Dự án cổ trang Việt về Vua Lý Thánh Tông của Mâu Thủy nhận “gạch đá”, NTK phát biểu sai lệch về mặt lịch sử!
Có lẽ NTK Lê Long Dũng, người đứng đầu dự án cổ trang Việt về Vua Lý Thánh Tông, nên cẩn thận hơn trong các phát biểu của anh, đặc biệt là về những vấn đề liên quan đến lịch sử.
Mới đây, NTK Lê Long Dũng đã gây chú ý với việc giới thiệu đến công chúng dự án lịch sử về Hoàng đế Lý Thánh Tông, Thượng Dương Hoàng hậu và Ỷ Lan Nguyên phi. Dự án quy tụ NSƯT Thành Lộc trong vai Hoàng đế Lý Thánh Tông, Á hậu Mâu Thủy trong vai Ỷ Lan Nguyên phi, người mẫu Hương Ly trong vai Thượng Dương Hoàng hậu. Lê Long Dũng cho biết anh mất 5 tháng để hoàn thiện dự án lần này và cũng đã công bố bản vẽ tạo hình cho 3 nhân vật lịch sử được đề cập.
Thượng Dương Hoàng hậu và Ỷ Lan Nguyên phi là hai người vợ nổi tiếng của Hoàng đế Lý Thánh Tông. Giai thoại về việc Ỷ Lan Nguyên phi “tranh quyền đoạt vị” với Thượng Dương Hoàng hậu dẫn đến cái chết của Hoàng hậu và 72 cung nữ là một trong những giai thoại vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại này là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của hậu thế, tiểu biểu là vở cải lương “kinh điển” Xử Án Thượng Dương.
Trả lời với truyền thông, Lê Long Dũng cho biết dự án này hướng đến các bạn trẻ và người đam mê cổ phục đồng thời tuyên bố: “Việc phục dựng trang phục cổ lần này giống 70 – 80% so với bản gốc, vì ít tư liệu”. Tuy nhiên, chính đối tượng khán giả mà anh hướng đến lại đang là đối tượng chỉ trích dự án này nhiều nhất khi họ chỉ ra vô vàn điểm bất hợp lý trong tạo hình của NTK Lê Long Dũng. Đa số các bình luận đều chỉ trích phần tạo hình cũng như phát ngôn của NTK Lê Long Dũng.
Trích một số bình luận chỉ trích trong nhóm Đại Việt Cổ phong (một số ngôn ngữ không phù hợp được lược bớt)
- Thà im lặng và đừng nói gì về phục trang chuẩn hay không thì không ai nói gì, đằng này tuyên bố 70-80% thì xác định tới công chuyện.
- Vấn đề không nằm ở hai chữ “Việt phục”, vì Việt phục có thể bao gồm cả đồ cách tân. Vấn đề to đùng nằm ở việc gắn mác “triều Lý” vào một cách rất ngang nhiên. Fantasy thì fantasy, đừng kiếm fame bằng cái mác cổ.
- Sao đồ đạc gì nhìn sến súa vậy? Tui nhớ Việt phục đâu có vậy đâu? Không hiểu dựa vô tài liệu nào mà nói 70-80%, trong khi giới cổ phong trầy trật tìm tư liệu đồ thời Lý chưa được bao nhiêu hết?
- Nhìn cái tác phẩm “thời Đinh-Tiền Lê” trước đấy của NTK này thì đủ mường tượng ra “phục dựng giống 70 – 80% bản gốc thời Lý” của tác giả ấy nó như thế nào rồi.
- Chế sân khấu thì nói là chế sân khấu. Đừng lấy “chuẩn sử” ra để pr. Lấy cái văn vật nguyên trạng thời Lý đâu ra mà bảo giống được 70-80%???
