Dự án công nghệ cao tỷ đô duy nhất của Mỹ tại Việt Nam thu lãi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm
Intel Products Việt Nam cho đến lúc này là dự án tỷ đô duy nhất mà một doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam, đây cũng chính là nhà máy lắp ráp – thử nghiệm lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu.
Tại diễn đàn doanh nghiệp TP HCM – Hoa Kỳ tổ chức vào cuối tháng 8 vừa qua, Tổng giám đốc của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV) – ông Kim Huat Ooi cho biết đang chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư lớn hơn nữa vào Việt Nam trong những năm tới.
Tập đoàn Intel (Mỹ) hiện đang đầu tư hơn 1 tỷ USD vào nhà máy tại Khu công nghệ cao Sài Gòn ( Saigon Hi-Tech Park), quận 9, TP HCM. Khoản đầu tư được công bố vào tháng 11/2006, xây dựng trên diện tích 47.000 m2 và bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2010.
Đến nay, Intel Products Việt Nam vẫn là dự án đầu tư công nghệ tỷ đô duy nhất của Mỹ vào Việt Nam; đồng thời, đây cũng là nhà máy lắp ráp – thử nghiệm lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu.
Trong 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào vận hành (2010 – 2019), IPV xuất khẩu lũy kế khoảng 36 tỷ USD. Riêng công ty này chiếm khoảng 60% giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp đóng trụ sở tại Saigon Hi-Tech Park năm 2019.
IPV hiện đang sản xuất những chipset công nghệ mới nhất của Intel bao gồm 5G, IOT, desktop, mobile… cho khách hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, trung tâm này cũng đóng vai trò nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực thông tin kỹ thuật cao (công nghệ cho thương mại điện tử), kiểm tra kiểm nghiệm sản phẩm, cũng như cung cấp dịch vụ hậu mãi.
Số liệu kết quả kinh doanh của IPV minh chứng rằng lựa chọn của tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ khi đầu tư vào Việt Nam là hết sức đúng đắn. Năm 2019, kết quả kinh doanh của Intel Việt Nam đột biến với doanh thu 24.067 tỷ đồng, tăng 54%; lợi nhuận ròng 3.720 tỷ đồng, tăng 59%. Những năm trước đó, công ty này đạt tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, biên lãi gộp duy trì ở mức 15%.
Kết quả của IPV đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh của Intel trên toàn cầu, năm ngoái doanh thu của tập đoàn Intel phá kỷ lục mọi thời đại, đạt 72 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy vậy, trong quý kinh doanh gần nhất (quý 3/2020), Intel ghi nhận doanh thu thuần giảm 4% còn 18,3 tỷ USD; lợi nhuận ròng giảm tới 29% còn 4,3 tỷ USD. Điểm sáng đến từ doanh số bán máy tính xách tay tăng thêm 1%, đạt 9,8 tỷ USD, do nhu cầu gia tăng phục vụ làm việc, học tập tại nhà đối phó COVID-19.
Trong bối cảnh nhu cầu khách hàng thay đổi và nền kinh tế không chắc chắn, CEO của Intel – ông Bob Swan cho biết vẫn tự tin vào chiến lược kinh doanh của mình khi cung cấp các sản phẩm dẫn đầu, giành thị phần trong thị trường đang được thúc đẩy bởi dữ liệu, AI, mạng 5G và điện toán biên.
Quay trở lại với IPV, sự thịnh vượng của công ty này kéo theo sự thành công của các đối tác cung ứng và phân phối Việt Nam.
CTCP Synnex FPT và CTCP Thế giới số (Digiworld) là hai công ty trong nước được lựa chọn để cung cấp linh kiện, thiết bị gốc (OEM) theo các tiêu chuẩn của Intel. Trong khi đó, một đơn vị phân phối sản phẩm được nhắc đến là CTCP Tin học Viết Sơn.
Nếu như cả Synnex FPT và Digiworld đều là những cái tên nổi tiếng trong ngành kinh doanh thiết bị công nghệ, thì Viết Sơn cũng đã có kinh nghiệm hoạt động tròn 30 năm.
Viết Sơn chuyên kinh doanh các sản phẩm ổ cứng, chip nhớ của Intel và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Asus, Kingston, Microsoft… Đỉnh cao của công ty này là vào năm 2017 với doanh thu 1.600 tỷ đồng, tuy nhiên sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, năm ngoái chỉ ghi nhận hơn 800 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận thu về không đáng kể.
Môi trường kinh doanh ổn định của Việt Nam được các nhà đầu tư toàn cầu đánh giá cao, CEO của IPV nói rằng Chính phủ đã kiểm soát cấp tốc dịch bệnh ngay cả khi đối mặt với bùng phát lần hai.
Chính vì vậy mà trong nửa đầu năm 2020, hoạt động của IPV vẫn duy trì ổn định, khối lượng sản xuất tăng 30%, ông Kim Huat Ooi cho biết.
IPV hiện đang tạo khoảng 5.000 việc làm kỹ năng cao cho nhân sự người Việt. Công ty này đã đầu tư 25 triệu USD vào 8 trường đại học tại TP HCM, làm việc cùng 700 sinh viên nữ.
Dự án tỷ đô của đối tác Apple ở Việt Nam sẽ không sản xuất iPhone mà là mặt hàng khác?
Thực tế, thông tin Pegatron (Đài Loan - Trung Quốc) muốn đầu tư vào Việt Nam đã được báo chí quốc tế đề cập đến từ hồi tháng 1/2020.
Mặt khác, Việt Nam cũng không phải điểm đến đầu tư duy nhất của đối tác Apple. Pegatron cũng như Foxconn trước đó đều đã công bố đầu tư 1 tỷ USD và nhà máy ở những nơi khác.
