DotA 2 và hệ thống thống kê độc đáo
Khi DotA 2 dần dần mở rộng lượng người chơi trên khắp thế giới, việc phân tích thống kê trở thành món ăn thông thể thiếu cho trải nghiệm của các fan.
Đối với DotA 2, thời điểm sau The International chính là lúc kết thúc một “năm DotA” với nhiều bước tiến lớn ở mọi mặt. Từ việc công bố DotA 2 đã chính thức ra mắt, cũng như việc tổ chức được một TI 3 thành công và được cộng đồng đón nhận tốt.
Phân tích thống kê trong DotA 2.
Cùng với những tiến bộ đó, việc DotA 2 trở nên dễ tiếp cận hơn cũng là một trong những nâng cấp đáng giá. Chất lượng của việc casting game, từ bình luận cho đến chất lượng thông tin đã khiến trò chơi dễ tiếp cận hơn rất nhiều đối với những người mới. Đối với những người chơi kì cựu, chính hệ thống thống kê trong game đã thay đổi góc nhìn của họ về DotA 2.
Tỉ lệ ban/pick, tỉ lệ thắng, tỉ lệ KDA, GPM, XPM, … đều là những thành phần không thể thiếu trong thống kê của một game DotA 2, cho dù đó là một game đấu chuyên nghiệp (qua tay những “nhà thống kê” của các studio hay những website như datDota.com) hay chỉ là một game public bình thường (các thông số có thể được xem ở những website như Dotabuff, Dota Academy, …). Những con số thống kê này dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình đến nỗi, tại TI 3, Valve đã mời Bruno chỉ để cập nhật các con số này cho khán giả tại mỗi trận đấu.
Những con số không biết nói dối
Nhớ lại ngày xưa khi DotA là một custom map của Warcraft III, việc đánh giá sự thể hiện của một cá nhân trong một game đấu là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Sự thiếu hụt những thông số cơ bản như GPM và XPM khiến chúng ta rất khó đánh giá một cá nhân đã thể hiện tốt hay không ở những game đấu.
Biểu đồ chênh lệch Gold và Exp, một phần không thể thiếu khi xem một game đấu.
Hệ thống thống kê của DotA 2 thậm chí còn thống kê cả những thông số như lượng damage gây ra, lượng HP đã hồi cho đồng đội. Với những người chơi DotA 2, những con số này vẽ nên một bức tranh rõ ràng hơn về độ quan trọng của mình trong mỗi game đấu. Đối với những website như GosuGamers hay các website về DotA khác, những con số này cho phép họ có những mục chuyên về thống kê như Stats Corners hay Draft Analysis.
Liệu những con số có là đủ?
Chúng ta cũng cần nên nhớ, DotA là một trò chơi đồng đội, nơi những màn trình diễn của các cá nhân chịu ảnh hưởng bởi lối chơi của cả team và ngược lại. Đây là điều khiến DotA là một trò chơi tinh tế. Một pha xử lý hoàn hảo của một cá nhân có thể sẽ thay đổi cục diện trận đấu, nhưng phải cần 5 người mới làm nên chiến thắng.
Thống kê mặt khác, lại chịu ảnh hưởng của mỗi cá nhân hơn. Những thông số phổ biến như KDA, GPM và XPM (những thông số này của mỗi player được chiếu ở phần thông tin của họ tại TI 3) chỉ nói lên khả năng farm từ quan điểm số liệu. Thực tế, dù cho một trình độ một cá nhân có cách biệt nhiều, họ vẫn cần đồng đội để có thể chiến thắng. Cho dù team bạn sử dụng chiến thuật “4 bảo vệ 1″, sự di chuyển của đồng đội vẫn là thứ quan trọng như lượng farm của carry chính. Burning hay Black thường được khen ngợi bởi GPM của họ, nhưng nhìn lại, những đồng đội của họ cũng xứng đáng cho những lời khen đó.