Trang phục của Hoàng đế Lý Thánh Tông: có nghiên cứu nhưng mắc sai lầm về màu sắc
Đầu tiên, phải nhìn nhận việc NTK Lê Long Dũng có sự tìm hiểu không nhỏ khi thực hiện bộ trang phục của Hoàng đế Lý Thánh Tông. Phục trang mà Lê Long Dũng sử dụng để thể hiện trong poster được gọi là Cổn Miện, là loại lễ phục cao quý nhất của Hoàng đế chỉ dùng trong các dịp đại lễ như Tế Giao (tế trời đất), lên ngôi,…
Bộ Lễ phục này gồm: 1 mũ Bình Thiên (hay còn gọi là mũ Miện) gồm 12 dải rũ xuống (được gọi là lưu), mỗi lưu có 12 viên ngọc; 1 áo Cổn Phục được thêu 12 chương (12 hoa văn đặc trưng của loại áo này); các loại phục sức đi kèm gồm “đại đới”, “tế tất”, “phương tâm khúc lĩnh”, “huân thường”,…
Tuy nhiên, Lê Long Dũng đã có sai sót nghiêm trọng trong việc sử dụng màu sắc khi đã lấy màu đỏ đậm làm tông màu chủ đạo cho trang phục Cổn Miện của nhân vật Hoàng đế Lý Thánh Tông. Trong khi đó, trang phục Cổn Miện theo ghi chép sẽ có màu đen hoặc xanh đen và là loại trang phục có sự ổn định cao xuyên suốt nhiều thế kỉ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc, Hàn Quốc,… vì nó tượng trưng cho quyền lực của người đứng đầu nhà nước quân chủ Á Đông.
Phục dựng Cổn Miện thời Lý – Trần trong sách Ngàn Năm Áo Mũ.
Hoàng đế Khải Định (triều Nguyễn) trong bộ Cổn Miện chuẩn bị cho lễ Tế Nam Giao.
Video đang HOT
Tư liệu về Cổn Miện triều Nguyễn.
Thượng Dương Hoàng hậu – Ỷ Lan Nguyên phi: trang phục thuần “fantasy” với hơi hướng sân khấu hóa, không thể gọi là “phục dựng”
Nếu như trang phục Hoàng đế Lý Thánh Tông được đánh giá ở mức “trung bình khá” vì có sự đầu tư nghiên cứu tương đối chuẩn thì bộ trang phục của Thượng Dương Hoàng hậu lẫn Ỷ Lan Nguyên phi lại không phát huy được tinh thần nói trên. Thiết kế của Lê Long Dũng cho 2 nhân vật hậu phi hoàn toàn mang tính chất sân khấu với các họa tiết được cách điệu, tạo cảm giác hoành tráng và mang đến khán giả hiệu ứng mạnh về thị giác.
Cũng cần phải khẳng định một điều rằng việc Lê Long Dũng mang các sáng tạo về trang phục lên trình diễn sân khấu, các dự án về lịch sử – văn hóa,… tất nhiên vẫn là điều đáng hoan nghênh, nhưng việc khiến Lê Long Dũng bị “ném đá” chính là nằm ở tuyên bố: “Việc phục dựng trang phục cổ lần này giống 70 – 80% so với bản gốc, vì ít tư liệu”.
Học giả Trần Quang Đức, nhà nghiên cứu về Cổ phục Việt Nam nổi tiếng và có uy tín trong cộng đồng lịch sử, đã khẳng định trong Ngàn Năm Áo Mũ việc tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa hề có bất kì hiện vật gốc nào hay có ghi chép cụ thể về trang phục của hậu phi triều Lý, Trần, Hồ.
“Tư liệu trang phục hậu cung thời Lý, Trần, hồ, Lê hiện thấy không ngoài một số pho tượng được tạo dựng vào thế kỉ XVII, XVIII mang những nét trang phục đặc trưng của mệnh phụ thời Lê Trung Hưng. Dựa vào tính đồng đại và những đặc điểm chung của các pho tượng, chúng ta cũng chỉ có thể đoán định được một phần nào trang phục của chính triều Lê Trung hưng, không thể loại suy trang phục của triều đại khác. Dĩ nhiên, một số kiểu áo như áo giao lĩnh, cổ tròn, tứ thân đối khâm đã xuất hiện từ thời Lý – Trần, song sự kết hợp giữa các dạng y phục và trang sức để tạo nên bộ Lễ phục, Thường phục dành cho hoàng hậu, vương phi, công chúa, v…v… mỗi thời mỗi khác biệt”
Trần Quang Đức (Ngàn Năm Áo Mũ, 2013)
Tnh đến thời điểm hiện đại, theo nghiên cứu của Học giả Trần Quang Đức trong Ngàn Năm Áo Mũ, chúng ta vẫn chưa tìm được hiện vật gốc về trang phục thời Lý, Trần, Hồ, Lê. Một số pho tượng thờ các nhân vật triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê,… ở các đền, chùa miền Bắc còn sót lại không phải tượng được tạo tác cùng thời mà chỉ xuất hiện vào thế kỉ XVII, VXIII (thời Lê Trung Hưng) nên không thể sử dụng để làm bằng chứng phục trang cho các nhân vật lịch sử sống trước thời Lê Trung Hưng nhiều thế kỉ được.
