Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh đợt 1/2022 của Samsung: Các doanh nghiệp đạt nhiều kết quả cải tiến khả quan
Từ ngày 4 – 7/7/2022, Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương và các địa phương đã tổ chức Lễ tổng kết dự án “ Hợp tác phát triển nhà máy thông minh” đợt 1/2022 tại 14 doanh nghiệp tham gia dự án, nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện của dự án.
Lãnh đạo Samsung Việt Nam trực tiếp thăm và đánh giá kết quả thực hiện dự án tại các doanh nghiệp.
Tham gia chương trình, có ông Ngô Khải Hoàn – Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp; ông Cao Văn Bình – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp, bà Nguyễn Hương Giang – Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc; lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh…
Về phía Samsung có ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam; ông Choi Kyoung Soo, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Trung tâm Mua hàng Samsung Việt Nam; các chuyên gia tư vấn từ Samsung Hàn Quốc cùng đại diện các doanh nghiệp tham gia dự án.
Đây là hoạt động tiếp nối sau Lễ khởi động dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh tại các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam đã diễn ra từ ngày 24 và 25/5/2022.
Sau gần 3 tháng thực hiện (12/4 – 7/7/2022), Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 1 đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Các chuyên gia tư vấn Việt Nam đã cùng các chuyên gia tư vấn của Samsung Hàn Quốc, trực tiếp tham gia khảo sát, đánh giá và tư vấn các doanh nghiệp tại hiện trường.
Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 1 đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng.
Dự án cũng đã hỗ trợ tư vấn phát triển mô hình nhà máy thông minh cho 14 doanh nghiệp, bao gồm 7 doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, 2 doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, 3 doanh nghiệp tại Hà Nội, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên và 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam và đạt nhiều kết quả cải tiến khả quan.
Trong số 14 doanh nghiệp tham gia, có 3 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Manutronics Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Chiến Thắng và Công ty TNHH nhựa An Lập đã ghi nhận những cải tiến vượt bậc trong việc tối đa hóa hệ thống thông qua các hoạt động: Xây dựng môi trường thu thập/chia sẻ thời gian thực hiện trường sản xuất; Chuẩn hoá quy trình quản lý phụ tùng, bộ phận, linh kiện thay thế & ứng dụng hệ thống; Mã hoá phụ tùng, bộ phận, linh kiện thay thế, tối ưu hoá quy trình quản lý; ứng dụng xây dựng cấu trúc vật liệu thiết bị; Áp dụng quét mã vạch để quản lý kết quả sản xuất và hiện trạng xuất nhập kho; Áp dụng phần mềm để quản lý sản xuất và thiết bị, tỉ lệ lỗi.
Dự án cũng đã hỗ trợ tư vấn phát triển mô hình nhà máy thông minh cho 14 doanh nghiệp.
Với 5 doanh nghiệp là Công ty cổ phần nhựa Hà Nội, Công ty TNHH nhựa An Phú Việt, Công ty TNHH Haast Việt Nam, Công ty Cổ phần Hanpo Vina, Công ty TNHH Trần Thành, sau quá trình tư vấn đã xây dựng và triển khai hiệu quả việc thu thập dữ liệu theo thời gian thực thông qua các hoạt động: Áp dụng quét mã vạch để quản lý kết quả sản xuất và hiện trạng xuất nhập kho; Lắp cảm biến tại các máy sản xuất để thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực; Lắp màn hình quan sát tại các vị trí cần thiết để cập nhật bảng dữ liệu thời gian thực (lỗi thiết bị, lỗi sản phẩm, hang tồn kho, hiện trạng sản xuất….); Phân tích dữ liệu định kỳ.
Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ tư vấn cải tiến hiện trường sản xuất cho 6 doanh nghiệp: Công ty cổ phần công nghiệp JK Viet Nam, Công ty TNHH DM Vina, Công ty cổ phần Accuracy, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Thịnh Vượng, Công ty cổ phần thiết bị bưu điện; giúp các doanh nghiệp này xây dựng môi trường sản xuất an toàn; Sàng lọc và sắp xếp thiết bị và công cụ dụng cụ; Xây dựng bảng biểu KPI quản lý bằng excel; Giảm thời gian thao tác công đoạn; Tối ưu hóa sắp xếp vị trí tại nhà xưởng; Sắp xếp lại kho bãi trực quan hơn.
Video đang HOT
Đánh giá chung, trước khi tham gia dự án, các doanh nghiệp Việt Nam còn thu thập và quản lý dữ liệu một cách cục bộ, các thông tin vận hành quá trình được cập nhật chậm, thường theo đơn vị thời gian ngày hay tuần gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ và hiệu quả ra quyết định của người quản lý. Khi tham gia chương trình, các doanh nghiệp đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “Nhà máy thông minh”. Hệ thống quản lý gồm các quá trình đã được thiết kế lại để tối ưu hoá, đảm bảo dòng chảy thông tin vận hành được thông suốt và liên tục. Các giải pháp quản trị trên nền tảng số hoá, tự động hoá được chuyển giao trực tiếp từ chuyên gia Samsung giúp cho cả hệ thống quản lý và hiện trường sản xuất được thay đổi rõ rệt từ khâu tiếp nhận yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất tới lưu kho và chuyển giao sản phẩm. Các dữ liệu liên quan đến năng suất, chất lượng, giao hàng, chi phí … được quản lý và phân tích theo thời gian thực giúp cho nhà quản lý nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn trong việc ra quyết định.
