Dự án 1.800 tỷ đồng khiến nhiều cán bộ, giám đốc doanh nghiệp vướng lao lý
Quá trình thực hiện dự án đường tránh trên 1.800 tỷ đồng tại Đắk Lắk, một số cán bộ, giám đốc doanh nghiệp đã để xảy ra vi phạm, có hành vi đưa – nhận hối lộ và bị xử lý hình sự.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây đã kết luận các sai phạm của tổ chức, cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn tiề.n, tài sản của nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu xảy ra tại Đắk Lắk.
Các vi phạm này liên quan việc thực hiện một số dự án điện và dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (đường tránh đông).
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh: Trương Nguyễn).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với Phạm Văn Hạ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk – chủ đầu tư dự án đường tránh đông và ông Bùi Văn Từ, Trưởng Ban Quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
Ông Hạ và ông Từ được xác định có liên quan đến vi phạm trong thực hiện dự án đường tránh đông. Cả 2 đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội Nhận hối lộ.
Cùng liên quan vụ án, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Đình Hải, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn và Hoàng Đình Chương, Giám đốc Công ty TNHH An Nguyên để điều tra tội Đưa hối lộ.
Dự án đường đang vướng mắc mặt bằng, thi công dang dở gây khó khăn cho người dân khi lưu thông qua (Ảnh: Trương Nguyễn).
Dự án đường tránh đông dài trên 39km được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt thời gian thực hiện năm 2020-2023. Dự án được ngân sách trung ương bố trí trên 1.500 tỷ đồng.
Ban đầu, theo quy hoạch, tuyến đường của dự án có điểm đầu tại đường tránh thị xã Buôn Hồ, giao đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 cũ). Vị trí này đi ngang qua khu đất cao su, có chi phí giải phóng mặt bằng thấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đồng ý điều chỉnh, dời vị trí đầu tuyến của dự án tại địa phận xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar) – cách vị trí quy hoạch cũ gần 1km. Đoạn tuyến này được “nắn” vào khu đông dân cư gây nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Dự án sau đó “đội vốn” hơn 332 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư của dự án trên 1.800 tỷ đồng.
Dự án đã “nắn” điểm đầu tuyến vào khu dân cư thay vì vào lô cao su như thiết kế ban đầu (Ảnh: Trương Nguyễn).
Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu thời gian hoàn thành dự án trong năm 2024, đưa vào khai thác trong năm 2025.
Đến nay, dự án mới thực hiện trên 570 tỷ đồng (trên 58%) khối lượng và đang vướng mắc giải phóng mặt bằng khoảng 2,5km tại huyện Cư M’gar và thành phố Buôn Ma Thuột.
Tại huyện Cư M’gar vướng giải phóng mặt bằng, tái định cư, bồi thường hỗ trợ cho người dân; riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột vướng mắc trụ điện cao thế T20 nằm giữa tuyến chưa có mặt bằng di dời và vướng mắc xác định nguồn gốc đất của người dân.
Do gặp vướng, dự án dang dở gây khó khăn, bất an cho người dân khi lưu thông qua một số đoạn tuyến.
Dự án đường tránh đông gồm 2 gói thầu xây lắp.
Gói thầu số 3 (dài 20,5km), nhà thầu thi công là Liên danh Công ty TNHH An Nguyên – Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn – Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn – Công ty CP Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An.
Gói thầu số 4 (chiều dài 19km), nhà thầu thi công là Liên danh Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn – Công ty TNHH An Nguyên – Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 – Công ty Cổ phần Licogi 166 – Công ty TNHH Phương Đông.
Tháng 4 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ liên quan đến gói thầu của Tập đoàn Thuận An tại dự án này.
'Thông lệ đặc biệt' và chuyện doanh nghiệp 'khéo đưa tiề.n' trong vụ AIC Bắc Ninh
Tại tòa, cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh khai về "thông lệ đặc biệt" và chuyện doanh nghiệp "khéo đưa tiề.n" khiến họ không biết được đó là tiề.n từ các gói thầu.
Chiều 1/11, TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ tuyên án 13 bị cáo trong vụ án " Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện kế hoạch đấu thầu 6 gói thầu mua sắm trang thiết bị tại 6 dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các bị cáo thuộc chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thẩm định giá đã thực hiện các hành vi: Đưa hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong khi đó, các bị cáo thuộc cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện các hành vi: Nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để Công ty AIC và công ty thuộc hệ sinh thái AIC, các công ty thuộc nhóm Công ty Sông Hồng trúng thầu 6 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 48 tỷ đồng.