Video đang HOT
Một thông số khác cũng đáng nói, đó là tỉ lệ chiến thắng (winrate). Thông số này nghe có vẻ rất đơn giản và trực quan, nhưng rất dễ dẫn đến những ngộ nhận. Hãy xem xét ví dụ gần đây, tại vòng playoffs TI 3, Bruno đã nói về những con số thống kê trước và sau mỗi game đấu. Trước trận đấu giữa MUFC và Liquid, Bruno nói MUFC đã pick Queen of Pain 5 lần trong vòng đấu bảng với winrate là 0% và khuyên họ nên chọn hero khác để đi mid. Nhưng, đối với một đội kết thúc vòng bảng với tỉ số 0-14, có lẽ bất kì hero nào MUFC chọn cũng sẽ có tỉ lệ winrate 0%. Và vì thế, việc kết luận dựa theo winrate với mẫu số liệu quá ít (chỉ 5 game đấu) là không phù hợp.
Bruno và 2GD tại TI 3.
Có phải cứ GPM hay XPM cao là “pro”?
Nhưng như vậy không có nghĩa là những con số thống kê đang ảnh hưởng không tốt đến trò chơi, thậm chí là ngược lại. Thực tế, sự phát triển của DotA cho đến ngày hôm nay có thể nói phần lớn là nhờ sự ảnh hưởng của những con số trong trò chơi
Tuy nhiên, bản thân việc thống kê trong game cũng có vấn đề, vì nó không bao quát hết được những kĩ năng khác của một player. Những kĩ năng vô cùng quan trọng trong DotA 2 như di chuyển, cắm mắt, micro, cảm nhận map, … sẽ không thể nào được “đo” bằng một chỉ số nào. Và, chính những kĩ năng này là thứ để phân biệt một gosu và một player thường, chứ không phải những chỉ số như GPM hay XPM.
Bonus: Cách để xem thông số của bạn
Để xem thông số cá nhân của mình, bạn cần phải kích hoạt cho phép các ứng dụng truy cập hồ sơ của bạn (việc kích hoạt này cũng cho phép người khác thấy được số trận win của bạn) bằng cách:
- Bấm chọn menu Setting trong game.
- Chọn tab “Game”, mục “General”.
- Bật “On” ở phần “Share Match History”.
Sau khi kích hoạt, bạn có thể xem chi tiết các thống kê của bạn tại các website như Dotabuff, Pubstats, …
Theo VNE
Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2
Đội hình nào là tốt nhất cho việc đi lane và lý do của nó? Tác dụng thực sự của việc chia lane trong các trận đấu competitive là gì? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
Trước khi đi vào chi tiết thì tôi sẽ miêu tả một chút về khái niệm mà chúng ta thường gọi là "đi lane" trong DOTA 2. Sau khi quá trình ban pick kết thúc là lúc các team quyết định sẽ để cho 5 hero của họ chia lane như thế nào, điều này rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo của trận đấu. Ví dụ, sau lượt ban-pick 2 team A và B đã quyết định đấu tri-lane và để cho lane còn lại của họ là cuộc chiến 1v1.
Team A có 2 hero có thể solo lane được là Outworld Devourer và Queen of Pain, trong khi bên team B là Razor và Nature Prophet. Thông thường 2 team sẽ để cho OD solo mid với Razor, trong khi solo lane sẽ là cuộc đấu của QoP và NP. Như vậy rõ ràng team B sẽ có lợi thế hơn vì Razor hoàn toàn có thể đè được OD ở mid, tương tự NP sẽ không quá lép vế trước QoP.
Tuy nhiên trong quá trình chia lane, team A hoàn toàn có thể để OD vs NP, trong khi QoP vs Razor, điều đó sẽ cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến phong cách đi lane khác nhau của các team hàng đầu, bắt đầu với:
Phong cách "All-in-lane"(ví dụ: đội hình cũ của Empire - Goblak, Scandal, Blowyourbrain, Silent, Funn1k hoặc đội hình hiện tại của Liquid).
Phong cách này chủ yếu hướng đến việc giành chiến thắng trong giai đoạn đi lane. Họ pick những hero có thể giúp họ áp đảo ở tất cả các lane. Những team theo phong cách này thường có xu hướng đấu tri-lane và để cho một hero đi solo lane ngắn của mình đối đầu với off-laner của team kia. Đội hình 5 người của họ thường không có chiến thuật nào đặc biệt, vì kế hoạch của họ là vươn lên trước cả về số gold và exp trong giai đoạn đầu và tận dụng lợi thế đó để chiến thắng.
