DOTA 2 VỀ VIỆT NAM LÀ SỰ MẠO HIỂM LỚN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ
Với thông tin Game4V nhận được từ e-Club – công ty phát hành Dota 2 tại khu vực Đông Nam Á, sự việc VTC Game mua lại DotA 2 từ tay Valve để phát hành tại Việt Nam cho tới giờ vẫn chỉ là lời bỏ ngỏ. Chưa hề có sự xác nhận chính thức nào từ bên đối tác Valve.
Tuy nhiên, e-Club cũng hé lộ về thỏa thuận giữa công ty họ và đơn vị VTC Intercom trong việc làm đối tác phát hành Steam Wallet, kèm theo đó cả việc mua bán giao dịch đồ lưu niệm mang chủ đề DotA 2. Theo xác nhận thông tin từ chuyên trang RGN thì đây là sự thật, liệu rằng sự thật này có bị “bóp méo” thành tin đồn VTC Game mua DotA 2 về phát hành tại Việt Nam, thứ đang đã và gây xôn xao dư luận cộng đồng game thủ Việt trong suốt thời gian qua?
Valve sẽ khó khi nào bán đứt con gà đẻ trứng vàng
Không thể phủ nhận tại thị trường làng game Việt Nam hiện nay, chúng ta luôn tự hào vì có những nhà phát hành game với tiềm lực tài chính lớn mạnh như VGG, VNG, Garena, VTC Game, FPT Online vv.. Việc bỏ tiền ra mua một tựa game chất lượng và hợp thời về phát hành tại Việt Nam không còn là điều mơ tưởng.
Ngay cả trước tin đồn VTC Game sẵn sàng chi 5 triệu Đôla để mua DotA 2 từ tay Valve, nếu xét về tiềm lực tài chính thì với VTC đây không phải là mức giá quá “khủng”. Tuy nhiên ngoài chi phí mua game dự kiến là 5 triệu Đôla, kể cả có thương thảo mua thành công được DotA 2 thì VTC Game sẽ vẫn gặp phải bài toán nan giải về chi phí đội ngũ vận hành, thiết lập server và chiến dịch truyền thông marketing. Liệu tiền thu về sau hoạt động mua bán Steam Wallet có giúp VTC Game được hoàn vốn? chứ chưa thể tính tới chuyện thương mại hóa sản phẩm để kinh doanh?
Ngay cả với e-Club – đối tác phát hành Dota 2 tại khu vực Đông Nam Á, chính sách từ Valve yêu cầu công ty này hằng năm phải đứng ra tổ chức những giải đấu thường niên cho DotA 2. Thậm chí mỗi tháng một sự kiện giải đấu..
Bên cạnh đó, Valve cũng nổi tiếng là một công ty khó tính trong làng game quốc tế. Nếu quả thực có ý định bán lại DotA 2 cho VTC Game, họ sẽ ràng buộc đối tác bằng các điều khoản rất chặt chẽ, đặc biệt là việc VTC Game phải đảm bảo một khoản chi phí đều đặn giúp vận hành và xây dựng cộng đồng cho DotA 2 tại Việt Nam. Gặp phải một “ông thầy” quốc tế khó tính như vậy, liệu VTC Game có đủ can đảm để chấp nhận thử thác?
Video đang HOT
Tuy nhiên, ý định mua là một chuyện, còn ý định bán từ phía hãng Valve lại là chuyện hoàn toàn khác. Liệu Valve có muốn mở cánh cửa cơ hội cho một đối tác mới? Đưa con gà đẻ trứng vàng của mình lên một miền đất thị trường mới hoàn toàn?
Nói đến Valve, từ trước khi người ta biết tới thương hiệu DotA 2 thì đây đã thực sự là một gã khổng lồ trong làng game quốc tế. Đứng đầu về cả yếu tố tài chính lẫn nhân sự, kèm theo bao năm kinh nghiệm phát hành và quản lý loạt tên tuổi game nổi tiếng.