Ví dụ: tranh thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu (nhân vật lịch sử sống vào thế kỉ VI) được thực hiện vào khoảng thế kỉ XVIII – XIX, không thể sử dụng phục trang trong bức tranh này để làm tư liệu nghiên cứu về phục sức, y quan thời kì Lý Nam Đế được.
Tranh thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật (Hà Nội).
Trở về tạo hình của 2 nhân vật Thượng Dương Hoàng hậu và Ỷ Lan Nguyên phi, đặt giả thiết NTK Lê Long Dũng có tham khảo tạo hình qua tượng thờ của Ỷ Lan Nguyên phi vì một số điểm tương đồng nhất định. Tuy nhiên, kể cả việc anh lấy mẫu từ tượng thờ của Ỷ Lan Nguyên phi thì vẫn không thể khẳng định là “hiện vật gốc” vì tất cả các pho tượng thờ của nhân vật lịch sử này đều xuất hiện sau thời đại của bà hàng trăm năm.
Tượng thờ Ỷ Lan tại quê nhà.
Làm dự án lịch sử luôn đáng hoan nghênh và trân trọng, nhưng cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và có trách nhiệm với phát ngôn
Những năm gần đây, với sự phát triển của phong trào phục dựng cổ phục, ngày càng có nhiều dự án về phim ảnh, âm nhạc, thời trang, nghệ thuật,… lấy cảm hứng từ Việt phục xuyên suốt các triều đại. Đó là một điều đáng khích lệ, đáng trân trọng và cần phát huy để khán giả, đặc biệt là giới trẻ thêm hiểu biết về lịch sử, cội nguồn dân tộc. Phong trào Việt phục này phát triển nhờ sự thành lập nhiều đơn vị phục dựng cổ phục Việt, đa phần do 8x – 9x thành lập tạo nên một “làn sóng” mới mẻ và đầy sôi động, thu hút sự quan tâm của ngày càng đông giới trẻ.
NTK Lê Long Dũng.
Tuy nhiên, dù nguồn tư liệu ngày càng dồi dào, song vẫn còn nhiều “khoảng trống” về tư liệu lịch sử, tư liệu, đặc biệt ở các triều đại trước thời Lê Trung hưng vì nhiều lí do cả chủ quan lẫn khách quan. Nói riêng về thời Lý – Trần, những ghi chép cụ thể về trang phục thời kì này vẫn chưa thực sự đầy đủ, hiện vật về phục sức – áo mão tồn tại trong giai đoạn này gần như có thể nói bằng không. Các dự án về trang phục Lý – Trần chỉ nằm ở mức “phỏng dựng”, dựa trên số ghi chép ít ỏi và tham khảo tư liệu, hiện vật thời kì Đường – Tống của Trung Quốc.
Việc NTK Lê Long Dũng sử dụng cụm từ “phục dựng 70-80%” qua đó chưa đúng về mặt kiến thức và dễ tạo ngộ nhận sai lầm với công chúng chưa có kiến thức sâu về cổ phục, khiến họ lầm tưởng những thiết kế của anh là gần sát với lịch sử. Đây mới là điều khiến anh nhận “gạch đá” từ cộng đồng đam mê lịch sử chứ họ không hề có vấn đề với việc anh thực hiện một dự án về lịch sử Việt Nam.
Nghệ sĩ Việt và chuyện phía sau bộ đồ bảo hộ
"Những ngày tháng làm tình nguyện viên trở thành quãng thời gian đẹp đẽ trong thanh xuân của tôi. Tôi được vui cười, xúc động, hạnh phúc bên các đồng đội", Minh Khang trải lòng.