Tham gia dự án, các doanh nghiệp đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “Nhà máy thông minh”.
Ông Choi Joo Ho – Tổng giám đốc Samsung Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất vui và tự hào khi được tận mắt chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của các doanh nghiệp sau khi tham gia Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh. Những thay đổi này là nền tảng để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu trên mọi quy trình như nghiên cứu, sản xuất… từ đó có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ của Samsung mà cả mạng cung ứng toàn cầu. Samsung sẽ tiếp tục nỗ lực lan toả chương trình tới nhiều địa phương hơn nữa nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số”.
ADVERTISING
00:00
Theo ông Ngô Khải Hoàn – Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp: “Sau khi tham gia dự án, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước cải tiến rất đáng khích lệ trong việc hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình sản xuất, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc áp dụng nhà máy thông minh. Tôi xin được nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự cầu tiến của các doanh nghiệp khi đã không ngừng nỗ lực trước, trong và sau quá trình cải tiến. Tôi mong rằng, các doanh nghiệp tham gia chương trình tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa tính hiệu quả mà chương trình phát triển Nhà máy thông minh mang lại, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ trên cả nước”.
Sau dự án, các doanh nghiệp được tư vấn sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy thông minh dưới sự cố vấn trực tuyến của các chuyên gia Hàn Quốc nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Dự án “Hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh” đợt 2 sẽ tiếp tục được thực hiện tại khu vực phía Nam từ tháng 8/2022, để tư vấn cho 12 doanh nghiệp.
Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại các địa phương là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022 với mục tiêu hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp và đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh trong 02 năm (2022 – 2023).
Từ năm 2015, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp để triển khai chương trình tư vấn cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379 doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 2018-2021, Bộ Công Thương và Samsung đã đào tạo 406 chuyên gia về công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực khuôn mẫu trong sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương và Samsung tiếp tục triển khai dự án đào tạo 200 kỹ thuật viên khuôn mẫu trong giai đoạn 2020 – 2023. Qua nỗ lực tìm kiếm doanh nghiệp cung ứng, số lượng doanh nghiệp cấp 1 của Samsung đã có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2014, số lượng doanh nghiệp cấp 1 chỉ có 4 doanh nghiệp thì con số này đã tăng lên thành 51 doanh nghiệp vào cuối năm 2021. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp cấp 2 cũng đạt 203 doanh nghiệp.
Samsung Việt Nam: Sản xuất được phục hồi nhờ các giải pháp kịp thời
Bên lề Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức mới đây tại Hà Nội, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho đã có những chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về thực trạng, những bước tiến thành công của doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19.
Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho. Ảnh: vietnamlawmagazine.vn
Hơn 1 thập kỷ có mặt và đầu tư tại thị trường Việt Nam, Samsung đã gây dựng được những thành quả như thế nào, thưa ông?
Samsung Việt Nam bắt đầu hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ năm 1995. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư chính thức của Samsung tại Việt Nam được đánh dấu bằng việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008.
Từ đó đến nay, qua hơn 13 năm phát triển, hiện Samsung đang vận hành 6 nhà máy sản xuất, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại các tỉnh, thành phố lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên của Samsung Việt Nam hiện cũng đã lên tới 110.000 người.
Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn đang xây dựng mới Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển R&D của riêng Samsung với quy mô 220 triệu đô la Mỹ (USD) tại khu vực Tây Hồ Tây, Hà Nội. Tiến độ hiện nay đã đạt khoảng 50% và dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.
Tính đến thời điểm này, tổng số vốn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam đạt khoảng 17,7 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vừa qua đạt 56,5 tỷ USD. Năm nay, mặc dù, Samsung Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn năm 2020, song kim ngạch xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9/2021 đã đạt 47 tỷ USD, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Chúng tôi đang kỳ vọng từ giờ đến cuối năm, nếu hoạt động sản xuất có thể duy trì ổn định như hiện tại thì công ty sẽ thuận lợi trong việc đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD cho năm 2022.
Để có được những thành quả này là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, của chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để Samsung Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách phòng dịch an toàn; đồng thời, vừa có thể đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Cùng với đó là sự cống hiến của tất cả cán bộ công nhân viên của Samsung Việt Nam và các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng.
Đại dịch COVID-19 là 1 thách thức lớn của nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có Việt Nam. Tác động của COVID-19 đã và đang khiến hầu hết doanh nghiệp lâm phải tình cảnh khó khăn và thậm chí phải rút lui khỏi thị trường. Trong khi đó, Samsung lại đạt những kết quả tích cực trong giai đoạn này, điều này có được là nhờ đâu, thưa ông?
Có thể nói, vượt qua đại dịch COVID-19 cũng là một trong những thành công của Samsung Việt Nam; minh chứng cho những nỗ lực phấn đấu và ý chí quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân của doanh nghiệp.
