Dota tựa game viết nên lịch sử của bộ môn eSports thế giới
Mùa giải The International 4 của Dota 2 chính là một bước ngoặt lớn cho làng eSports nói chung và các tựa game MOBA nói riêng nhưng tất cả chỉ mới là sự khởi đầu!
Nhờ Dota, eSports mới được sinh ra và đạt được nhiều thành tựu quan trọng
The International 4 (TI 4) là giải đấu phá vỡ được rất nhiều kỉ lục về game trên thế giới, điển hình là tổng giải thưởng của mùa 2014 đã vượt ngưỡng 10 tiệu đô và đưa Newbee – đội giành được chức vô địch lọt vào sách kỉ lục Guinness về đội kiếm được nhiều tiền nhất trong lịch sử làng game. Đặc biệt hơn nữa, giải đấu lớn nhất hành tinh lần này của Valve đã xuất hiện ở ngay giữa trang đầu của tờ báo nổi tiếng thế giới – The New York Times.
Tưởng chừng như The Interntional được tổ chức vào năm 2011 cùng TI 4 đã là một thứ gì đó rất lớn lao đối và có thể giúp Dota 2 lấy lại được vị thế xưa kia vốn có của mình ở thời Dota 1 nhưng tất cả mới chỉ là sự khởi đầu.
Dota 2 trong tương lai sẽ cần nhiều “đòn bẩy” như thế này hơn nữa để có thể phát triển ngày càng tốt hơn. Trong tháng 7/2014, Dota 2 đã có hơn 9,6 triệu người chơi và chắc chắn con số này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa. Giờ chúng ta sẽ cùng nhìn vào những số liệu gần đây của Dota 2:
Biểu đồ cho thấy sự đi lên về người chơi trong Dota 2
Dota 2 hiện đã lọt vào sách kỉ lục Guinness, thậm chí gần đây còn được bầu chọn là 1 trong 100 tựa game đỉnh trên PC. Trong bảng xếp hạng cũng có sự xuất hiện của các tựa game nổi tiếng khác như World of Warcraft, Fallout 3, The Elder Scroll IV: Oblivion và League of Legends (LMHT). Song, Dota 2 được gắn mác eSports và nó chính là điểm khác biệt lớn so với các tựa game được gắn mác game online khác.
Nhiều ngày trước, tờ báo nổi tiếng nước Mĩ – The New York Times cũng có bài viết về giải đấu The International 4 của Dota 2 ở ngay chính giữa trang nhất. Điều này đã gây một sự chú ý không hề nhỏ đối với người đọc. Bài viết xoay quanh về giải đấu, quá trình tập luyện, streaming, caster, tiền thường và đặc biệt là việc mang tới những cái nhìn khác về game so với trước kia.
“Nói cách khác, Dota 2 đã dần vượt ra ngoài khuôn khổ của định nghĩa game, thậm chí cả eSports để trở thành một hiện tượng”.
Đã từng có rất nhiều cuộc tranh cãi về tựa game MOBA đứng đầu thế giới, hay có tổng tiền thưởng lớn nhất trong lịch sử eSports. Nhưng cho dù câu trả lời là gì, game gì thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận những gì Dota 1 đã từng làm. Nhờ vào sức hút của mình, Dota 1 đã dần mở ra một trang sử mới cho làng game cùng với những định nghĩa mới mẻ về eSports.
Còn bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được những cái nhìn khách quan về những gì Dota 2 và LMHT đã làm cho eSports cho đến nay. Mặc dù có sự chênh lệch, nhưng điều không thể phủ nhận những gì 2 tựa game này đã và đang làm cho nền eSports thế giới.
Bảng xếp hạng về tổng giải thưởng các giải đấu của nhiều game khác nhau
Khi nhắc đến các tựa game cổ điển, mọi người sẽ thường nghĩ ngay đến các tựa game như Mario và Donkey Kong – những tựa game nổi tiếng đã “từng làm mưa làm gió” thời kì trước. Sau đó game đã tạo được rất nhiều bước ngoặt lớn như sự ra đời của Super Nintendo Entertainment System (SNES) vào năm 1992 cùng hệ máy chơi game Console, tựa game chiến thuật nổi tiếng Age of Empires vào năm 1997, Starcraft 1998 và Warcraft 1 vào năm 1994 – tựa game sau đó đã được phát triển thành dạng MMORPG cực kì nổi tiếng World of Warcraft.
