Dự án Charmington La Pointe: “Mượn đầu heo nấu cháo”
Mở bán từ cuối năm 2015, cho đến thời điểm này dự án vẫn chưa xong phần móng, nhưng tiền thì chủ đầu tư đã thu của khách hàng đến 55%.
Ngày 13/11/2015, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã chính thức công bố mở bán 395/508 căn hộ thuộc dự án Charmington La Pointe tại quận 10, TP.HCM. Đây là dự án mở đầu cho dòng sản phẩm căn hộ cao cấp Charmington do Sacomreal phát triển.
Charmington La Pointe được biết đến như một trong những dự án sở hữu vị thế đẹp với mặt tiền đường Cao Thắng, trung tâm quận 10 với quy mô 508 căn hộ và căn hộ văn phòng (office-tel).
Dự án có các dịch vụ cao cấp như hồ bơi trên không, vườn treo rộng lớn, trung tâm thương mại rộng 5.000 m2, sảnh đón 5 sao, phòng gym, nhà hàng… Dự án có mức giá từ 30 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ có tổng giá trị dao động từ 1,03 – 3 tỷ đồng.
Dự án được dự kiến giao nhà cho khách hàng vào tháng 12/2017, nhưng hiện vẫn chưa thi công xong phần móng. Trong khi đó, hầu hết người mua nhà tại Charmington La Pointe đã đóng hơn 30% giá trị hợp đồng, thậm chí có người đóng đến 55%.
Bán gần hết và thu đến 55% giá trị căn hộ, nhưng dự án Charmington La Pointe vẫn chưa làm xong móng?
Chỉ là căn hộ cho thuê
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, tháng 11/2015, trong đợt mở bán lần đầu, do quá kỳ vọng vào dự án và đặt trọn niềm tin vào Sacomreal, nên dù biết công ty chưa có thông tin về pháp lý dự án, nhưng nhiều khách hàng vẫn đặt tiền mua căn hộ.
Một khách hàng tên H., cho biết, trong ngày 13/11/2015, anh đã đóng cho Sacomreal 50 triệu đồng để giữ chỗ mặc dù chỉ được cung cấp brochure phác thảo hình ảnh dự án.
Video đang HOT
Các tuần sau đó, anh H. đã rất nhiều lần hỏi thông tin về pháp lý dự án, nhưng đều không có thông tin gì. Hơn 1 tháng sau, anh H. mới nhận được email của bộ phận kinh doanh phía công ty về pháp lý dự án, gồm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty CP Đầu tư Vận tải Miền Nam và Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín và Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung liên quan.
Đặc biệt, Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng tại 181 Cao Thắng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc Phòng khiến nhiều người băn khoăn. Đến thời điểm này, mẫu dự thảo hợp đồng đặt cọc, phụ lục vật tư mới được chủ đầu tư trình ra.
“Tất cả các văn bản pháp lý bên bộ phận kinh doanh gửi cho tôi ngày 18/12/2015, để chuẩn bị ký hợp đồng đặt cọc, nhưng đều không có lệnh khởi công và giấy phép xây dựng”, anh H., khẳng định thêm.
Ngày 21/12/2015 do sợ đóng trễ 20% giá trị hợp đồng theo cam kết tại phiếu giữ chỗ, sẽ bị phạt lãi, anh H. đã đóng tiền và ký hợp đồng đặt cọc với công ty. Theo hợp đồng đặt cọc, anh H. phải đóng khoản tiền gần 800 triệu đồng, tương đương 55% giá trị hợp đồng (tức 55% giá trị căn hộ), trong khi không hề có cam kết gì về tiến độ xây dựng dự án với bên thuê từ chủ đầu tư.
Mặc dù mới ký hợp đồng đặt cọc, nhưng Sacomreal đã thu của khách hàng đến 55% giá trị căn hộ?
Như vậy, người mua bị giữ khoản tiền trên từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016 (nửa năm) mà không hề có một cam kết gì từ phía chủ đầu tư về tiến độ dự án.
“Đến ngày 5/5/2016, tôi mới được bộ phận kinh doanh của công ty gửi cho tôi lệnh khởi công dự án do Bộ Quốc Phòng phê duyệt kèm với câu trả lời dự án không cần giấy phép xây dựng (Lệnh khởi công của dự án được Bộ Quốc Phòng ký ngày 5/5/2016).
