Dự án hồ An Dương: UBND TP.Hà Nội hành động khó hiểu?
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rõ ràng là vậy, nhưng lãnh đạo UBND TP Hà Nội không làm đúng với nội dung đã ban hành.
Dự án hồ An Dương được triển khai xây dựng từ năm 1999. Với số vốn mà Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC đã bỏ ra đầu tư không hề nhỏ, nhưng đã hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày dự án được phê duyệt, đến nay dự án vẫn chưa được khởi công. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ là những vướng mắc với nhiều sở ban ngành và UBND TP Hà Nội.
Tiền chạy vào túi ai?
Liên quan đến dự án hồ An Dương được hình thành từ năm 1990 và được phê duyệt thực hiện dự án vào những năm 1999. Tại quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 28/9/1999 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) đã chỉ đạo rõ về việc “Cho Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC sử dụng đất để xây dựng khu nhà ở và văn phòng làm việc tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội” trên toàn bộ diện tích 13.970 m trong đó gồm 8.400 m đất do UBND quận Tây Hồ quản lý và 5.570 m do UBND phường Yên Phụ và các hộ dân quản lý sử dụng.
Tại điều 2 của quyết định này cũng nêu rõ rằng “Xác định cụ thể mốc giới các khu đất trên bản đồ và trên thực địa, đăng ký vào sổ địa chính Nhà nước, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng theo quy định hiện hành. Hướng dẫn việc đền bù thiệt hại cho các chủ sử dụng có đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằngđảm bảo tiến độ thi công xây dựng công trình”.
Căn cứ vào quyết định số 914/QĐ-TTg. Ngày 18/10/1999 UBND TP Hà Nội ra quyết định số 4385/QĐ-UB về việc giao nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 28/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Quyết định này cũng chỉ ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện “Giao nhiệm vụ cho UBND quận Tây Hồ, các ngành chức năng của UBND TP và Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC thực hiện Quyết định số 914/QĐ-TTg”. Trong đó phải thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng, lập phương án đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi theo quy định hiện hành, hướng dẫn Chủ đầu tư (Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC) việc chi trả tiền đền bù và hộ trợ để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư Dự án.
Để thực hiện hai quyết định trên ngày 15/04/2002 Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC đã nộp tiền thuế sử dụng đất tại phòng thuế trước bạ và các khoản thu khác số tiền 6083.834.000 VNĐ (sáu tỷ không trăm, tám ba triệu, tám trăm, ba tư ngàn đồng) để đảm bảo cho việc thực hiện Dự án theo quyết định số 914/QĐ-TTg và 4385/QĐ-UB.
Bên cạnh đó Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC cũng đã nộp thêm tiền thuê đất theo hợp đồng số 73/2001/ĐCNĐ-HĐTĐTN ngày 24/12/2001 là 121.323.000 VNĐ.
Khu đất dự án hồ An Dương
Video đang HOT
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rõ ràng là vậy, nhưng lãnh đạo UBND TP Hà Nội sau khi ban hành Quyết định 4385/QĐ-UB lại không quyết liệt thực hiện các nội dung chỉ đạo.
Không chỉ vậy, UBND TP Hà Nội và các đơn vị trực thuộc hiện không thanh toán lại tất cả số tiền mà Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC đã bỏ ra để thực hiện quyết định số 914/QĐ-TTg và 4385/QĐ-UB.
Một câu hỏi đặt ra ở đây khiến dư luận hết sức bức xúc, hiện nay số tiền đấy ở đâu và đã “chạy vào túi ai”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Quay trở lại Hợp đồng kinh tế 124/HĐ ngày 26/01/1992 giữa Ban quản lý các Công trình xây dựng quận Ba Đình với Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC cũng đã nêu rõ:
Việc xây dựng nhà ở của Công ty phát triển đầu tư xây dựng sau đổi tên thành (Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC) sau khi hoàn thành và bán xong, về phía Công ty phải có trách nhiệm trích nộp cho ngân sách quận Ba Đình 20% lợi nhuận, sau khi trừ tất cả mọi chi phí bao gồm, giải phóng mặt bằng, đền bù giải phóng hợp lý, san lấp mặt bằng, làm cống thoát nước, xây dựng nhà ở xây dựng nhà cho phường.
Bên cạnh đó Ban quản lý các Công trình xây dựng có trách nhiệm, phối hợp với UBND phường để giải phóng mặt bằng các hộ dân đã lấn chiếm, phối hợp với UBND quận Ba Đình và Thành phố để phê duyệt các thủ tục về xây dựng cơ bản cho Công ty phát triển đầu tư xây dựng (Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC ).
Nội dung của hợp đồng là vậy, khi Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC thực hiện nghĩa vụ đóng tất cả mọi chi phí, với một số lượng tiền không hề nhỏ từ nguồn tiền của các cổ đông trong công ty để thực hiện dự án.
Nhưng một nghịch lý đáng nói ở đây, khi tiền được đầu tư vào Dự án hồ An Dương đang còn nóng thì các đơn vị chức năng lại không thực hiện đúng nội dung của Hợp đồng kinh tế 124/HĐ ngày 26/01/1992, không kết hợp với Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC thực hiện việc giải phóng mặt bằng nên phía Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC không triển khai được Dự án đúng tiến độ.