Vậy nên nêu Valve thực sự muốn nhắm tới một thị trường đầy tiềm năng như ở Việt Nam, hãng này có thể tự mình quản lý tất cả các thị phần và quy hết chúng về một mối. Vậy còn lý do nào để VTC Game thuyết phục được Valve cho làm “cha đỡ đầu” phát hành DotA 2 tại Việt Nam?
Tại sao lại là VTC Game mà không phải Garena,VGG hay FPT Online?
Ngay từ khi xuất hiện tin đồn công ty VTC Game có ý định mua và phát hành tựa game DotA 2 tại thị trường Việt Nam, có khá nhiều ý kiến bàn luận về tương lai của tựa game Moba đình đám này nếu du nhập về thị trường Việt. Nhưng để đạt được viễn cảnh như vậy, có khi nào bạn tự hỏi: VTC Game vì sao muốn rước DotA 2 về Việt Nam và tại sao lại chọn thời điểm là năm nay chứ không phải sớm hoặc muộn hơn?
Ngay khi FPT Online mang Anh Hùng Tam Quốc về Việt Nam, cuộc chơi cạnh tranh thị phần giữa các nhà phát hành game Moba Việt sẽ sớm diễn ra.
Theo phân tích từ nhiều chuyên gia, điểm nhấn trong năm nay của thị trường game Việt chính là sự xuất hiện của tựa game Moba Anh Hùng Tam Quốc, được hãng FPT Online mua về phát hành. Theo dự đoán, nếu những chiến dịch quảng bá truyền thông mà FPT Online đầu tư vào sản phẩm này đạt được sự thành công, tạo được nên thương hiệu riêng biệt đối với cộng đồng.
Đây chắc chắn sẽ là tên tuổi đáng gờm vượt mặt được tựa game 3Q Củ Hành, thậm chí còn lăm le soán ngôi vị “bá vương Moba” của đàn anh Liên Minh Huyền Thoại. Có thể do nhận biết sớm cuộc cạnh tranh thị phần trong làng game Moba Việt sẽ sớm diễn ra nên VTC Game quyết định nhúng tay vào cuộc chơi này bằng được, và con át chủ bài chính là DotA 2 nếu như vụ thương thảo diễn ra thành công.
Tuy nhiên, sẽ còn một chặng đường dài trước khi VTC Game nhận được cái gật đầu đồng ý từ hãng Valve nếu có vụ thương thảo mua lại DotA 2. Bởi với truyền thống hoạt động từ gã khổng lồ này, một đối tác thích hợp không chỉ được đánh giá dựa vào tiềm năng tài chính mà còn là khả năng xây dựng, phát triển cộng đồng người chơi.
Xét trên điểm này, tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa nhà phát hành nào vượt qua được công ty Garena. Nếu đảo lại dòng lịch sử, khi DotA 2 được tiếp cận với Garena sớm hơn thì chắc chắn đây sẽ là sản phẩm thành công không kém so với thương hiệu Liên Minh Huyền Thoại hiện tại.
Theo VNE
Game thủ có thêm thu nhập khi chơi Anh Hùng Tam Quốc
Ngày hôm qua, trang web với nội dung MOBA thế hệ mới đã được FPT Online nhá hàng tại http://moba.gate.vn/. Với một số phân tích, chúng tôi suy luận rằng đây có thể là Anh Hùng Tam Quốc (AHTQ) - tựa game đã được chúng tôi liên tục đưa thông tin thời gian vừa qua. Được biết game cũng sẽ được Nhà phát hành đổi tên khi phát hành tại Việt Nam. Và trong thời gian chờ đợi thông tin chính thức từ NPH, chúng tôi gửi đến bạn đọc thông tin khá hấp dẫn về tựa game MOBA này tại thị trường bản địa, cụ thể là game thủ có thêm thu nhập khi chơi AHTQ.
