, tuy nhiên, liên danh nói trên đang có cơ hội lớn để trở thành nhà đầu tư dự án 610 tỷ đồng này.
Video đang HOT
Alphanam kinh doanh ra sao?
Alphanam được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 30/11/2001. Đầu tháng 12/2007, Công ty đưa cổ phiếu lên niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán ALP.
Tuy nhiên, sau 7 năm, 192 triệu cổ phiếu ALP đã chính thức hủy niêm yết tự nguyện. Sau khi hủy niêm yết, tên tuổi Alphanam gần như biến mất khỏi thị trường, các thông tin về doanh nghiệp cũng khó tiếp cận. Tuy nhiên, từ năm 2017, các thông tin tài chính của Alphanam bắt đầu xuất hiện trở lại. Từ đây cũng hé lộ tình hình kinh doanh của Alphanam sau những năm “ẩn dật”.
Cho đến khi hủy niêm yết, thông tin tài chính cuối cùng mà Alphanam công bố là báo cáo quý III/2014. Tính đến cuối quý III/2014, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của Công ty là 385 tỷ đồng. Sau đó, Công ty không hé lộ về sức khỏe tài chính cả năm 2014, 2015 và 2016.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty nộp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đến cuối năm 2016, Công ty vẫn còn lỗ lũy kế tới 657 tỷ đồng, gần gấp đôi khoản lỗ tính đến quý III/2014. Như vậy, trong 2 năm 2015 – 2016, Đầu tư Alphanam vẫn tiếp tục lỗ. Khoản lỗ riêng năm 2016 là 134,4 tỷ đồng. Tới năm 2017, Đầu tư Alphanam ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế đột biến lên tới 444,8 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, doanh thu của Alphanam đạt 711 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2018, tăng trưởng 77% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, do khoản lỗ 41,8 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, Công ty ghi nhận lỗ 7,5 tỷ đồng.
Có lẽ do thua lỗ trong vài năm trở lại đây nên Alphanam không trực tiếp tham gia sơ tuyển Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa mà phải thông qua công ty thành viên.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Hinode City: Môi trường sống xanh, trong lành cho thế hệ tương lai
Dành hơn 60% diện tích cho tiện ích, cảnh quan, Hinode City (201 Minh Khai) là một trong những khu đô thị hiếm hoi sở hữu môi trường sống xanh, trong lành và toạ lạc ngay giữa trung tâm Thành phố.
Ngày 1/8/2008, Hà Nội chính thức mở rộng, trở thành thủ đô có diện tích lớn thứ 17 thế giới với 6,2 triệu dân. Tính đến hết năm 2017, dân số Hà Nội tăng lên hơn 7.6 triệu. Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, con số này có thể tăng lên gấp đôi, tương đương 14 triệu dân.
Dự đoán về sự phát triển của Hà Nội trong 10 năm tới, với quy mô dân số tăng nhanh, các công trình cao tầng hiện đại mọc lên nhanh chóng, những khoảng không gian xanh sẽ ngày càng khan hiếm trong lòng thành phố. Lúc này, nhiều gia đình sẽ phải đứng trước lựa chọn, sống xanh nhưng xa trung tâm hoặc sống trong nội thành và chấp nhận những khoảng xanh ít ỏi.
Bài học từ đất nước Nhật Bản
Nhật Bản vốn được biết đến là quốc gia nhỏ bé luôn đứng trước áp lực về dân số. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Tokyo, diện tích dành cho nhà ở vô cùng hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, người Nhật vẫn có cách tạo ra những không gian xanh, thoáng mát giữa lòng đô thị và trở thành một trong những nơi có môi trường sống lý tưởng nhất thế giới.
Với định hướng kiến tạo nên một Tổ hợp căn hộ - trung tâm thương mại cao cấp phong cách Nhật Bản, Hinode City của Vietracimex cũng được xây dựng với những khoảng xanh quý giá. Dự án có mật độ xây dựng 39,24% và nếu tính riêng mật độ tòa tháp thì tỷ lệ chỉ là 26,6%. Phần diện tích còn lại được chủ đầu tư dành cho giao thông, tiện ích, cảnh quan.