Khoảng giữa năm 2013, trước khi thực hiện 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bắc Ninh, ông Lã Tuấn Hưng (TGĐ Tổng công ty Sông Hồng) đến gặp ông Trần Văn Tuynh (khi đó là Giám đốc Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế tỉnh Bắc Ninh), đề nghị được hỗ trợ tỉnh xin vốn trái phiếu chính phủ bổ sung để tiếp tục triển khai các dự án dở dang, trong đó có 6 dự án BVĐK tuyến huyện. Đổi lại, nhóm Công ty Sông Hồng được trúng các gói thầu mua sắm thiết bị y tế của 6 BVĐK tuyến huyện.
Sau đó, Công ty AIC có đề nghị tương tự với ông Tuynh. Kết quả, cả Công ty Sông Hồng và Công ty AIC đều trúng thầu.
"Thông lệ đặc biệt" ngoài văn bản?
Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khai, thời điểm năm 2013 - 2015, ở Bắc Ninh, cứ đơn vị nào xin được vốn cho tỉnh là được trúng thầu. Việc này đã trở thành "thông lệ" của Bắc Ninh, dù không có văn bản chính thức nào quy định.
Ông Quỳnh bị cáo buộc đã nhận 1 tỷ đồng của cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và nhận 1 tỷ đồng của ông Tuynh (tiề.n này do Đặng Tiên Phong, Lã Tuấn Hưng thuộc nhóm Công ty Sông Hồng đưa cho ông Tuynh).
Ngoài ra, từ năm 2013 - 2019, bà Nhàn đưa quà lễ, Tết cho ông Quỳnh, tổng số 8,1 tỷ đồng.
Theo luật sư của ông Quỳnh, những lần cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh nhận tiề.n từ doanh nghiệp đều vào các dịp lễ, Tết, sinh nhật, khiến bị cáo bị lẫn lộn giữa quà tình cảm và hành vi phạm tội.
Luật sư phân tích, quá trình xét hỏi tại tòa cho thấy có sự không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn giữa việc tri ân theo truyền thống giữa cấp trên và cấp dưới, giữa quan hệ tình cảm đồng hương, đồng nghiệp vào mỗi dịp lễ, Tết hàng năm với cái gọi là "cảm ơn" liên quan đến vụ việc.
Về việc nhận tiề.n doanh nghiệp, theo lờ.i kha.i của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến tại tòa, bà Nhàn thường lấy các lí do chúc mừng sinh nhật, chúc thăng chức, về hưu... để biếu tiề.n. Bị cáo không biết là tiề.n từ các gói thầu.
Ông Nguyễn Nhân Chiến tại tòa. Ảnh: CTV
Luật sư của ông Chiến cho rằng, khi đưa tiề.n, bà Nhàn đã sắp đặt cẩn thận, khéo léo khiến người nhận khó từ chối và không thể nghĩ đó là chuyện đưa hối lộ.
Luật sư diễn giải, giai đoạn từ 2006 -2008, tỉnh Bắc Ninh xây dựng mới 6 BVĐK tuyến huyện, tổng mức đầu tư hơn 497 tỷ đồng, nhưng cả 6 BVĐK hoạt động thiếu hiệu quả vì chưa có trang thiết bị y tế.
Nguồn vốn đầu tư thiếu vì ngân sách địa phương không có, ngân sách trung ương khó khăn. Đúng lúc đó lại xuất hiện 2 doanh nghiệp đến đặt vấn đề, khẳng định xin được vốn từ trung ương để hoàn thiện dự án cho các bệnh viện vận hành.
Trong bối cảnh đó, cả hệ thống lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và ông Nguyễn Nhân Chiến đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được trúng các gói thầu.
Câu kết, thông đồng với doanh nghiệp
Đại diện VKS thực hành quyền công tố tại tòa. Ảnh: CTV
Tại phiên tòa, phía đại diện VKS đưa ra quan điểm luận tội cho rằng, quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước nói chung và hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế nói riêng, ở một số nơi, một số cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt trong đó có cả những người là đảng viên, công chức giữ vai trò quản lý đã không giữ được bản lĩnh trước những cám dỗ vật chất.
Họ lợi dụng việc mua sắm thiết bị y tế, câu kết thông đồng với doanh nghiệp, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để hưởng lợi và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản nhà nước.
Rất nhiều các vụ án kinh tế, tham nhũng được dư luận quan tâm, trong đó đặc biệt phải kể đến các vụ án xảy ra ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị y tế được các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật và tạo được niềm tin trong nhân dân.
Cựu Bí thư Bắc Ninh nói 'chưa bao giờ yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiề.n' Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến khẳng định trước tòa rằng, chưa bao giờ thỏa thuận hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiề.n trước khi thực hiện các gói thầu. Chiều 29.10, TAND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục xét xử vụ án "thâu tóm" đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, liên quan đến bị cáo...