Tính từ 0h ngày 31/5, đến nay, TP.HCM trải qua gần 70 ngày sống chung với dịch Covid-19.
Sống trong giai đoạn lịch sử, nhiều nghệ sĩ Việt đã chọn cách "ra tiền tuyến" bằng công việc của một tình nguyện viên. Ở đó, họ được trải nghiệm, cống hiến những giá trị vật chất, tinh thần để cùng đội ngũ tuyến đầu trên hành trình đẩy lùi dịch bệnh.
Để rồi, chính họ cũng nhận về cho mình những bài học về giá trị sống, tình người. Trong khó khăn, vất vả, các nghệ sĩ biết rằng không sự hy sinh nào là vô nghĩa.
Khi những giọt mồ hôi họ rơi xuống sau lớp áo bảo hộ là một lần niềm vui lan tỏa trên khuôn mặt của người dân và cùng đi đến ngày thắng dịch.
Nụ cười rạng rỡ sau sợi dây phong tỏa
"Thủy đã tính làm nốt hôm nay rồi mai nghỉ hẳn vì mệt quá. Hơn một tháng đồng hành cùng đội tình nguyện viên nghệ sĩ, tôi gần như vắt kiệt sức, làm từ sáng đến tối mịt. Thế nhưng, sau một đêm ngủ dậy, tôi lại dẹp bỏ ý nghĩ đó và tiếp tục lên đường. Công việc này mệt nhưng rất vui" , Mâu Thủy kể với Zing.
Giống Mâu Thủy, hơn một trăm nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực từ MC, diễn viên, ca sĩ... đã ngày đêm trực chiến ở nhiều điểm nóng trong tâm dịch TP.HCM hơn 70 ngày qua.
Họ làm những công việc tay chân nặng nhọc và hỗ trợ nhân viên lấy mẫu trong các khu phong tỏa, cách ly, hát ở bệnh viện dã chiến - nơi điều trị hàng nghìn F0.
Hoàng My và các nghệ sĩ khi đi làm công việc tình nguyện viên. Ảnh: NVCC.
Không một lời than vãn, kể khổ, các nghệ sĩ luôn rạng rỡ nụ cười, tràn trề nhiệt huyết.
Có diễn viên mải miết chạy mỗi ngày 150 km từ Bình Dương lên TP.HCM ròng rã hai tháng qua để làm công tác chống dịch. Có người giấu gia đình, trốn ra ngoài để được tiếp sức cùng đồng đội ở nhiều công việc tình nguyện.
Và khi được hỏi về lý do, họ chỉ nói ngắn gọn: "Vui. Và càng làm thấy càng khỏe".
Niềm vui của tình nguyện viên nghệ sĩ đơn giản là sau ngày dài lấy mẫu xét nghiệm, họ được bà con sống gần đó tặng một nồi cháo gà. Để rồi, cả nhóm vừa xì xụp ăn, vừa nói cười vui vẻ.
Diễn viên Phước Hiếu (23 tuổi) tâm sự khi đi tình nguyện viên, anh có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện với các đồng nghiệp. Điều đó giúp anh xua bớt nỗi nhớ nghề.
Riêng Hoàng My, cô kể quyết định làm tình nguyện viên trong tâm dịch trong 1,5 tháng qua là "hoàn toàn đúng đắn" và "vui chưa từng thấy".
"Trong nhóm tình nguyện viên, chúng tôi gồm Phi Kha, Mâu Thủy, Ngọc Châu và tôi lập thành một tiểu đội chân dài. Chúng tôi cùng hỗ trợ nhau trong công việc, đi đâu cũng dính nhau như hình với bóng. Kết thúc công việc, cả nhóm nhí nhố, vui vẻ. Nhờ đi tình nguyện viên mà tôi có thêm nhiều người bạn hợp cạ. Tôi cũng cảm thấy gắn bó hơn với đất nước hơn. Trước đây, tôi là người thích đi và muốn sống ở nhiều quốc gia khác nhau ", á hậu cho biết.
Niềm vui sau ngày dài làm việc ở khu phong tỏa của Hoàng My, Phi Kha. Ảnh: NVCC.
