ĐT Anh: Phải ‘dám’ nhận thua, dám nghe chỉ trích
Có những chuyện không bao giờ thay đổi. Một trong số đó: sau một thất bại, lập tức xuất hiện một câu chuyện phân biệt chủng tộc, gắn liền với ngôi sao vừa thất bại trong làng bóng Anh.
Quá dễ để tìm kiếm và xem lại những câu chuyện như thế. Chung kết EURO 2020 với ĐT Anh chỉ là một sự lặp lại.
Có thể đây là vấn đề văn hóa, là đặc điểm riêng, mỗi nơi mỗi khác. Có những nơi, người biết tự trọng thì chẳng bao giờ nói mình bị thế này, thế kia (cho dù đấy là sự thật), sau mỗi thất bại. Phải tránh mang tiếng “đổ thừa”, “giận cá chém thớt”, hướng sự kém cỏi của mình sang vấn đề khác. Có những nơi, người ta luôn biết nhận thua, biết âm thầm học hỏi, rút kinh nghiệm, để lần sau không thua nữa. Thất bại là mẹ thành công mà! Còn khi thất bại suốt 55 năm mà vẫn chưa thành công nổi, thì chắc phải có nguyên nhân quan trọng rồi.
Cú sút luân lưu kém cỏi về mọi mặt (cách nhập cuộc, cách chọn giải pháp, cách tiếp xúc bóng…) của Marcus Rashford chính là thời khắc quyết định kéo luôn Tam sư xuống vực thẳm thất bại. Tại sao, và như thế nào? Trách nhiệm của Rashford, ví dụ như với đồng đội Jordan Pickford đã nỗ lực chơi một trận xuất thần? Ở đây, chỉ bàn về chuyên môn thuần túy thôi. Rồi cả trách nhiệm của HLV Gareth Southgate nữa? Giấc mộng vàng của Pickford đã bị bóp chết bởi chính thầy anh và bạn anh, hơn là của đối thủ?
Video đang HOT
Bóng đá Anh có cái truyền thống cực kỳ tốt đẹp (trong một khía cạnh nào đó), là họ lập tức vỗ tay động viên những cầu thủ bất chợt sai lầm. Chẳng ai phê phán Steven Gerrard, rằng cái trượt chân không đáng có của anh khiến Liverpool mất toi danh hiệu vô địch Premier League mà đội này phải chờ đến mấy chục năm. Không ai chỉ trích chiếc thẻ đỏ “lãng nhách” của David Beckham tại World Cup 1998. Rồi cơ man những pha “tấu hài” của các thủ môn…
Quá tử tế. Nhưng, xin nói luôn: “gánh xiếc Ba con mèo” chỉ nên hướng đến giải Fair-play mỗi khi tham dự các giải đấu lớn. Trưởng thành sao nổi khi không dám có lấy một lời chỉ trích nhau, chỉ trong lĩnh vực chuyên môn thuần túy. Không dám nghe chửi thật đau thì làm sao “nhớ đời”.
Lực lượng hiện thời của bóng đá Anh rất tốt. Đội Anh tại World Cup 2022 có thể còn mạnh hơn nhiều so với đội Anh tại EURO vừa qua. Nhưng, xin nói thẳng ra rằng không có lực lượng nào vô địch với một HLV kém về năng lực chuyên môn. Xin nói thẳng ra rằng hành trình vào đến bán kết World Cup 2018 và chung kết EURO 2020 đều quá may mắn. Chỉ thắng cỡ Colombia, Thụy Điển, Đan Mạch (mà cũng là “ăn may” thôi), thì chưa đủ để vô địch một giải đấu lớn. Ngàn lần bán kết hoặc chung kết đều không sánh được với một lần vô địch – thể thao là vậy.
Vào năm 1995, tòa án Công lý châu Âu phán: bóng đá không còn là một trò chơi đơn thuần nữa. Đấy là công ăn việc làm, kinh tế, chính trị… “Phán quyết Bosman” ra đời trên cơ sở ấy: UEFA buộc phải thay đổi luật lệ. Vậy, EURO 2020 đâu phải là chuyện riêng của thầy trò Southgate!
Chiellini 'rủa' Saka sút hỏng luân lưu bằng thần chú Nam Mỹ
Giorgio Chiellini chứng minh mình là một trung vệ đầy ma mãnh khi thừa nhận chơi cả trò "tâm linh" để khiến Bukayo Saka phải gặp vận xui ở trận chung kết EURO 2020.
Saka là cầu thủ sút lượt luân lưu định mệnh của ĐT Anh trong trận chung kết. Cầu thủ 19 tuổi đã không chiến thắng được thủ môn Donnarumma, qua đó hai tay dâng chức vô địch EURO cho Italia.
Ngay trước khi Saka sút bóng, ống kính truyền hình ghi lại được cảnh Chiellini đã thốt lên "Kiricocho" - một từ được các cầu thủ dùng để... ám vận đen lên đối thủ trong hàng thập kỷ qua.
Trả lời truyền thông, trung vệ kỳ cựu của Azzurri thú nhận: "Tôi xác nhận mọi thứ, đúng là tôi đã hô "Kiricocho". Tôi đã dùng nó ngay trước khi cầu thủ ĐT Anh đá lượt cuối cùng".
Vậy Kiricocho rốt cuộc là gì?
Chuyện như sau. Juan Carlos Kiricocho, hay còn được gọi là Quiricocho là một fan cuồng của Estudiantes de la Plata - một CLB của Argentina, trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Kiricocho hâm mộ đến mức đến xem cả những buổi tập của CLB. Nhưng HLV Carlos Bilardo dần nhận ra rằng các cầu thủ của ông liên tục dính chấn thương một cách bí ẩn mỗi khi Kiricocho có mặt.
Sau đó, Bilardo đã nói với Kiricocho hãy đến các buổi tập của CLB đối thủ xem sao, với kỳ vọng có thể dùng "năng lực" thần bí đó để ám lên kẻ địch.
"Kiricocho là một đứa trẻ đến từ La Plata. Kiricocho đã luôn đi theo đội bóng và kể năm chúng tôi vô địch (1982), chúng tôi đã thu nhận Kiricocho về làm cậu bé mascot. Kiricocho là một đứa trẻ ngoan nhưng tôi đã không nhìn thấy nó kể từ thời điểm đó. Lần gần nhất tôi dẫn dắt Estudiantes trong mùa 2003/04, tôi đã hỏi về Kiricocho nhưng không ai biết gì cả".
Huyền thoại về Kiricocho đã lan tỏa khắp thế giới bóng đá. Các cầu thủ hay dùng tên riêng này như một lời nguyền để ám lên đối thủ.
Những kỷ lục được thiết lập ở trận chung kết EURO 2020 Trận chung kết EURO 2020 khép lại với chiến thắng 3-2 cho Italia trước ĐT Anh trên chấm luân lưu (hoà 1-1) sau 120 phút thi đấu. Màn so tài này chứng kiến nhiều kỷ lục được thiết lập. Ở trận chung kết EURO 2020 diễn ra trên sân Wembley rạng sáng nay, Italia sớm bị Luke Shaw chọc thủng lưới ngay phút...