Dota 2 Việt Nam – Nở rộ, lụi tàn và cơ hội để rực cháy một lần nữa
Dota 2 Việt Nam đã trải qua rất nhiều những thăng trầm với bề dày lịch sử hình thành và phát triển gần 9 năm. Trong 3 năm trở lại đây, sự tăng trưởng của nền Dota 2 nước nhà đã có phần chững lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhưng những cơ hội trước mắt, những sự tiến bộ theo thời gian của những đội tuyển Dota 2 và những sự quan tâm, đầu tư đến từ các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau là tiền đề để chúng ta hi vọng vào một kỉ nguyên mới sẽ mở ra dành cho Dota 2 Việt Nam.
Việt Nam có thể nói là một trong những đất nước có số lượng người chơi Dota 2 lớn trên thế giới, và chúng ta có cả những cộng đồng mạnh mẽ được thành lập bởi những người yêu tựa game này như Dota2vn, Dota 2 Community, …. Lớn mạnh từ số lượng người chơi đến cộng đồng game thủ là thế nhưng thật khó tin khi trong suốt lịch sử hơn 9 năm thành lập game, chưa có một đội tuyển nào của Việt Nam được vươn ra biển lớn cả.
Trái ngược với số lượng người chơi đông đảo và sức mạnh của cộng đồng Dota 2 Việt Nam là thành tích khiêm tốn của các đội tuyển
Nhìn vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà các game thủ Việt Nam mỗi ngày bay pub hăng hái, các đất nước nổi bật nhất thuộc khu vực SEA đó là: Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Nếu so sánh về trình độ, kĩ năng, Dota 2 Đông Lào có thể vỗ ngực tự hào rằng chúng ta không hề thua kém bất kì quốc gia hàng xóm láng giềng nào. Nhưng khi so về những thành tích quốc tế, những gì mà Việt Nam đã làm được thực sự khá khiêm tốn so với những người anh em cùng khu vực. Philippines có TNC, Malaysia có Fnatic, Indonesia có Boom ID đã từng được tham dự 2 Minor, Thái Lan cũng đang có 2 tuyển thủ thi đấu ở top team thế giới, và đội tuyển Dota 2 Mith.Trust của họ cũng đã từng có mặt tại TI1.
So với các nền Dota 2 khác trong khu vực, Dota 2 Việt Nam có phần khá yếu thế
Xuất phát điểm là giống nhau, nhưng cớ sao đến tận bây giờ Dota 2 Việt Nam vẫn chưa thể bằng bạn bằng bè? Hãy cùng suy ngẫm vấn đề này bằng cách phân tích những sự kiện trong quá khứ và cùng nhìn vào những cơ hội trong tương lai nhé.
Quá khứ lẫy lừng
Phải nói rằng hiếm có tựa game nào được đón nhận một cách nồng nhiệt ở Việt Nam như Dota 2. Từ những ngày đầu tiên mà tựa game chính thức được công bố, đã có rất nhiều game thủ Việt sẵn sàng bỏ ra tới 40$, tương đương với khoảng gần 1.000.000 đồng để có thể trở thành những người đầu tiên được trải nghiệm một Dota 2 đích thực chứ không phải cú lừa Chiến Thần mà Garena đã tạo ra vào năm 2010 – 2011. Rồi dần dần, cộng đồng Dota 2 Việt Nam được hình thành bởi những màn xin key Dota 2, những sự so sánh với phiên bản Dota 1, những câu hỏi liên quan đến những địa chỉ có thể trải nghiệm tựa game tốt nhất. Đi đến đâu cũng nghe thấy các thanh thiếu niên trẻ tuổi đồn nhau về một phiên bản Dota mới ra lò.
Cảm xúc khi nhận được bức thư này bạn có còn nhớ hay không?
Dota 2 Việt Nam chính thức nở rộ vào năm 2013, thời điểm game chính thức kết thúc Beta và mở chơi miễn phí. Lúc này, hàng loạt các đội tuyển Dota 2 được thành lập, các giải đấu lớn nhỏ cứ nối đuối nhau ra đời, tạo nên một bầu không khí cực kì nhộn nhịp trong cộng đồng Dota lúc bấy giờ. Streamer, Caster thì thi nhau hò hét trên những nền tảng Stream khác nhau, người chơi thì ngày một đông hơn, tạo điều khiện cho sự phát triển mạnh mẽ của Dota 2 Việt Nam thời điểm bấy giờ.