Vài chục năm sau đó, Dota 1 được tạo ra dựa trên nền tảng của Warcraft 3 ra đời. Một tựa game hội tụ những tinh hoa từ các thể loại game như RTS, FPS và MMORPG đã tạo nên cơn sốt thời kì đó. Kể từ đây kỉ nguyên của game bắt đầu!
Cho nên khi nhắc đến MOBA game, không ai là không biết đến Dota 1 – khởi nguồn của câu chuyện. Sau đó các tựa game như Heroes of Newertch, League of Legends, Heroes of the Storm và gần đây là Smite ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng MOBA.
Nhờ vào các tựa game MOBA, định nghĩa eSports được hình thành. Một dạng game mà các game thủ còn được cấp VISA như các vận động viên truyền thống (LMHT), sở hữu các giải đấu có giải thưởng cực lớn (TI 4), trả lương cho các game thủ của mình (LMHT) và chiếm 2 vị trí đầu tiên trên kênh Twitch(Dota 2 và LMHT).
Tờ báo The New York Times nói về giải đấu The International 4
Trên thực tế để ngành game có được những bước tiến vĩ đại như vậy không thể không kể đến công sức của Blizzard – cha đẻ của tựa game Warcraft III cùng bộ phần mềm tạo map (World Editor) đã giúp Dota 1 ra đời và tạo nên được bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành game.
Video đang HOT
Một tựa game nhỏ bé với bản đồ chỉ vỏn vẹn trong 5 Megabyte giờ đây đã trở thành biểu tượng của nền eSports. Thậm chí trong tương lai, rất có thể từ eSports sẽ được coi như các bộ môn thể thao truyền thống khác và không còn phải gắn thêm chữ “e” ở đầu nữa.
Chính những dẫn chứng trên đã cho chúng ta thấy được Dota 1 không chỉ là người tiên phong, dẫn đầu trong việc đem game đến gần hơn với các môn thể thao chính thống. Dota thực sự xứng đáng với vai trò là người viết nên được lịch sử mới của ngành game – eSports.
Theo Game4V
Những custom map sống mãi trong ký ức học sinh
Cung đến với những custom map quen thuộc gắn liền với thời học sinh của các bạn 8x và 9x nhé.
Custom map là gì?
Đây là một dạng minigame xây dựng trong 1 map nhỏ của Warcraft III. Người chơi chỉ cần cài đặt Warcraft và down những map mình thích về là đã có thể &'chơi 1 trò chơi mới'.
Đa số các gamer MOBA hiện nay đều đã từng có 1 thời gian dài ngồi quán net để chơi custom map với bạn bè. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, các game mới như LMHT, Dota 2, 3Q xuất hiện lấn chiếm làm vị thế của Warcraft III suy giảm mạnh nhưng những custom map thì vẫn là một điểm đỗ thú vị trong những giờ giải lao hay mất mạng.
Sau đây là top 5 custom map được nhiều bạn trẻ ưa thích nhất trong Warcraft III.
5. Green Circle TD
* Thể loại: Heroes Defense
* Nền tảng: Warcraft III - Frozen Throne.
* Quy mô: small
* Số người chơi tối đa: 8 người
* Dung lượng: ~1MB
- Cách chơi:
Người chơi sẽ cùng nhau xây dựng các tháp trụ để tiêu diệt các đợt lính xuất hiện. Lính sẽ ngày càng mạnh hơn và kèm theo các đợt boss. Có thể dùng vàng khi tiêu diệt lính để nâng cấp tháp trụ.
Khi vượt qua các đợt lính yêu cầu sẽ dành chiến thắng.