Và trong suốt 7 tháng qua (từ lúc đặt tiền giữ chỗ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016), tôi đã rất nhiều lần khảo sát thực trạng dự án tại 181 Cao Thắng, nhưng dự án vẫn án binh bất động, không hề có bất kỳ tiến độ xây dựng nào từ chủ đầu tư.
Tới tận đầu tháng 6/2016, chủ đầu tư mới bắt đầu cho máy móc vào công trường và cho tới 16/8/2016 dự án vẫn chưa xong móng. Sacomreal cũng không có bất kỳ thông báo gì cho khách hàng về việc hoãn tiến độ ký hợp đồng theo cam kết (cam kết tháng 6/2016 ký hợp đồng)”, nội dung đơn tố cáo của anh H., ghi rõ.
Đặt biệt, gần đây nhất là ngày 18/8, khách hàng nhận được bản hợp đồng cho thuê, do đây là dự án được xây dựng trên đất quốc phòng nên khách hàng chỉ ký hợp đồng thuê nhà dài hạn, đến 30/10/2059. Trong hợp đồng lại đưa ra điều khoản: Một khi giá thuê tăng hoặc giảm thì sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng/giảm cộng trừ 3%. Có nghĩa là, người thuê nhà có thể bị tăng giá bất cứ lúc nào.
Huy động vốn sai quy định?
Theo tìm hiểu, Sở xây dựng TP.HCM công bố Danh sách các dự án được Sở xác nhận đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai từ 1/7/2015 đến 28/3/2016 (Theo văn bản của Sở Xây Dựng UBND TP.HCM ngày 29/3/2016), không có dự án Charmington La Point – 181 Cao Thắng.
Theo_Báo Đất Việt
Môi giới đỉnh cao, ngồi không khách hàng vẫn tự tìm đến
Bán bất động sản chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là với người mới vào nghề. Có những môi giới phải đi năn nỉ, thậm chí nói dối để bán hàng. Nhưng cũng có những môi giới mà khách hàng luôn đồng hành cùng họ. Họ đã tiến đến cấp độ bán hàng cao nhất bằng cảm xúc.
Dưới đây là chia sẻ của anh Phạm Hữu Hùng, Tổng giám đốc Địa ốc Đất Nam về 3 cấp độ tư vấn của môi giới bất động sản.
Tôi chứng kiến quá nhiều sale đã làm nghề 3 - 4 năm nhưng vẫn mang một phong cách tư vấn chẳng khác gì nhiều so với nhân viên mới. Có chăng chỉ là ăn nói lưu loát hơn và có nét tự tin hơn chút đỉnh còn lại hướng tư vấn và nói chuyện vẫn vậy. Để môi giới từng bước hoàn thiện kỹ năng, tôi sẽ chia sẻ một số cấp độ tư vấn trong bán hàng bất động sản.
Môi giới muốn thành công phải trau dồi kỹ năng và bán hàng bằng cảm xúc
Cấp độ 1: Tư vấn theo phong cách dụ dỗ. Cấp độ này thường thấy nhất ở những nhân viên mới. Họ chưa có kiến thức sâu trong nghề. Họ đang học vẹt, những thế hệ đi trước thế là họ thao thao bất tuyệt giấu đầu hở đuôi. Có thể sản phẩm rất tốt trên một khía cạnh nào đó, nhưng họ chưa biết cách bán. Phương châm của họ là nói cái tốt, che giấu cái xấu. Họ năn nỉ khách hàng đi xem đất, họ nói dối khách hàng để bán được hàng...
Biểu hiện lớn nhất của cấp độ này là đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của khách hàng. Tất cả những câu chuyện họ đưa ra cũng chỉ với mục đích muốn khách hàng nghe theo mình và đi xem đất sau đó mua hàng. Và thông thường bán hàng xong họ phải giải quyết khách hàng rất nhiều và họ rơi vào vòng xoáy cãi vã, mất khách hàng ở những thế hệ F2, F3...
Đây là quá trình tất yếu phải xẩy ra. Nhưng nhiều nhân viên để nó xảy ra trong suốt sự nghiệp bán hàng của mình mà không thay đổi. Thậm chí nhiều người dùng cấp độ này để dụ dỗ được khách, gặt hái được một số thành quả nhất định được đưa lên làm quản lý và họ lên khi vẫn ở "cấp độ 1"... Chuyện gì đến sẽ đến, móng xây chưa chắc thì không thể xây cao. Nếu không thoát ra thì nó sẽ là vòng luẩn quẩn.
