Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Quốc: một ví dụ về tầm nhìn ngắn

Theo dõi VGT trên

Giải quyết cơn khát nước của Bắc Kinh có thể làm còi cọc sự tăng trưởng của khu vực, là tựa bài của hãng tin Reuters ngày 9.9, khi đề cập Dự án chuyển nước Nam-Bắc (SNWTP), một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới của Trung Quốc (TQ).

Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Quốc: một ví dụ về tầm nhìn ngắn - Hình 1

Xây tuyến ống dẫn nước về Bắc Kinh

Lúc còn sống,Mao Trạch Đông từng nghĩ đến chuyện uốn dòng chảy của sông để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho Bắc Kinh cùng vùng khô hạn phía bắc.

Đến tháng 10.2014, SNWTP trị giá 62 tỷ USD sẽ đi vào giai đoạn 2: một khối lượng nước 9, 5 tỷ mét khối/năm sẽ được bơm từ hồ chứa nước Danjiangkou (ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung TQ) qua 1.500 km các kênh đào và ống nước đến các tỉnh Hồ Nam và Hà Bắc ở miền bắc TQ và đến Bắc Kinh

Dự án này sẽ cung ứng hơn 1/3 nguồn nước sinh hoạt của Bắc Kinh.

Nước ô nhiễm nặng, sao mà uống !

Nhưng các nhà phê bình nói việc chuyển một khối lượng nước (tương đương của 3,8 triệu hồ bơi chuẩn thi Olympic) hàng năm sẽ gây tổn thất cho nhiều sông đã bị đe dọa của TQ: nhiều sông đã kiệt nước và có thể đe dọa tương lai đầu tư vào các vùng miền TQ.

Hồi tháng 2, thứ trưởng Qiu Baoxing của Bộ Phát triển nông thôn-đô thị và nhà ở TQ, dự án chuyển dòng này là không bền vững, và lẽ ra Bắc Kinh nên trông cậy vào việc để dành nước mưa cùng công nghệ tẩy muối trong nước biển để lấy nước sinh hoạt.

Giáo sư trợ giảng Britt Crow-Miller của đại học Portland (Mỹ) nói với Reuters: “Khi chuyển một khối lượng nước quá lớn khỏi vùng chậu sông Hán, dự án này đang tước hầu hết đầu vào mà khu vực này cần để phát triển trong các năm và thập niên kế tiếp”.

Là chuyên gia về chính sách về nước của TQ, ông Crow-Miller nói tiếp: “Mô hình phát triển hiện nay của TQ thì rất ngắn hạn. Họ chỉ nghĩ chuyện duy trì sức tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào, bất chấp hậu quả cho tương lai”.

Tuyến đầu tiên của SNWTP được mở hồi năm ngoái, nhưng khi nước từ hồ chứa Danjiangkou đến thành phố Thiên Tân thì quá ô nhiễm sau khi vượt qua vùng đất bẩn nên chúng trở nên vô dụng.

Nạn ô nhiễm ở các dòng nước tự nhiên, cùng nạn ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, là một cơn khủng hoảng môi trường trầm trọng của TQ vốn tự hào có sức tăng trưởng kinh tế nhanh. Chính phủ TQ ước tính hơn 70 % sông hồ đều bị ô nhiễm, và một nửa số sông hồ này bị ô nhiễm trầm trọng, chứa nguồn nước độc đến độ người không dám sử dụng.

Gần 60 % nguồn nước ngầm của TQ cũng quá ô nhiễm nên khó thể sử dụng, và đó là hậu quả của một sự quản lý môi trường lỏng lẻo, cùng nạn thải chất thải công nghiệp lén lút.

Hồ trữ Danjiangkou nhận nước từ sông Hán (một nhánh của sông Dương Tử vốn cung cấp nước cho nhiều thành phố miền trung TQ như Vũ Hán, một trung tâm kinh tế ở tỉnh Hồ Bắc và đạt được GDP 144 tỷ USD.

Video đang HOT

Scott Moore thuộc trường Hành chính Kennedy ở đại học Harvard, nói: “Rõ ràng có những tác động tiêu cực đáng kể cho nguồn nước địa phương có nước chảy vào Danjiangkou”.