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng những map chống cửa rất khó và thu hút người chơi. Cần có sự nhanh nhạy và đầu óc tư duy tốt mới có thể vượt qua được yêu cầu của map.
Có rất nhiều dạng biến thể của chống cửa nhưng chung qui là xây dựng tháp trụ để phòng thủ đợt lính đi đến điểm cố định.
4. X hero siege
* Thể loại: Heroes Defense, Arena.
* Nền tảng: Warcraft III - Frozen Throne.
* Quy mô: medium
* Số người chơi tối đa: 8 người.
* Dung lượng: ~500KB
- Cách chơi
Người chơi sẽ chọn số lượng tướng tùy theo chế độ mà player 1 chọn.
Tất cả người chơi cùng nhau tiêu diệt các đợt lính, boss để kiếm tiền mua đồ bảo vệ nhà chính.
Có nhiều event để người chơi tham gia kiếm tiền và đồ đạc đặc biệt để vượt các boss cuối.
Hiện tại x hero seige có rất nhiều biến thể trong hình ảnh nhưng về lối chơi vẫn không có sự khác biệt.
3. Map tổng hợp
* Thể loại: Arena.
* Nền tảng: Warcraft III - Frozen Throne.
* Quy mô: medium
* Số người chơi tối đa: 10 người.
* Dung lượng: ~3MB.
- Cách chơi:
Người chơi chia 2 phe để đối đầu với nhau, farm quái và giết kẻ địch kiếm vàng mua đồ.
Chiến thắng sẽ dành cho team đạt được số mạng yêu cầu hoặc giết được boss cuối trước.
Có nhiều map cùng dạng với map tổng hợp như Bleach vs One Piece, Battle Stadium,..
2. D-Day
* Thể loại: Arena.
* Nền tảng: Warcraft III - Frozen Throne.
* Quy mô: medium
* Số người chơi tối đa: 10 người.
* Dung lượng: ~3MB.
- Cách chơi:
Người chơi chia 2 phe để farm quái và giết tướng địch theo 3 đường.
Phá các trụ để có thể đánh vào nhà chính dành chiến thắng.
Có nhiều đợt boss xuất hiện để người chơi farm tiền. Tuy nhiên sức mạnh của chúng cũng khá lớn.
Tuy xây dựng theo lối chơi và cách chia đường truyền thống nhưng D-Day thu hút người chơi vì có số lượng tướng đa giạng để lựa chọn và đã có tính chiến thuật cũng như teamwork nhiều hơn.
D-Day đã vượt tầm của 1 custom map khi liên tục được nhiều nguoiwf yêu thích và trở thành môn thi đấu trong 1 số giải e-Sport.
1. DotA
* Thể loại: Heroes Defense, Arena.
* Nền tảng: Warcraft III - Frozen Throne.
* Quy mô: medium
* Số người chơi tối đa: 10 người
* Dung lượng: 3-7MB
- Cách chơi:
Tương tự như D-Day, DotA yêu cầu người chơi chia 2 phe để tấn công vào nhà chính của kẻ địch.
Vàng kiếm được từ quái, trụ và kẻ địch để lên đồ giúp tăng sức mạnh cho vị tướng của mình.
Nhiệm vụ của cả đội sẽ là bảo vệ nhà mình cũng như phá hủy nhà chính của kẻ địch.
Tuy chỉ là một custom map trong War III nhưng DotA đã vươn lên dẫn đầu và trở thành biểu tượng bất diệt của cả giới e-Sport. Các đội được lập gia để tập luyện và thi đấu. Đây cũng là nơi khởi điểm của các ngôi sao đình đám như Kuroky, BlackRose, Đeni,... khởi nghiệp.
Theo Game4v
Dota 2 ấn định ngày ra mắt tướng mới Techies Trong bản big update sắp ra mắt vào đầu tuần tháng 9/2014 tới, Dota 2 đã quyết định tung ra tướng mới Techies và một vài mode chơi thú vị khác. Techies là 1 hero có cách chơi khá vui nhộn trong DotA, với khả năng gây ra những cái chết bất ngờ khi dẫm phải boom hoặc bị tự sát khiến người...