Mỗi ngày trôi qua, người đẹp 33 tuổi đều đăng tải những hình ảnh khi đi làm tình nguyện lên trang cá nhân.
Có ảnh, Hoàng My ngồi ăn cơm hộp và chú thích "bữa ăn ngon mà tinh thần như được tiếp thêm mấy chai tăng lực".
Có ảnh, cô ngồi nhập liệu thông tin giúp nhân viên y tế và cho biết: " Sau kinh nghiệm tình nguyện viên, mình triển vọng với các ngành nghề như: sale, luật sư, hoặc cãi mướn".
Á hậu nói trang nhật ký mở của mình được lấp đầy bởi vô số kỷ niệm, đa phần trong đó là vui vẻ, hạnh phúc vì được cống hiến.
Khoảng lặng
Ngoài quãng thời gian vui vẻ, đội tình nguyện viên nghệ sĩ cũng trải qua những khoảng lặng. Đó là khi Minh Khang - một thành viên trong nhóm không thể về chịu tang cha ở Lâm Đông lúc đang hỗ trợ chống dịch.
MC Quỳnh Hoa nói đó là một ngày buồn của Khang và cả nhóm tình nguyện viên nghệ sĩ nói chung. "Nghe Khang khóc trong điện thoại mà mình muốn khóc theo, cảm giác bất lực".
Nhưng Minh Khang nói anh cố gắng vượt qua nỗi buồn bằng cách tiếp tục cống hiến trong vai trò tình nguyện viên ở những ngày tới và sẽ trở về thắp hương cho cha khi thành phố hết dịch.
"Nhiều ngày qua, các anh chị trong nhóm đã động viên Khang về cả vật chất lẫn tinh thần. Điều đó giúp Khang được an ủi, sẻ chia và xua tan đi nỗi buồn mất người thân. TP.HCM đang bệnh. Khang sẽ cùng các đồng đội cố gắng thật nhiều, để đẩy lùi dịch bệnh", nam diễn viên bày tỏ.
Ca sĩ Cẩm Vân và con gái Cece Trương hát trước 2.000 bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Phương Lâm.
Cece Trương - con gái của ca sĩ Cẩm Vân và nhạc sĩ Khắc Triệu - trong một lần đi hát ở bệnh viện dã chiến số 11 (quận 2, TP Thủ Đức) đã khóc khi hát Gánh mẹ trước 2.000 bệnh nhân Covid-19.
"Tôi rưng rưng, không nén được xúc động khi thể hiện Gánh mẹ, Ở trọ, Biết đâu nguồn cội. Lúc hát ca khúc Gánh mẹ, tôi cứ nghĩ đến những người mẹ không được về với con vì phải điều trị bệnh. Những người thân xa cách nhau. Các em bé chắc nhớ mẹ lắm. Vừa hát, tôi vừa rơi nước mắt ", nữ ca sĩ kể lại.
Ở bên cạnh con gái, ca sĩ Cẩm Vân cũng không nén được xúc động. Cô hạnh phúc khi được hàng nghìn khán giả vỗ tay, cổ vũ trong từng lời hát.
"Bữa giờ, mẹ và tôi muốn đi hát ở bệnh viện dã chiến nhưng chưa có cơ hội. Hôm nay, tôi hạnh phúc khi được tham gia cùng chương trình. Mẹ tôi năm nay ngoài 60 tuổi rồi nhưng cũng hăng hái, nhiệt tình lắm. Mong tiếng hát của hai mẹ con sẽ là nguồn động viên tinh thần nho nhỏ, gửi đến các y bác sĩ và bệnh nhân tại đây. Mọi người sớm khỏe nhé ", Cece Trương bày tỏ.
Thí sinh Vietnam's Next Top Model bóc trần cuộc sống ở Nhật: "Rất áp lực, không màu hồng như tưởng tượng" Đoạn clip tiết lộ cuộc sống ở Nhật của nữ thí sinh Vietnams Next Top Model mùa 9 bất ngờ được đào lại. Từ trước đến nay, đa phần mọi người đều nghĩ du học sinh sẽ có cuộc sống sung sướng tại xứ Hoa anh đào. Thế nhưng thực chất, cuộc sống của các du học sinh người Việt tại Nhật không...