Những vùng nghèo như vùng Ningxia (tây bắc TQ) từng chứng kiến nguồn nước họ hưởng từ sông Hoàng bị cắt một phần tư, vì còn phải chuyển dòng về Bắc Kinh và Thiên Tân vốn bùng nổ dân số, trong khi lại không có biện pháp nào để giảm nguồn cầu nước sinh hoạt của họ.

Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Quốc: một ví dụ về tầm nhìn ngắn - Hình 2

Công trình SNWTP

Nhưng SNWTP sẽ là cơn thở phào cho miền bắc TQ, một trong những vùng khô hạn nhất trên thế giới, nơi mà sự thiếu nước càng trầm trọng hơn bởi nạn ô nhiễm sông hồ và nguồn nước ngầm.

Dù thiếu nước, nền kinh tế khu vực này chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất rất cần nước và nhà máy điện chạy than, và là vùng sản xuất 1/3 sản lượng lương thực TQ.

Khoản nước lớn nhất của SNWTP sẽ được dùng cho việc tưới tiêu ở tỉnh Hà Nam, trong khi phần còn lại phân phối cho nguồn nước uống và sử dụng vào công nghiệp trên toàn vùng.

Hội đồng quản trị SNWTP gởi e-mail cho Reuters, nêu: “Tuyến giữa sẽ cải thiện và giảm bơm nước ngầm. Tại vài thành phố, nguồn nước nay có thể dành cho mục đích nông nghiệp và bảo tồn môi trường”.

Tuy nhiên, việc chuyển một nguồn nước có lẽ vẫn chưa đủ để giải quyết cơn khát cho vùng công nghiệp bắc TQ.

Chính phủ TQ hồi năm ngoái phê duyệt Vùng thí điểm sân bay Zhengzhou, một vùng kinh tế của thủ phủ tỉnh Hà Nam, nhằm định hướng phát triển kinh tế cho tỉnh này trong những thập niên sắp tới.

Trong năm đầu tiên, Vùng này thu hút nguồn đầu tư trị giá 170 tỷ Nhân dân tệ (27,7 tỷ USD) và tập đoàn Foxconn đã xây một xí nghiệp ở đó, sẽ sử dụng 300.000 công nhân.

Không nhận “nhân tai”, đổ thừa cho…trời !

Các cán bộ ngành nước địa phương nói: dù có nguồn nước “khủng”, nước cấp cho vùng này chỉ có từ năm 2020, và sẽ chỉ đạt một nửa số nước vùng cần: một hậu quả tiềm tàng cho nền kinh tế địa phương.

Các chuyên gia thì nói SNWTP đi ngược với tự nhiên và tổn thất sẽ còn nặng hơn cả đập Tam Hợp.

Các chuyên gia nói thẳng: có những sai lầm của con người đàng sau những thảm họa tự nhiên này.

Họ nói hồi đầu tháng 9, rằng nhiều tỉnh miền trung và đông bắc TQ đang bị hạn, suốt hai tháng liền không có mưa ở tỉnh Hà Nam và đó là cơn hạn nặng nhất từ 63 năm qua.

Chính quyền đã phải cấm nông dân tưới ruộng, trong khi nông dân vất vả với chuyện nước uống, khi hồ trữ Baiguishan của thành phố Pingdingshan có mực nước thấp hơn cả mực nước chết những 97, 5 mét.

Tỉnh Hà Bắc thì nhiều nước nhờ cơn lũ chính năm nay, nhưng lượng mưa tại nhiều khu vực giảm hơn 20 %. Và 111 hồ trữ nước nhỏ cùng 50.000 giếng bị cạn, 600 hồ trữ nước có mực nước dưới mực nước chết, kể cả sông Hán.

Mực nước hồ trữ Danjiangkou chỉ đạt 142,77 mét, quá thấp so với kế hoạch 170 mét của SNWTP.

Chính quyền giải thích: cơn hạn là do thời tiết, và dù có khuynh hướng mưa hiện nay là “bắc lụt nam khô”, thì “việc chuyển nước từ nam ra bắc” sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở Bắc Kinh.

Nhưng các nhà nông vùng khô hạn nghĩ khác: hạn do SNWTP dẫn nước sông Hán, sông Dương Tử và sông Hoàng chảy tới lui, đập Tam Hợp cũng khiến các sông đổi hướng.