Hàng loạt những giải đấu Dota 2 của người Việt đã xuất hiện vào thời kì hoàng kim của Dota 2 Việt Nam
Khi đó, đội tuyển Dota 2 nổi bật nhất trong nước là 1st.VN – tiền thân của Aces Gaming sau này. Họ rất được cộng đồng game thủ Việt kì vọng sẽ có thể đem tên tuổi của Dota 2 Việt Nam vươn tầm khu vực rồi xa hơn là ra thế giới. Thật sự Aces Gaming khi đó đã khiến người hâm mộ có nhiều đêm mất ngủ khi thi đấu cực kì thăng hoa trong những giải đấu tầm cỡ khu vực, và thành tích nổi bật nhất của họ là giành hạng 3 ở giải đấu MPGL 2014.
Dota 2 chuyên nghiệp Việt Nam đã từng gặt hái nhiều thành công trong quá khứ
“Nốt nhạc trầm” sau khúc ca khải hoàn
Video đang HOT
Sau một khoảng thời gian nở rộ, Dota 2 Việt Nam bỗng gặp phải liên tiếp những khó khăn này đến khó khăn khác. Đội tuyển Dota 2 số 1 của đất nước nhúng chàm, và hành động của họ đã bị cả thế giới lên án. Tên tuổi của Dota 2 Việt Nam bỗng chốc “bị” biết đến với những tai tiếng xấu, và hậu quả của việc này chính là việc cộng đồng Dota 2 nước nhà đã đánh mất niềm tin vào Dota 2 chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Những bê bối này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Dota 2 Việt Nam
Các Studio hàng đầu đất nước như Pewpew Studio, ESV dù rất nỗ lực tổ chức nhiều giải đấu nhưng cũng không còn nhận được nhiều sự ủng hộ như trước, cùng với đó là những khó khăn tài chính. Hệ quả là dù rất yêu Dota 2 nhưng những con người này vẫn phải đi tìm cho mình một lối đi riêng để sinh tồn, đặt sự nghiệp của bản thân lên trên đam mê. Những giải đấu quốc nội như Vietnam Esports Champion League hay Vietnam Dota 2 Champion League cứ thế đi vào dĩ vãng. Sự tác động của những yếu tố chủ quan và cả những yếu tố khách quan đã khiến cho sự phát triển của Dota 2 tại Việt Nam đã bị chững lại từ thời điểm đó cho đến tận bây giờ.
Pewpew – một trong những lá cờ đầu của Streamer Dota 2 Việt Nam, cũng phải ra đi để tìm cho mình những cơ hội mới
Cơ hội để một lần nữa bùng cháy
Dota 2 Việt Nam đã trải qua những năm tháng có thể nói là đen tối nhất khi lượng người chơi tiếp tục giảm đều, các đội tuyển Dota 2 thì ngày càng ít đi và không đạt được nhiều thành tích đáng kể. Nhưng nên nhớ rằng nền Dota 2 nước nhà chỉ bị chững lại chứ không phải là đang thoái hóa. Cộng đồng người Việt yêu Dota vẫn còn đây, họ chỉ là đang chờ một cơ hội để bùng cháy lên một lần nữa. Cơ hội đó là gì? Đó là khi mà xã hội có cái nhìn khác đi về eSports nói chung và Dota 2 nói riêng, là lúc mà các đội tuyển Dota 2 nước nhà thi đấu một cách quả cảm và gặt hái những thành tích không tưởng, là khi mà những doanh nghiệp lớn nhỏ bắt đầu quan tâm và đầu tư cho Dota 2 một cách nghiêm túc, và cơ hội đó chính là lúc này chứ còn là lúc nào nữa?
Vẫn còn đó những chàng trai cố gắng giữ gìn và bảo tồn những giá trị mà cộng đồng Dota 2 Việt Nam đã gây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển
Trong tương lai, các game thủ sẽ có cơ hội để thể hiện mình như một vận động viên thể thao chính hiệu tại Seagames 30 và xa hơn nữa là Seagames 31 ở Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho góc nhìn của xã hội với những người chơi game sẽ có sự thay đổi. Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu đạt được thành tích tốt, cụ thể là giành những huy chương danh giá cho đất nước thì có thể khẳng định rằng sẽ không còn chuyện những bậc ông cha phản đối thế hệ con cháu chạm đến game. Những kì tích mà 496 Gaming tạo ra gần đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng họ sẽ nâng tầm Dota 2 Việt Nam lên một tầm cao mới. Hơn nữa, đã xuất hiện nhiều hơn sự quan tâm của những doanh nghiệp lớn nhỏ đến Dota 2 như 20 Sections, Mercedes-Benz, … Các giải đấu quốc nội cũng đã đánh dấu sự quay trở lại với GTV Dota 2 Championship sẽ diễn ra trong 11 này. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền Dota 2 nước nhà trong tương lai.
