Dự án chống ngập 10.000 tỉ, chậm nhất đầu năm 2023 phải vận hành
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chỉ đạo như vậy đối với dự án ngăn triều, chống ngập 10.000 tỉ.
Trước đó dự án đã phải dời thời gian vận hành nhiều lần vì vướng các thủ tục.
Cống ngăn triều Tân Thuận thuộc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 – dự án 10.000 tỉ) – Ảnh: LÊ PHAN
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trong việc tổng kết phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Theo nội dung kết luận, UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập của TP, sớm đưa vào sử dụng.
Nhất là dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, thuộc dự án chống ngập theo quy hoạch thủy lợi TP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008). Theo đó, dự án này chậm nhất vào đầu năm 2023 phải đưa vào vận hành.
Đồng thời các cơ quan sở ngành liên quan cần xây dựng quy chế phối hợp, vận hành của hệ thống chống ngập đô thị phải đồng bộ, thống nhất với việc vận hành của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa và Công ty Thủy điện Trị An (hai nơi đầu nguồn của hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai).
Video đang HOT
Ngoài ra một số nội dung quan trọng cũng được chỉ đạo thực hiện nhanh như rà soát duy tu, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị dự báo thời tiết để có dự báo sớm, chuẩn xác.
Văn bản yêu cầu các đơn vị hoàn thành các kết luận của UBND TP.HCM về triển khai dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn (nam và bắc rạch Tra), nhất là công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán… đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão, không xảy ra sự cố ảnh hưởng người dân.
Trong đó có dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM (giai đoạn 1, hay còn gọi là dự án chống ngập 10.000 tỉ) gồm 7 hạng mục với 6 cống ngăn triều và 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn. Đây là dự án trọng điểm của thành phố, góp phần hoàn thành chương trình đột phá “giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”.
Công trình này được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TP.HCM.
Dự án khởi công từ giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành trong tháng 4-2018. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.
Ngổn ngang dự án chống ngập nghìn tỷ phía Tây Hà Nội
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020, tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thiện.
Nhiều ngày gần đây, sau những trận mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố Thủ đô lại ngập trong "biển nước". Đơn cử như cơn mưa chiều 29/5 đã nhấn chìm hàng chục tuyến phố tại các quận nội thành, có khu vực bị nước ngập dâng cao quá yên xe máy và tràn vào nhà dân.
Riêng các tuyến phố khu vực phía Tây như Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn, Mỹ Đình, Dương Đình Nghệ và một số khu vực, dân cư bị ảnh hưởng nặng nề vì nước ngập sau mưa.
Thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho các hạng mục tiêu thoát nước. Trong đó, dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020. Đến nay, hạng mục xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã hoàn thành, nhưng còn nhiều hạng mục khác vẫn dở dang.
Hình ảnh hệ thống kênh dẫn tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội chưa được hoàn thiện:
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội gồm hai hạng mục lớn: Xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút.
Đây là một trong những công trình trọng điểm của Hà Nội, có nhiệm vụ tiêu thoát nước và phòng, chống úng ngập cho khoảng 6.300 ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức...
Một đoạn kênh hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội đã hoàn thành của dự án.
Tuy nhiên, cơ bản dự án vẫn còn đang ngổn ngang.
Nhiều đoạn quây tôn kín nhưng chưa thi công, có đoạn lòng sông chỉ rộng vài mét bởi đất đá trong quá trình xây dựng san lấp.
Khối lượng thi công cừ cứng hóa bờ kênh trên toàn tuyến vẫn còn dở dang.
Mặc dù trong ngày làm việc, nhưng không có một bóng dáng công nhân thi công.
Thiết bị, máy móc hầu như không có trên công trường.
Người dân bên đường tận dụng làm dịch vụ rửa xe ô tô, xe máy.
Giữa lòng kênh nhiều đoạn ngổn ngang ụ đất, ngăn dòng chảy của nước.
Tại trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã triển khai thực hiện thi công xong cụm công trình các hạng mục.
Đến thời điểm hiện tại dự án đã đủ điều kiện để vận hành phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn, ngập úng xảy ra.
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa với 10 tổ máy, tổng công suất 120m3/s. Dự án này khi vận hành tiêu thoát nước cứu ngập cho 6 quận huyện nội, ngoại thành phía Tây Thủ đô, tuy nhiên đến nay vẫn đang "chờ nước" để tiêu úng.
TP.HCM sẽ có thêm 4 thành phố Về định hướng phát triển, có 4 huyện là Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn sẽ đầu tư - xây dựng thành thành phố thuộc TP.HCM. Riêng huyện Nhà Bè đầu tư - xây dựng thành quận thuộc TP.HCM. Ngày 2-6, UBND TP HCM tổ chức hội nghị triển khai các đề án khoa học (đề cương chi tiết đề án...