Chuyên gia nguồn nước Wang Weiluo sống ở Đức đã có nhiều bài viết về chuyện lãnh đạo Giang Trạch Dân vội ký thông qua và khởi công SNWTP hồi năm 2001, nêu dự án này cung cấp 1 tỷ mét khối nước/năm về Bắc Kinh, nhưng là một dự án phá vỡ luật tự nhiên của 700 con sông.

Theo Một Thế Giới

Nhật, Mỹ bí mật thảo luận khả năng Tokyo sở hữu vũ khí tấn công

Mỹ và Nhật Bản đang xem xét khả năng để Tokyo sở hữu các vũ khí tấn công, vốn cho phép Nhật bắn hỏa lực ra xa ngoài biên nước nước này, giới chức Nhật cho biết, trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ.

Nhật, Mỹ bí mật thảo luận khả năng Tokyo sở hữu vũ khí tấn công - Hình 1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Ba nguồn tin giấu tên của Nhật tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Tokyo đang tiến hành các cuộc thảo luận không chính thức với Washington, mà trước đó không được tiết lộ, về các phương án vốn có thể đánh dấu một sự tăng cường khả năng quân sự cho Nhật Bản.

Tuy nhiên, giới chức Nhật nói thêm, các phương án về điều mà Nhật Bản xem là "khả năng tấn công" mới chỉ ở giai đoạn ban đầu và không liên quan tới các thiết bị quân sự cụ thể trong thời điểm này.

Hiến pháp Nhật hiện thời cấm Tokyo sở hữu vũ khí tấn công.

Giới chức quốc phòng cho hay một khả năng tấn công đòi phải có sự thay đổi trong học thuyết quân sự phòng vệ đơn thuần của Nhật. Sự thay đổi này có thể mở ra cánh cửa đối với các hệ thống tên lửa tấn công và các khí tài khác trị giá hàng tỷ USD. Các khí tài có thể bao gồm các dạng khác nhau, như tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm, tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Theo giới chức Mỹ, không có cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề trên, nhưng không loại trừ khả năng các liên lạc không chính thức về chủ đề này đã diễn ra. Một quan chức Mỹ cho hay Nhật đã đề cập không chính thức với giới chức Mỹ về vấn đề này hồi năm ngoái.

Quân đội Nhật rất mạnh nhưng bị kiềm chế bởi hiến pháp hòa bình. Lực lượng phòng vệ Nhật có hàng chục tàu hải quân mặt nước, 16 tàu ngầm, 3 tàu sân bay trực thăng, với nhiều tàu khác đang được chế tạo. Nhật cũng sẽ mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 của Mỹ.

Tái bố trí quân đội Nhật thành một lực lượng quyết đoán hơn là chính sách cốt lõi của Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Abe đã chấm dứt một thập niên cắt giảm chi tiêu quốc phòng và một lệnh cấm các binh sĩ Nhật tham chiến ở nước ngoài, đồng thời nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu vũ khí.

Tokyo đã từ bỏ một đề nghị nhằm thảo luận các khả năng tấn công trong các cuộc đàm phán cấp cao nhằm sửa đổi các đường lối chỉ đạo cho liên minh an ninh Mỹ-Nhật, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Thay vào đó, vấn đề nhạy cảm trên đang được thảo luận một cách riêng rẽ.

Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào với Washington cũng còn phải mất vài năm và các trở ngại là rất lớn, từ các chi phí cho tới những lo ngại về quan hệ với các láng giềng châu Á như Trung Quốc và các vấn đề nhạy cảm trong bản thân liên minh Mỹ-Nhật.

Giới chức Nhật cho hay những người đồng cấp Mỹ tỏ ra thận trọng về ý tưởng của Nhật, một phần vì điều đó có thể khiêu khích Trung Quốc, vốn cáo cuộc ông Abe muốn làm hồi sinh chủ nghĩa quân phiện thời chiến.

Tấn công các căn cứ tên lửa Triều Tiên

Mặc dù sự kình địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng do tranh chấp lãnh thổ nhưng trọng tâm của Tokyo có thể là khả năng tấn công các căn cứ tên lửa của Triều Tiên, theo 3 quan chức Nhật giấu tên tham gia vào tiến hành thảo luận Mỹ-Nhật.

