Dự án Charmington Iris dễ bị thu hồi vì lùm xùm gì… năng lực Sabeco HP ra sao?
Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ căn hộ số 76 Tôn Thất Thuyết (TP HCM) của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP vừa bị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đề xuất thu hồi.
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đã có báo cáo gửi đến UBND TP HCM đề xuất xem xét thu hồi dự án Trung tâm thương mại dịch vụ căn hộ số 76 Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4, TP HCM (tên thương mại là Charmington Iris) của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP, nếu không tháo gỡ được các vướng mắc.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngày 27/12/2018, UBND TP HCM có quyết định số 5981/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư dự án Charmington Iris. Lý do, cơ sở pháp lý để đề xuất ra quyết định chủ trương đầu tư dự án chưa chính xác.
Phối cảnh dự án Charmington Iris.
Dự án Charmington Iris đã bị đình chỉ thi công mấy năm nay khi đang xây dựng phần móng. (Ảnh: Bizlive).
Do đó, các sở ngành có liên quan phải tham mưu cho UBND TP HCM về tính pháp lý của các văn bản quyết định liên quan đến đất đai, xây dựng được các căn cứ pháp lý cho TP HCM ban hành đối với dự án này. Trường hợp cần thiết phải thực hiện việc thu hồi dự án theo quy định.
Nếu Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP muốn tiếp tục triển khai dự án thì phải thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư.
Bên cạnh đó, Công ty phải thực hiện hoàn tất việc thỏa thuận bồi thường đối với 14 hộ dân để đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp trước khi nộp hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án và nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính, năm 2009, Tổng CTCP Bia rư ợu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cùng Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam (doanh nghiệp liên kết, do Sabeco nắm 30% vốn điều lệ), và Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án tại số 76 Tôn Thất Thuyết. 3 Công ty này lập ra Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP để đầu tư dự án nêu trên.
Khu đất 76 Tôn Thất Thuyết do Malaya Việt Nam (MVG) thuê của Nhà nước và thuộc diện di dời nhà máy ra khỏi khu đô thị (Sabeco liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty MVG). Tuy nhiên, giữa năm 2013, đối tác Malaysia xin rút khỏi dự án.
Đầu năm 2016, Sabeco được Bộ Công Thương chấp thuận tiếp tục hợp tác thực hiện dự án. Theo thỏa thuận hợp đồng ban đầu, các bên thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP, có vốn điều lệ ban đầu 305 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc chiếm 74% vốn điều lệ, Sabeco chiếm 26% vốn, tương đương 79 tỷ đồng gồm 8% góp bằng giá trị lợi thế thương mại và 18% góp bằng tiền ứng vốn không tính lãi của Hiệp Phúc.
Đến tháng 4/2018, vốn điều lệ tăng thêm 250 tỷ lên 555 tỷ đồng, trong đó các tỷ lệ góp vốn và vị trí của bà Phước đều được giữ nguyên.
Video đang HOT
Về Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc – cổ đông của Sabeco HP – cũng do bà Nguyễn Thị Phước giữ vai trò đại diện pháp luật Chi nhánh Công ty ở quận Bình Thạnh, TP HCM.
Doanh nghiệp này được thành lập ngày 22/9/2005, ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê nhà, do ông Lê Anh Tuấn làm đại diện pháp luật.
Trước tháng 7/2017, Công ty có vốn điều lệ ban đầu 320 tỷ đồng, trong đó bà Phước là cổ đông lớn nhất nắm trên 74% vốn. Đến ngày 4/7/2017, Công ty bất ngờ giảm vốn điều lệ còn 20 tỷ đồng và đến cuối tháng 12/2018, Công ty lại tăng vốn lên 360 tỷ đồng, các thành viên đều giữ nguyên tỷ lệ góp vốn trong những lần thay đổi này.
Bà Nguyễn Thị Phước. (Ảnh: Vietcomreal).
Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính, Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt (Vietcomreal) chính là chủ sở hữu của Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc. Bà Nguyễn Thị Phước cũng chính là là Tổng giám đốc và cũng là đại diện cho nhóm cổ đông chi phối ở Vietcomreal.
Được biết, bà Phước còn làm đại diện pháp luật và chủ sở hữu của gần chục Công ty lớn nhỏ, hầu hết có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Về Sabeco, báo cáo tài chính quý 1/2020 mà doanh nghiệp này vừa công bố gần đây cho thấy, kết quả kinh doanh của Công ty lao dốc mạnh và khá bi đát.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp lần lượt đạt 4.910 tỷ và 700 tỷ đồng, tương ứng doanh thu giảm 47% và lãi ròng giảm 43% so với cùng kỳ.
Dòng tiền kinh doanh của Sabeco cũng âm gần 1.100 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 378 tỷ đồng. Trong quý 1/2020, cổ phiếu Sabeco cũng mất khoảng một nửa giá trị so với thời điểm đại gia Thái Lan bỏ ra 320.000 đồng/cổ phiếu để thâu tóm Công ty này.
Lý giải về nguyên nhân kết quả kinh doanh quý 1/2020 lao dốc, ban lãnh đạo của Sabeco cho biết do ảnh hưởng từ Nghị định 100 liên quan đến việc tham gia giao thông sau khi uống rư ợu bia, đặc biệt cú bồi kép đến từ dịch COVID-19 lên sức tiêu thụ bia. Bên cạnh đó, Công ty còn bị ảnh hưởng tiêu cực kéo dài lên thương hiệu bia Sài Gòn từ những tin đồn không đúng sự thật về chủ sở hữu của Sabeco.