Seagames 30 là một cơ hội có một không hai để các game thủ chứng tỏ năng lực của mình
Với những tiềm lực đó trong tay, hãy cùng mong rằng năm 2019 sẽ là mốc thời gian đánh dấu một trang sử mới cho Dota 2 Việt Nam. Những game thủ Dota 2 cũng có thể góp một phần sức lực của mình bằng cách tiếp tục xây dựng cộng lớn mạnh hơn, thân thiện hơn, tham gia những giải đấu trong nước để khuấy động phong trào Dota 2 ở Việt Nam mạnh mẽ trở lại như thuở mới khai sinh. Hãy cùng nhau phục hưng nền Dota 2 nước nhà giống như cái cách mà bóng đá Việt Nam đã hồi sinh trong những năm trở lại đây.
Các anh em tích cực tham gia giải nào
THÔNG TIN CHI TIẾT “GTV DOTA 2 CHAMPIONSHIP 2019″
- Mở đăng ký: 5/11 – 13/11
- Thời gian thi đấu: 16/11 – 24/11
- Hình thức thi đấu: Online
- Số lượng: 16 team
- Vòng bảng của giải đấu diễn ra vào ngày 16 – 17/11, vòng chung kết diễn ra vào ngày 23 – 24/11
—-
GTV DOTA 2 CHAMPIONSHIP 2019
- Đơn vị tổ chức: GTV
- Bảo trợ truyền thông: Fanpage Cao thủ
- Nhà tài trợ: Fun88eSports
Theo Game TV
Dota 2: 496 làm khó TNC tại Chung kết WESG SEA Finals 2019
"Nếu 496 kiên nhẫn hơn thì chắc chắn họ đã có cơ hội để giành chiến thắng", trang VPEsports nhận xét.
TNC Predator đã lần thứ hai liên tiếp lên ngôi tại Vòng Chung kết Đông Nam Á của World Electronic Sports Games (WESG) sau khi hoàn tất màn lội ngược dòng trước 496 Gaming tại Chung kết Tổng vừa kết thúc cách đây ít giờ.
Game 1 - 496 thắng
496 gần như không phạm phải bất cứ sai lầm nào trong giai đoạn draft khi ban tất cả các heroes "tủ" bên phía TNC - team Dota 2 Philippines lựa chọn một đội hình thiên về teamfight với nhiều skill AoE, có lợi thế ở early và late game.
TNC có được khởi đầu thuận lợi ở tất cả các lanes nhưng lại đánh mất lợi thế tại mid-game khi họ quyết định khởi động Roshan nhưng 496 không cho phép điều đó xảy ra. Enigma của TNC không có đủ mana để cast Blackhole và kết quả là họ để thua teamfight dẫn tới thế trận xoay chiều.
TNC tiếp tục cho thấy khả năng farm hiệu quả nhưng những tình huống ganks của 496 đã giúp đại diện của Dota 2 Việt Nam tạo ra sự khác biệt lớn trên bản đồ. Tới phút 39, khoảng cách chênh lệch giữa hai teams chỉ là 1,000 networth. Nhưng chỉ sau đó hai phút đồng hồ, cục diện game đấu đã an bài sau pha teamfight đẫm máu với quá nhiều lần buybacks được thực hiện.
Game 2 - TNC thắng
Monkey King của 496 đã bị counter triệt để bởi bộ ba cores cực kỳ bền bỉ bên phía TNC - gồm Dragon Knight, Templar Assassin và Abaddon. Chưa hết, Keeper of the Light cùng Mirana còn giúp cho TNC tẩu thoát trong những tình huống không tưởng.
Sự lựa chọn Puck của 496 không đem lại hiệu quả như họ mong muốn khiến Monkey King ở safe lane có một khoảng thời gian cực kỳ khó khăn. Rubick chứng tỏ sự hữu dụng khi cứu sống các đồng đội trong nhiều pha teamfights bằng cách đánh cắp skill của Abaddon.