Triều Tiên nằm cách Nhật Bản chưa đầy 600 km tính từ điểm gần nhất.

Bình Nhưỡng đã cải thiện khả năng tên lửa đạn đạo và tiến hành 3 vụ thử vũ khí hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2/2013. Hồi tháng 4 năm nay, Triều Tiên nói rằng trong trường xảy ra một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, Nhật có thể bị phá hủy hoàn toàn trong "các ngọn lửa hạt nhân".

Một phần động lực của Nhật nhằm tăng cường khả năng là sự ngờ vực rằng Mỹ, vốn có 28.000 quân tại Hàn Quốc và 38.000 quân tại Nhật, có thể không muốn tấn công Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, giới chuyên gia Nhật cho hay.

Các lực lượng Mỹ có thể muốn kiềm chế trong một số tình huống, như nếu Hàn Quốc muốn ngăn chặn sự leo thang.

Theo các đường lối an ninh hiện thời, trong trường hợp hảy ra một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo, "các lực lượng Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật thông tin tình báo cần thiết và có thể cân nhắc, nếu cần thiết, sử dụng lực lượng cung cấp hỏa lực tấn công bổ sung".

Các cuộc thảo luận không chính thức về khả năng tấn công sẽ bàn tới mọi phương án, từ việc Nhật tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào Washington để có được các vũ khí.

Nhật muốn đi đến một thỏa thuận trong khoảng 5 năm và sau đó bắt đầu mua vũ khí, một quan chức Nhật tiết lộ.

An Bình

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?
14:28:08 21/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
HOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xaoHOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xao
10:29:47 23/01/2025
Mẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụpMẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụp
09:56:53 23/01/2025
Đưa mẹ chồng 10 triệu mua sắm Tết, chồng chê ít còn tỏ thái độ mỉa mai, tôi bình thản hỏi một câu mà anh cứng họngĐưa mẹ chồng 10 triệu mua sắm Tết, chồng chê ít còn tỏ thái độ mỉa mai, tôi bình thản hỏi một câu mà anh cứng họng
10:08:12 23/01/2025

Tin mới nhất

Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

13:23:48 23/01/2025
Tướng cấp cao NATO nêu ra lý do mà ông tin rằng Nga sẽ khó tạo được đột phá trên tiền tuyến ở Ukraine trong năm nay.
Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại khi ông Trump dọa áp thuế

Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại khi ông Trump dọa áp thuế

13:20:12 23/01/2025
Bà Mao cho biết Bắc Kinh sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ, xử lý thỏa đáng các khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của quan hệ Trung - Mỹ .
Chuyên gia nêu lý do ông Trump muốn nhanh chấm dứt xung đột Ukraine

Chuyên gia nêu lý do ông Trump muốn nhanh chấm dứt xung đột Ukraine

13:16:28 23/01/2025
Chuyên gia Nga Dmitry Suslov cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng thực hiện lời hứa nhanh chóng chấm dứt xung đột Ukraine, nhưng không để Kiev thất bại hoàn toàn trước Moscow.
2 ngày như cả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

2 ngày như cả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

12:59:00 23/01/2025
Sự trở lại của ông Donald Trump lần này như lời nhắc nhở về lý do tại sao hàng triệu người Mỹ coi ông là một nhân vật đầy sức hút trong khi nhiều người khác lại thận trọng.
Công ty Ukraine bị nghi hỗ trợ Nga phát triển tên lửa hạt nhân

Công ty Ukraine bị nghi hỗ trợ Nga phát triển tên lửa hạt nhân

12:57:04 23/01/2025
Một công ty của Ukraine đã bị cáo buộc cung cấp vật liệu có thể giúp Nga xây dựng các cơ sở phát triển tên lửa hạt nhân.
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

12:00:09 23/01/2025
Nhiều người dân ở Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống mới của nước Mỹ bởi họ tin rằng ông Trump sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến hiện nay và mang lại hòa bình cho Kiev.
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

11:57:53 23/01/2025
Hamas đã tặng cho 3 con tin Israel những túi quà có chứa một số thứ bên trong khi trả tự do cho họ vào cuối tuần qua.
Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là "thành viên BRICS"

Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là "thành viên BRICS"

11:54:00 23/01/2025
Tây Ban Nha lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nước này là thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Nghị sĩ Ukraine giải thích lý do đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình

Nghị sĩ Ukraine giải thích lý do đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình

11:51:17 23/01/2025
Nghị sĩ Ukraine Oleksandr Merezhko lý giải vì sao ông đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Nga soạn luật mới để tịch thu tài sản phương Tây

Nga soạn luật mới để tịch thu tài sản phương Tây

11:46:33 23/01/2025
Chính phủ Nga đang soạn thảo một dự luật mới cho phép tịch thu tài sản của các quốc gia phương Tây đã tịch thu bất hợp pháp tài sản và quỹ của Moscow, báo Izvestia đưa tin hôm 21/1.
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"

22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"

11:36:24 23/01/2025
22 bang của Mỹ đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ, vốn đã tồn tại gần một thế kỷ qua.

Có thể bạn quan tâm

Neymar rời Al-Hilal để cứu vãn sự nghiệp

Neymar rời Al-Hilal để cứu vãn sự nghiệp

Sao thể thao

13:57:23 23/01/2025
Neymar đang thảo luận về việc chia tay Al-Hilal nhưng vấn đề tài chính vẫn là trở ngại chính - AFP dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.
Giữa ồn ào với Minh Hằng, Hồ Ngọc Hà: "Tôi không đi gây sự và cũng không làm lành với ai"

Giữa ồn ào với Minh Hằng, Hồ Ngọc Hà: "Tôi không đi gây sự và cũng không làm lành với ai"

Sao việt

13:55:05 23/01/2025
Mặc dù không nhắc đích danh bất kỳ một cá nhân hay sự việc cụ thể nào, nhưng bà xã Kim Lý thể hiện thái độ bức xúc khi bị lôi vào drama, ồn ào.
Son Ye Jin thăng hạng vẻ ngoài với chân váy ngắn, nhưng 1 khuyết điểm lại chiếm "spotlight"

Son Ye Jin thăng hạng vẻ ngoài với chân váy ngắn, nhưng 1 khuyết điểm lại chiếm "spotlight"

Sao châu á

13:30:10 23/01/2025
Thời gian qua, Son Ye Jin rất tích cực hoạt động trở lại trên mạng xã hội khi liên tục đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân.
Hai nhóm trẻ trâu hỗn chiến sau màn combat trên mạng

Hai nhóm trẻ trâu hỗn chiến sau màn combat trên mạng

Pháp luật

13:29:12 23/01/2025
Âm thanh đó được tạo nên bởi 31 nam thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 21 tuổi thuộc 2 nhóm khác nhau tổ chức giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí.
Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

Sức khỏe

13:24:01 23/01/2025
Bạc hà là một loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và y học cổ truyền. Trà bạc hà với hương thơm the mát, dễ chịu không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Đi về miền có nắng - Tập 13: Dương bị bạn trai cũ đe dọa, bắt giao lại con trai

Đi về miền có nắng - Tập 13: Dương bị bạn trai cũ đe dọa, bắt giao lại con trai

Phim việt

12:56:40 23/01/2025
Sau cuộc gặp lại tại sân bay, Khoa thường xuyên gọi điện thoại gây phiền nhiễu với Dương. Có lần, hắn còn chặn đường cô gây sự. May lần đó Dương được Phong trợ giúp, giải thoát cho cô.
5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

Trắc nghiệm

12:13:53 23/01/2025
Trong thời khắc chuẩn bị khép lại năm cũ, dường như các cung hoàng đạo này được Thần Tài ưu ái, mang đến cho họ vận may và cơ hội tài chính chưa từng có.
Đan Mạch bác tin phi công F-16 bị Nga bắn rơi ở Ukraine

Đan Mạch bác tin phi công F-16 bị Nga bắn rơi ở Ukraine

11:33:40 23/01/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch bác bỏ thông tin cho rằng một phi công hướng dẫn lái máy bay F-16 của họ đã thiệt mạng ở Ukraine.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Tin nổi bật

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Thời trang

11:00:54 23/01/2025
Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.