Theo tính toán sơ bộ, với số tiền mà Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC đã bỏ ra tại thời điểm đó nếu tính theo lãi suất ngân hàng thì đến thời điểm này nó đã lên tới hàng trăm tỷ đồng, vậy mức độ thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu trong một thời gian dài. Cơ quan nào có trách nhiệm phải hoàn trả cho Công ty phát triển đầu tư xây dựng IDC?
Minh Diễn
Theo_Báo Đất Việt
Bắt giữ ô tô dùng biển số giả vận chuyển gần 2 tạ Tê Tê Java
Để hòng qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng đã sử dụng ô tô lắp biển số giả vận chuyển 50 cá thể Tê Tê Java có trọng lượng gần 2 tạ. Các đối tượng bị bắt giữ khi đi đến địa bàn xã An Hồng, (An Dương, Hải Phòng).
Cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ ô tô dùng BKS giả vận chuyển trái phép 50 cá thể Tê Tê quý hiếm đi tiêu thụ.
Ngày 15/4, cơ quan CSĐT (CA TP Hải Phòng) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam các đối tượng Hoàng Anh Tuấn, (34 tuổi, trú tại xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam); Đào Ngọc Cường, (24 tuổi, phường Trần Lãm, TP Thái Bình), về hành vi "vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm", thuộc nhóm II B.
Theo cơ quan điều tra CA Hải Phòng, trước đó vào chiều 8/4, các trinh sát phát hiện xe ô tô Mazda BT50 mang BKS: 29C-378.37, lưu thông theo hướng Thái Bình - Quảng Ninh trên quốc lộ 10, có nhiều biểu hiện nghi vấn. Khi chiếc xe ô tô này đi đến đoạn chân cầu Kiền (thuộc địa phận xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng), thì bị lực lượng chức năng bất ngờ tiến hành kiểm tra phương tiện.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại thùng đựng đồ phía sau xe được ngụy trang với hàng chục "mu rùa" bằng sắt, phía dưới là các túi lưới đựng 50 cá thể Tê Tê Java, trọng lượng gần 2 tạ.
Số Tê Tê Java là loại động vật hoang dã nhóm IIB cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng còn thu được 1 bộ BKS ô tô 14C-085.50; 3 ĐTDĐ. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện cũng như số Tê Tê vận chuyển trên xe. Tổ công tác đã lập biên bản và tạm giữ đôi tượng để điều tra, xử lý.
Tại cơ quan điều tra, lái xe khai là Hoàng Anh Tuấn, (34 tuổi, trú tại xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Cơ quan điều tra làm rõ, đầu tháng 3/2015, Tuấn được một đối tượng tên Nguyễn Xuân Trường, (SN 1983, ở TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) nhận về làm lái xe.
Tối ngày 7/4, Trường bảo Tuấn đi xe ô tô về Thái Bình nhận Tê Tê vận chuyển ra Móng Cái tiêu thụ còn Trường đi trên một chiếc xe ô tô khác.
Đêm ngày 7/4, Tuấn về đến TP Thái Bình và nằm ngủ trong xe còn Trường đi giao dịch mua bán với khách. Trưa 8/4, Trường gọi điện cho Tuấn bảo lái xe đến kho của chủ hàng Nguyễn Ngọc Vinh, (đường Lý Bôn, phường Trần Lãm, TP Thái Bình), nhận hàng.
Tại đây, Tuấn gặp vợ ông Vinh, ông Hiển và Đào Ngọc Cường, (24 tuổi, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình) và được một nhân viên nhà nghỉ bốc 50 con Tê Tê lên xe Tuấn còn Cương đi theo xe để áp tải hàng.
Số Tê Tê Ja Va vừa được cơ quan chức Hải Phòng bắt giữ bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã tiếp nhận chăm sóc để trả về môi trường tự nhiên.
Sau khi nhận đủ số Tê Tê, Tuấn tháo biển số xe ô tô 14C - 085.50 ra và thay vào đó bằng BKS giả 29C-378.37 giả để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, khi chiếc xe trên đi đến địa phận xã An Hồng, huyện An Dương thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Theo lãnh đạo trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Tê Tê Java có tên khoa học là Manis Javanica thuộc nhóm IIB là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ theo nghị định 160/NĐ-CP/2013 của Chính phủ.
Hiện số Tê Tê trên đã được cơ quan chức năng TP Hải Phỏng bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã để chăm sóc, chữa trị vết thương, trả về môi trường tự nhiên theo quy định.
Lãnh đạo CA TP Hải Phòng đã biểu dương và trao thưởng về thành tích của Phòng PC46, (CA Hải Phòng), hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Ba nông dân Kiên Giang vừa mất đất vừa bị đi tù: Vì sao? Hành vi cố tình vi phạm quây chiếm đất của các bị cáo đủ cấu thành tội vi phạm về các quy định sử dụng đất đai. Từ chỗ bị thu hồi đất phục vụ cho dự án, mất đất sản xuất, muốn tiếp tục được canh tác trên thửa ruộng mình đã khai phá từ năm 1990, ba nông dân ở Kiên...