Cùng với các công ty cung ứng, Samsung Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về phòng chống dịch của Chính phủ với phương châm 3 tại chỗ để duy trì hoạt động và sản xuất không gián đoạn trong suốt 2 - 3 tháng diễn ra đợt dịch COVID-19 lần thứ 4.
Tất cả các nhân viên đều tuân thủ chặt chẽ quy định 5K và các quy định duy trì khoảng cách. Công ty đã tạo mọi điều kiện để nhân viên yên tâm làm việc trong nhà máy an toàn như cấp khẩu trang KF94, xét nghiệm định kỳ COVID-19. Đồng thời, cung cấp miễn phí 3 bữa ăn mỗi ngày trong nhà ăn của công ty để giảm thiếu tối đa việc tiếp xúc với bên ngoài cũng như đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Lãnh đạo các nhà máy cũng tích cực trao đổi và phối hợp với chính quyền các địa phương để thường xuyên báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Nhờ việc được tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất không bị gián đoạn, các hoạt động của Samsung đã và đang dần được phục hồi; nhanh chóng hạn chế được những thất thoát trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã và đang dần đi vào ổn định để phát huy hiệu quả.
Ban lãnh đạo của Samsung Việt Nam cũng nỗ lực phối hợp cùng các công ty cung ứng khắc phục các khó khăn, vướng mắc và động viên các cán bộ công nhân viên của các công ty cung ứng áp dụng chung một phương án phòng dịch đồng nhất.
Có thể thấy, Samsung là một trong những doanh nghiệp điển hình nỗ lực vượt lên nghịch cảnh để nhanh chóng phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh. Với tình hình hiện nay, ông đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch đề ra cho năm 2021?
Ngoài những nỗ lực tự thân và sự đoàn kết, nhất tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra theo kế hoạch, Samsung Việt Nam cho rằng, không thể thiếu được sự hỗ trợ, tiếp sức của Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những phương án khắc phục cần thiết nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng.
Đầu tiên, Samsung Việt Nam đề nghị, các bên liên quan tích cực thúc đẩy việc ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác sản xuất tại các tỉnh trong các khu công nghiệp phía Bắc và phía Nam. Theo đó, nội dung chủ yếu là đảm bảo hoạt động sản xuất không gián đoạn, đảm bảo việc di chuyển của người dân và vận chuyển hàng hóa thuận lợi giữa 3 tỉnh giống như trong một tỉnh. Samsung và các công ty cung ứng hoàn toàn ủng hộ sự nỗ lực của 3 tỉnh và hy vọng việc ký kết nhanh chóng được thực hiện.
Hiện nay, 3 tỉnh khu vực phía Bắc là Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc đã nhất trí ký kết thỏa thuận hợp tác, hy vọng rằng, việc ký kết sẽ nhanh chóng diễn ra khi đạt được sự thống nhất cuối cùng. Ở khu vực phía Nam, Samsung Việt Nam cũng hy vọng Chính phủ và các địa phương quan tâm hỗ trợ hơn nữa để Tp. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh như: Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với nội dung tương tự khu vực phía Bắc.
Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn kiến nghị, tiêu chuẩn hóa các tiêu chí quản lý phòng dịch của Chính phủ. Theo đó, các doanh nghiệp có thể dự đoán được tình hình để có phương án quản lý nhân sự hiệu quả, lên kế hoạch sản xuất và hạn chế những khó khăn trong quản lý và vận hành.
Hy vọng Chính phủ sẽ nhanh chóng soạn thảo tiêu chí quản lý phòng dịch đồng nhất và đại diện chính quyền các địa phương cũng cần thường xuyên trao đổi với các doanh nghiệp trước 1 tuần hoặc tối thiểu 3 - 4 ngày/lần trước khi thực hiện các quy định mới hoặc thay đổi các quy định hiện hành.
Nếu được như vậy, thì các doanh nghiệp có thể tích cực tuân thủ các quy định của Chính phủ, góp phần tạo nên sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất và vận hành quản lý nhân sự.
Như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã từng nói: "Lợi ích thì hài hòa, Khó khăn thì chia sẻ!". Samsung cam kết trong thời gian tới sẽ luôn luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, nỗ lực hết sức để chăm lo đời sống của 110.000 cán bộ công nhân viên để giúp họ tập trung, ổn định việc làm. Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tôi luôn trông đợi, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cùng các địa phương sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa, hỗ trợ tích cực hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp; trong đó có Samsung Việt Nam để không chỉ vượt qua đại dịch thế kỷ, mà còn vượt lên phía trên và chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
'Bão giá' tàn phá giấc mơ người xây nhà Trong cơn "bão giá" vật liệu xây dựng hiện nay, không chỉ những dự án, công trình lớn rơi vào cảnh mất kiểm soát chi phí mà ngay cả những chủ thầu xây dựng nhỏ, chuyên thi công nhà dân sinh cũng lao đao, tìm mọi cách để xoay xở. Giá các loại vật liệu xây dựng như ximăng, cát tăng mạnh khiến...