Bia Sài Gòn thiệt hại nặng nề sau Nghị định 100 và Covid-19
Doanh thu và lợi nhuận của Sabeco rơi xuống mức thấp nhất từ năm 2016 trước ảnh hưởng từ quy định cấm lái xe sau khi uống rư ợu, bia và dịch bệnh Covid-19.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượ u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý I. Không ngoài dự đoán của giới phân tích, Sabeco trải qua một quý kinh doanh ảm đạm nhất trong nhiều năm qua trước cú sốc kép Nghị định 100 và dịch bệnh Covid-19.
Doanh thu, lợi nhuận thấp kỷ lục
3tháng đầu năm, doanh thu thuần của Sabeco là 4.900 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ 2019. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Bia Sài Gòn từ năm 2016 đến nay.
tỷ đồngDoanh thu Sabeco lao dốc về mức thấp nhất từ 2016Doanh thu thuần theo quý của Sabeco trong 4 năm quaDoanh thu thuầnI/2016IIIIIIVI/2017IIIIIIVI/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/20204k6k8k10k12kII Doanh thu thuần: 7 605 tỷ đồng
Nhờ cải thiện tỷ suất lãi gộp từ 23% lên 28% nên lợi nhuận gộp của Sabeco có mức giảm thấp hơn doanh thu, đạt 1.350 tỷ đồng trong kỳ vừa qua.
Ngoài doanh thu thuần, doanh nghiệp có khoản thu 270 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, tăng mạnh 56% so với quý I/2019, chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Phần lãi trong các công ty liên doanh, liên kết của Sabeco mà đa số là những doanh nghiệp trong lĩnh vực bia, rư ợu cũng giảm mạnh 46% còn 41 tỷ đồng.
Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng không mong đợi của đại dịch Covid-19, ban lãnh đạo Sabeco cho biết đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để bù đắp.
Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Sabeco trong quý I giảm gần 20%. Các khoản chi phí được công ty cắt giảm mạnh nhất là quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ; bao bì, luân chuyển; nhân công.
Sau khi hạch toán chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của Sabeco trong quý I còn 717 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam giảm 44%. Trong 4 năm gần nhất, đây là mức lãi thấp nhất của chủ thương hiệu Bia Sài Gòn.
Do lợi nhuận sụt giảm mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Sabeco trong kỳ âm gần 1.100 tỷ đồng khi công ty phải tăng chi cho các khoản phải trả. Những kỳ kế toán trước, dòng tiền kinh doanh của công ty luôn dương.
Đồ họa: Việt Đức
"Giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử"
Trong thông điệp mới đây, Tổng giám đốc Sabeco Bennett Neo thừa nhận sau năm 2019 thành công, công ty đã khởi đầu năm 2020 trong hoàn cảnh thật sự khó khăn.
Nghị định 100 có hiệu lực từ đầu năm với mức xử phạt nặng hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn tác động tất cả doanh nghiệp kinh doanh bia, rư ợu và những ngành liên quan.
Sau đó, lĩnh vực bia, rư ợu tiếp tục hứng chịu cú sốc khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Các quán bar, pub, beerclub, vũ trường ở nhiều tỉnh thành phải đóng cửa. Những sự kiện tụ tập đông người như hội nghị, tiệc tùng không được tổ chức. Người tiêu dùng ở nhà, hạn chế ra ngoài.
"Đay là giai đoạn khó khăn, thử thách nhất trong lịch sử của Sabeco. Chúng ta đã lường trước và sẵn sàng chấp nhận hy sinh trong ngắn hạn để đảm bảo tương lai", ông Bennett Neo chia sẻ.
Theo CEO Sabeco, trong giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý chặt chẽ chi phí. Chủ trương của Sabeco là không cắt giảm các chi phí thiết yếu nhưng chi tiêu khôn ngoan hơn và loại bỏ hoặc hoãn các khoản chi không thật sự cần thiết. Công ty cũng tập trung cho cơ hội lấy thêm thị phần khi doanh số sụt giảm.
"Chúng ta có truyền thống lịch sử, nguồn lực và ý chí để trụ vững qua cơn bão này. Cơn bão nào rồi cũng qua đi và mặt trời sẽ ló dạng. Chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng để trở lại ngay khi nắng đẹp lại lên", ông Bennett Neo tự tin nói với nhân viên.
Theo kịch bản dự báo của bộ phận nghiên cứu thuộc công ty chứng khoán SSI, sản lượng tiêu thụ bia của Sabeo có thể sụt giảm 12-20% trong năm nay tương ứng với kịch bản dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát, kết thúc vào giữa, cuối và sau quý II.
Nguồn: SSI Research. Đồ họa: Việt Đức.
Với ba kịch bản giảm sản lượng tiêu thụ, doanh thu thuần của Sabeco có thể giảm lần lượt 12%, 14% và 19%. Lợi nhuận ròng theo đó cũng giảm tương ứng 8%, 10% và 18%. Các giả định này dựa trên yếu tố người tiêu dùng dần thích nghi với quy định cấm lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn.
"Trong dài hạn, dù với kịch bản nào, chúng tôi cho rằng tiêu thụ bia sẽ phục hồi trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường khi người tiêu dùng hồi phục niềm tin sau khi dịch bệnh kết thúc và thay đổi thói quen để thích nghi với quy định mới", chuyên gia của SSI bình luận.
Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB): Quý 1/2020 lãi 19 tỷ đồng giảm 54% so với cùng kỳ Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 và Nghị định 100 đã làm sản lượng tiêu thụ bia trong quý 1/2020 của Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) giảm 11,7 triệu lít. Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã CK: SMB) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận cùng sụt giảm...