Bloomberg đưa tin hồi đầu năm: Pegatron Corp đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một cơ sở hoàn toàn mới ở miền Bắc. Một nguồn tin giấu tên nói với Bloomberg: "Họ đã thuê một cơ sở ở thành phố Hải Phòng".
"Động thái này nhằm mục đích chuyển sản xuất ra khỏi các nhà máy chính của công ty tại Trung Quốc, nơi chi phí vận hành tăng do chi phí lao động cao hơn và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung", ông Tung Tzu-hsien, Chủ tịch của Pegatron nói với Nikkei Asian Review cùng thời điểm đầu năm khi giải thích về dự định này.
Ông Tung nói với Nikkei rằng Trung Quốc "không con là điêm sản xuất tối ưu kể từ hơn 5 năm trước", thêm vào đó, "Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ném đá Trung Quôc, qua trinh đa dạng hóa sản xuất bắt đầu".
"Các nhà máy Indonesia và Việt Nam sẽ chế tạo các thiết bị kết nối Internet", ông Tung nói hồi tháng 1.
Pegatron san xuât đa dang các thiết bị điên tư, bao gồm cả iPhone của Apple, theo hợp đồng. Pegatron la nha san xuât lơn thứ hai chỉ sau công ty Đài Loan Hon Hai Precision Industry, được biết đến với cái tên Foxconn.
Pegatron cùng với hai nhà lắp ráp iPhone khác của Apple là Wistron Corp và Hon Hai Precision Industry Co. đều đang phát triển các cơ sở sản xuất hoặc tăng công suất tại Việt Nam. Không công ty nào trong số ba cái tên nói trên sản xuất iPhone tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Pegatron vừa có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD cho tổ hợp công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng mới đây.
Cụ thể, 1 tỷ USD này sẽ được chia cho 3 dự án:
- Pegatron Việt Nam 1 (tổng vốn đầu tư dự kiến 19 triệu USD): Dự án này đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp chứng nhận đầu tư vào 17/3.
- Pegatron Việt Nam 2 (tổng vốn đầu tư dự kiến 481 triệu USD): Dự án này đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục đầu tư.
- Pegatron Việt Nam 3 (tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD): Dự án này dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026-2027.
Bên cạnh đó, Petragon còn bày tỏ ý định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc sang Việt Nam vào thời điểm phù hợp. Dự kiến, trung tâm này sẽ chuyển sang vào khoảng năm 2026-2027 - cùng với thời gian thực hiện dự án Petragon Việt Nam 3.
Việt Nam không là duy nhất
Trước đó, công ty này đã trình đơn nêu ý định đầu tư khoảng 10-15 nghìn tỷ rupiah (695 triệu đến 1 tỷ USD) vào một nhà máy ở Indonesia để lắp ráp "chip cho điện thoại thông minh Apple", Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia Warsito Ignatius cho biết hồi tháng 5/2019.
Pegatron có kế hoạch lắp ráp chip điện thoại với sự hợp tác của công ty điện tử Indonesia PT Sat Nusapersada tại một nhà máy trên đảo Batam, Thứ trưởng Warsito Ignatius nói với Reuters.
Tuy nhiên, theo KrASIA, những người trong ngành đã nói rằng Pegtaron sẽ không bắt đầu sản xuất các bộ phận của Apple ở Indonesia trong tương lai gần. Sự hợp tác của họ với Sat Nusapersada ở Batam liên quan đến việc sản xuất thiết bị viễn thông, chẳng hạn như bộ định tuyến.
Bên cạnh sự hợp tác này, theo Ali Subroto, Giám đốc hiệp hội ngành thiết bị CNTT của Indonesia (AIPTI), Pegatron cũng đang đầu tư vào việc mở nhà máy của riêng mình trên Batam. Tuy nhiên, ông nói, "Chúng tôi chưa biết họ sẽ sản xuất những gì ở đó."
Một nhà cung cấp khác của Apple là Foxconn, hồi tháng 7 cũng cho biết dự định sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở miền nam Ấn Độ, theo Reuters. Đây hứa hẹn sẽ là nơi lắp ráp các dòng iPhone chủ lực cho Apple trong tương lai. Dự kiến Foxconn sẽ đầu tư cho nhà máy Sriperumbur, địa điểm sản xuất iPhone XR của Apple trong suốt 3 năm tới.
Cũng theo Reuters, Foxconn được cho là để mắt đến cả Mexico để đầu tư nhà máy. Theo nguồn tin của Reuters, Foxconn sẽ có kế hoạch sử dụng nhà máy mới ở Mexico để sản xuất iPhone cho Apple. Tuy nhiên, một nguồn tin khác lại nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan tới Apple trong kế hoạch này của Foxconn. Foxconn muốn đưa ra quyết định cuối cùng về nhà máy mới vào cuối năm nay và nhà máy sẽ được xây dựng sau đó.
Tháng trước (8/2020), Pegatron cũng được cho là đang thăm dò để chuyển dây chuyền sang Mexico, nhưng sau đó có thông tin Pegatron đã phủ nhận điều này.
Mỹ bị ảnh hưởng khi cấm Huawei Việc kinh doanh phần cứng, phần mềm và ứng dụng của các doanh nghiệp Mỹ có thể bị ảnh hưởng không nhỏ từ lệnh cấm Huawei của chính quyền Trump. Giữa tháng 8, Mỹ ra quy định bổ sung, yêu cầu các nhà cung cấp toàn cầu, nếu sử dụng công nghệ của Mỹ trong sản xuất chip, không được bán linh kiện...