Chơi game và được trả lương dường như là đặc quyền của dân phối kiểm game (game tester) hay một game thủ chuyên nghiệp. NetEase đã làm điều ngoại lệ để đem đến một nguồn thu nhập kha khá cho các "thượng đế" của mình thông qua các game eSports, trong đó có AHTQ.
Nhiều game thủ đã được NetEase tạo điều kiện khi chơi Anh Hùng Tam Quốc (ảnh minh họa).
Thể thao điện tử (eSports) đã có những bước tiến không nhỏ trong việc định hình phương thức hoạt động, tôn chỉ của một ngành thể thao mới. Những giải đấu triệu đô diễn ra liên tục với số lượng người hâm mộ theo dõi đông đảo là điều mà các môn thể thao truyền thống (ngoại trừ bóng đá) có mơ cũng chẳng thấy. Tuy nhiên đằng sau ánh hào quang ấy là cả một thực trạng đáng buồn về những "vận động viên" của môn thể thao mới mẻ này, nhất là về mặt cơm áo gạo tiền. Nhiều game thủ chuyên nghiệp không thể có được mức sống cơ bản trong khi thời gian và kinh phí dành cho tập luyện không hề nhỏ hơn các môn khác. Nhìn thấy nỗi khổ tâm ấy, NetEase - một trong những công ty công nghệ Internet hàng đầu trên thế giới - đã mở ra một chiến dịch đầy cách mạng mang tên "the Operation &'Bread'" (tạm dịch Chiến dịch Bánh mì) nhằm đem lại nguồn tài chính ổn định hơn cho các game thủ.
Bên cạnh việc tổ chức các giải đấu đình đám, NetEase tiết lộ sẽ chi 5 triệu USD để thực hiện kế hoạch độc đáo này, với hướng tập trung cho game AHTQ - một trong những tựa game MOBA con cưng của hãng.
Nhà sản xuất sẵn sàng hỗ trợ và chi tiền khi game thủ tổ chức giải đấu cho Anh Hùng Tam Quốc (ảnh minh họa).
Theo kế hoạch này những người chơi AHTQ có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng và giải đấu (chưa công bố tiêu chí cụ thể) sẽ được trả lương theo đúng nghĩa đen. Bên cạnh đó người chơi còn được phép tổ chức giải đấu cho riêng mình với nhiều quy mô và trình độ khác nhau với sự tài trợ kinh phí từ NetEase. Dự kiến số tiền chi riêng cho mục đích này tầm 1,6 triệu USD/năm.
Động thái này chứng tỏ NetEase có chiến lược rất nghiêm túc đối với con gà đẻ trứng vàng này. Vì ngay khi AHTQ vừa mở cửa tại thị trường bản địa đã thu hút khoảng 4 triệu lượt tải game cũng như tham gia chơi trực tiếp. Nhà sản xuất này còn cho biết, khi game ra mắt tại Thái Lan vào tháng 2/2014 vừa qua thì số lượng người chơi AHTQ tại quốc gia này còn cao hơn khi ra mắt tại thị trường bản địa.
Có thể thấy chiến dịch "bánh mỳ" này không chỉ đơn thuần là một chiêu kích cầu bạo tay mà còn là lời tri ân lớn đối với cộng đồng esports nói chung, AHTQ nói riêng trong sự nghiệp phát triển thể thao điện tử rộng khắp trên toàn cầu.
Theo VNE
MOBA thế hệ mới của FPT Online có tên chính thức là Thời Đại Anh Hùng Sau nhiều hứa hẹn khiến dư luận tò mò, mới đây nhà phát hành FPT Online đã công bố tên gọi chính thức cho sản phẩm MOBA đầy hứa hẹn của mình mang tên Thời Đại Anh Hùng. Thời Đại Anh Hùng (TĐAH) có tên gốc là Anh Hùng Tam Quốc, là một trong những MOBA khá đình đám. Ngay tại thị trường...