Không gian xanh giữa lòng Thủ đô
Sở hữu tổng quy mô 2.8 ha, mật độ xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn của khu căn hộ loại A, Hinode City được tính toán tối ưu phương án thiết kế để dành nhiều diện tích nhất cho không gian xanh. Trong văn bản chấp thuận điều chỉnh đầu tư dự án do UBND Thành phố Hà Nội ban hành năm 2017, diện tích đất làm sân chơi, cây xanh của dự án là 3.243m2. Tuy vậy, theo bản vẽ thi công thực tế, chủ đầu tư đã dành diện tích gấp tới hơn 1,5 lần mức quy định này.
Các tòa căn hộ tại Hinode City được bố trí dựa trên những giải pháp quy hoạch đô thị hiện đại, nhằm tạo ra một không gian sống mát lành, thư thái giữa lòng Thủ đô. Với thiết kế thông minh, phân bố các mảng xanh ở hệ thống vườn cảnh quan dưới mặt đất, khu tiện ích tầng mái và khu vực bể bơi trên tầng 4, từ bất cứ góc nào của Hinode City, cư dân cũng có thể cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên và sắc xanh ngập tràn.
Chủ đầu tư Hinode City chấp nhận giảm diện tích xây dựng căn hộ để thiết kế bể bơi vô cực tại tầng 4 các block nhà.
Tận hưởng không gian trong lành nơi tòa tháp Ánh sáng
Mới đây, Hinode City chính thức mở bán tòa mới mang tên Asahi Tower (Tòa tháp Ánh sáng). Với hầu hết các mặt không bị che chắn, tòa tháp này sở hữu tầm nhìn khoáng đạt ra sông Hồng, quảng trường nội khu hoặc trung tâm thành phố. Trong tổng số 226 căn, mỗi sàn căn hộ Asahi chỉ có tối đa 11 căn, trong đó có tới 5 căn góc. Việc thiết kế bể bơi vô cực ngay tầng 4 tòa tháp khiến giảm số lượng căn hộ trên một mặt sàn không chỉ giúp Asahi có thêm không gian thoáng và hệ thống cảnh quan xanh, mà còn giúp mật độ sử dụng tiện ích giảm đi đáng kể, bảo đảm cuộc sống tiện nghi và biệt lập cho các chủ nhân.
Asahi Tower được bàn giao với ban công hoàn thiện tiểu cảnh.
Bên cạnh những khoảng vườn xanh trên tầng mái, chủ đầu tư còn hoàn thiện tiểu cảnh tường cây, bàn ghế trà, tăng khoảng xanh cho từng căn hộ ngay thời điểm bàn giao. Bên cạnh đó, toà tháp sở hữu nhiều điểm cộng như hành lang rộng tới 2m vừa có điều hoà vừa có cửa thoáng, trường mầm non Quốc tế rộng 2.000m2 nằm ngay trong toà tháp, hệ thống thư viện cộng đồng, phòng gym và yoga miễn phí...
Trong bối cảnh Thủ đô đang trên đà đô thị hoá, Hinode City với định hướng phát triển bền vững, duy trì không gian xanh đang là thỏi nam châm thu hút các khách hàng cao cấp về thị trường phía Nam Thủ đô.
Nhân dịp chính thức ra mắt Asahi Tower, Chủ đầu tư Vietracimex áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như miễn phí phí dịch vụ quản lý 3 năm; hỗ trợ lãi suất 0% lên tới 18 tháng cho khoản vay tối đa 70% giá trị căn hộ; chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm hoặc mua nhiều căn hộ...
Đặc biệt, khách hàng đặt mua căn hộ Asahi Tower từ ngày 20/10/2018 đến thời điểm CĐT tổ chức chương trình bốc thăm (dự kiến trong tháng 11/2018) sẽ được nhận phiếu bốc thăm trúng thưởng để có cơ hội sở hữu nhiều giải thưởng giá trị như xe SH 150i; Tủ lạnh Hitachi Inverter 380L hoặc Tivi Sony Smart TV 50".
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Sức bật từ hạ tầng và quy hoạch nâng tầm vị thế dự án VivaRiverside Năm 2018, khu vực Tây Nam Sài Gòn thường được nhắc đến với những khu đô thị kiểu mẫu có quy hoạch đồng bộ và khang trang. Đây cũng là nơi có hạ tầng được đầu tư bài bản, từ việc xây dựng các dự án giao thông mới, các trung tâm thương mại, đến việc di dời làng đại học. Do đó,...