Cấp độ 2: Tư vấn theo phong cách thuyết phục. Đây là cấp độ phổ biến nhất trong những nhân viên giỏi ở các công ty. Biểu hiện lớn nhất của cấp độ này là họ có khả năng phân tích, chứng minh và lập luận sắc bén. Họ hướng khách hàng theo những sản phẩm của họ trên nguyên tắc tập trung vào lợi ích của khách hàng. Những khách hàng được họ tư vấn sẽ biết cả điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Họ đưa ra những giải pháp để tháo gỡ những nhu cầu và khó khăn của khách hàng.
Nghe thì thấy đơn giản nhưng tôi phải khẳng định số nhân viên có được kỹ năng này là không nhiều vì tâm lý lười suy nghĩ. Để đạt cấp độ này cần có thời gian trải nghiệm và tự chiêm nghiệm với cái nghề mà mình đang làm. Để đạt cấp độ này thì cái cá nhân đó cần liên tục đặt ra cho chính mình những câu hỏi và tự tư duy để trả lời những câu hỏi đó như: Tại sao phải mua ở đây mà không phải dự án khác? Tại sao phải mang tiền khi đi xem đất...Và họ đứng trên góc độ của khách hàng để tự trả lời những câu hỏi này sao cho những câu trả lời tập trung tối đa vào lợi ích khách hàng.
Cấp độ 3: Tư vấn theo kiểu vừa dụ dỗ vừa thuyết phục. Đây là cấp độ phổ biến nhất mà hầu hết tới hơn 60% nhân viên đang dùng. Biểu hiện lớn nhất đó là đôi khi giấu đầu hở đuôi, vẫn sợ khi nói ra cái xấu của sản phẩm. Nguyên nhân, nhiều nhân viên ở lại cấp độ này vì họ dừng suy nghĩ và trau dồi kỹ năng. Chỉ đơn giản bởi họ nghĩ mình đã biết đủ, đã đạt tới giới hạn và vì họ so sánh với những người xung quanh mình và thấy hầu hết mọi người đều như vậy nên nghĩ có lẽ nó là cái đích cuối cùng rồi đây. Đó là giới hạn của hầu hết các nhân viên và kết quả tất yếu là bán hàng ở mức trung bình thậm chí lúc được lúc không.
Cấp độ 4: Tư vấn mang lại cơ hội thực sự cho khách hàng (bán hàng bằng cảm xúc). Đây là cấp độ thứ 4 tôi muốn nói tới. Có một số người đã dùng, đã thu được những thành quả nhất định và chỉ chiếm một số ít trong các công ty. Thậm chí, nhiều công ty còn không có lấy một người.
Biểu hiện của cấp độ này là họ luôn tự tin, khách hàng theo họ và hiếm khi thấy họ theo khách hàng. Họ tìm tòi những cơ hội có một không hai để mang lại cho khách hàng, nếu là bán dự án thì họ luôn nhanh tay giành những vị trí đắc địa cho khách hàng và luôn bảo đảm sinh lời.
Họ có khả năng quan sát, đọc vị và điều khiển cảm xúc cực tốt. Họ tập trung vào giá trị thực sự và giành giật cơ hội chớp nhoáng. Những sản phẩm họ bán luôn khan hiếm trong mắt khách hàng và họ được khách hàng tin tưởng tuyệt đối. Họ không giải thích nhiều và cũng hiếm khi phải giải quyết hậu quả. Họ có được lượng khách hàng F2, F3, F4 dồi dào hơn bất kỳ nhân viên nào trong công ty.
Các bạn đang tự hỏi làm sao đạt được cấp độ này. Xin thưa cơ hội có ở khắp nơi. Nhưng chúng ta đã thật sự đón nhận? Bạn làm bất động sản nhưng thậm chí một mảnh đất, một căn nhà bạn không có, không nghĩ cách để sở hữu, thì có nghĩa bạn chưa tiếp cận được với những cơ hội tuyệt vời từ bất động sản... Vậy làm sao bạn có thể giúp được khách hàng của mình thực sự?
Phạm Hữu Hùng
Theo_VietNamNet
Bất động sản đón sóng vốn ngoại mới Với dân số trên 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, thị trường bất động sản Việt Nam đang có sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Hàng loạt thương vụ mua lại, hợp tác phát triển dự án giữa doanh nghiệp nội -...