TNC biết cách tạo khoảng trống cho Mirana farm bù và 496 không muốn điều tương tự xảy ra với TA bên địch, Một quyết định táo bạo được đưa ra khi 496 triển khai pha tấn công ở Shrine trên top lane bên phía TNC và phải trả giá đắt.
Các cores của TNC không cho 496 bất cứ cơ hội nào để sửa sai và tỉ số được cân bằng 1-1.
Game 3 - TNC thắng
TNC đã chủ động pick những heroes "tin tay", trong khi 496 cố gắng tìm cách counter ngay từ giai đoạn draft. Có quá nhiều các skills AoE xuất hiện trong game đấu và cả hai teams đều có thể thắng teamfight để buộc đối phương chơi theo cách mà họ mong muốn.
Game 3 là nơi 496 tái hiện lại hình ảnh của OG. Họ chơi tấn công và không ngại va chạm để có được tổng cộng 18 kills sau 14 phút.
Thế trận ở mid-game trở nên căng thẳng khi TNC đã cảm nhận được thất bại đang cận kề khi để thua hai teamfights lớn trong ít phút.
Tuy nhiên, sai lầm nối tiếp sai lầm đã khiến 496 buông bỏ tất cả những thành quả mà họ đã giành được từ đầu game khi họ quyết định ngăn cản TNC ăn Roshan. Ember Spirit đã bị hạ nhưng Gyrocopter lại đang mạnh khiến 496 nghĩ rằng họ đủ sức thắng teamfight trước TNC. Nhưng rồi TNC chỉ cần vài giây để khiến Gyro "bốc hơi" và kiếm về Aegis of Immortal.
Ngay sau đó, Gyro đã buyback để quay lại vòng chiến đấu với TNC - team vẫn đang có đầy đủ buyback cùng Aegis. Kịch bản không có nhiều thay đổi, TNC hủy diệt tất cả và hoàn tất chiến thắng ngược sau 38 phút thi đấu.
"Nếu 496 kiên nhẫn hơn thì chắc chắn họ đã có cơ hội để giành chiến thắng", cây viết drifter của trang VPEsports nhận xét.
TNC đã bảo vệ thành công chức vô địch WESG 2019 SEA Finals và đang hướng tới kết quả tương tự tại Vòng Chung kết Thế giới được tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.
WESG được giới thiệu lần đầu vào năm 2016 và được coi là một giải đấu esports tầm cỡ quốc tế. Sự kiện này có sự khác biệt rõ rệt so với những giải đấu esports khác khi nó tuân thủ nghiêm ngặt format và tiêu chuẩn của Olympic, chú trọng vào niềm tự hào dân tộc.
Với khoản tiền thưởng không nhỏ dành cho nhà vô địch của các bộ môn, thật khó để nói rằng các players có mặt tại Vòng Chung kết WESG không có động lực để thi đấu hết sức mình.
Hiện TNC đang là team giàu thành tích nhất tại giải đấu này với hai chức vô địch sau ba lần được tổ chức. Team Dota 2 Philippines đang được coi là ứng cử viên sáng giá cạnh tranh ngôi vương với chức vô địch ESL One Hamburg 2019 vào cuối tháng trước.
Về phía 496, việc tham dự hai giải LAN liên tiếp trong ít ngày - lần lượt là ESL Clash of Nations Bangkok 2019 (hạng 4/8) và WESG SEA Finals - đã giúp họ có dịp thử sức với nhiều top teams trong khu vực.
Chắc chắn 496 sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để chuẩn bị cho Vòng Chung kết châu Á-Thái Bình Dương của WESG 2019- được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 02-05/01 năm sau - phần còn lại của mùa giải DPC 2019-2020 và đặc biệt là chiến dịch giành huy chương tại SEA Games 30 vào tháng 12 sắp tới.
Theo game sao
Dota 2: Valve quyết tâm cải thiện thời gian tìm trận đấu rank với 'Fast Queue' Mỗi người chơi có thể tích trữ tối đa tới 60 lần dùng Fast Queue để tìm kiếm trận đấu nhanh hơn bình thường. Người chơi Dota 2 hẳn sẽ thở phào nhẹ nhõm với đợt update mới nhất nhằm rút ngắn thời gian tìm kiếm trận đấu (queue time) trong Ranked Matchmaking. Valve đã đưa hệ thống Ranked Matchmaking vào tầm ngắm...