Họ cũng không nhất thiết phải chiến thằng cả 3 lane, đôi khi 2 lane cũng là đủ. Họ chấp nhận 1 vài bất lợi nhỏ ở tri-lane (như đổi mạng hoặc thậm chí là feed một vài kill cho đối thủ), miễn là solo laner của họ vẫn đang giành lợi thế. Họ biết rằng những hero với level lớn hơn sẽ rất nguy hiểm trên map và tác động của chúng đến chiến thắng là không hề nhỏ.
Điểm mạnh: Đối thủ sẽ không biết được họ đang suy tính điều gì trong quá trình ban-pick.
Điểm yếu: Nó đòi hỏi một màn trình diễn thuyết phục vào đầu game, cũng như việc kiểm soát bản đồ và dự đoán được hành động của đối phương.
Razor sẽ đè được NP ở safelane, trong khi Clock cũng sẽ chiếm lợi thế trước Magnus ở mid, và tri-lane tấn công của họ cũng rất nguy hiểm. Sự phối hợp của đội hình này trong combat hãy còn là dấu hỏi, tuy nhiên Liquid sẽ tận dụng lợi thế từ giai đoạn đi lane để chiến thắng.
Phong cách Right-Balance: (ví dụ: Alliance).
Phong cách này an toàn nhất và do đó nó cũng phổ biến nhất. Nó bao gồm việc giữ cân bằng giữa các lane để đảm bảo họ không bị nghiền nát, đồng thời cả 5 hero của họ sẽ gắn kết với nhau theo một chiến thuật đã định trước. Đây là một đội hình chuẩn, tuy nhiên nó cũng rất dễ dự đoán. Họ sở hữu càng nhiều hero có khả năng farm thì áp lực đè lên đối phương là càng lớn.
Điểm mạnh: Nguy cơ thất bại giảm xuống, và áp lực luôn dồn về phía đối phương.
Điểm yếu: Dễ dàng đoán biết được.
Đội hình phổ biến của Alliance, safelane của họ là Kotl/Visage/PL, rất khó để có thể đè được họ. Clock đi mid phòng thủ rất chắc chắn và NP là 1 trong những hero solo offlane tốt nhất. Rất khó để có thể tìm ra điểm yếu trong đội hình này của họ và ngăn cản họ farm. Về sau combo Kotl NP PL sẽ cho phép họ chia ra farm 1 cách an toàn cũng như gây áp lực lên toàn bản đồ.
Phong cách Lanes-Do-Not-Matter (ví dụ: LGD.cn)
Phong cách này gần như đã biến mất, vì quá trình đi lane yếu sẽ khiến team gặp khó khăn, việc để thua thiệt về gold và exp đòi hỏi họ phải có những combat thành công mới có cơ hội thắng cuộc. Đội hình này hướng đến khả năng phối hợp của cả 5 thành viên, đó có thể là những hero combat khủng khiếp, hoặc những hero kiểm soát toàn map với các skill global.... Quá trình chia lane sau đó được quyết định theo mức độ, các hero cần farm sẽ được farm nhiều hơn, các hero cần level cao sẽ được ưu tiên solo....Đội hình này được chia lane theo kiểu 3-1-1.
Điểm mạnh: Chiếm ưu thế vào mid game.
Điểm yếu: Kết quả của trận đấu lại phụ thuộc nhiều vào hành động của đối thủ.
Một đội hình cơ bản của LGD.cn. Họ có tới 2 hero solo đánh gần mà không cần cân nhắc xem có thể đối đầu với đối thủ ở lane không. Điều đó gần như chắc chắn khiến họ thua thiệt ở 2 lane. Tuy nhiên combo của họ rất đáng sợ về late với Magnus/Tidehunter/Alchemist, sẽ cho phép họ chiến thắng các combat lớn mặc dù họ yếu thế hơn cả về gold và exp, và từ đó, cho phép họ đi đến chiến thắng cuối cùng.
Các phong cách trên có một điểm chung đó là chúng khá dễ đoán. Tuy nhiên với Na`Vi 2012 lại khác, không ai có thể dự đoán được họ sẽ chia lane thế nào. Điều đó khiến cho họ rất mạnh, khi mà rất khó để các team ban-pick chống lại họ.
Bây giờ là thời gian để cho cho các bạn thảo luận xem liệu phong cách nào là tuyệt vời nhất và có cách nào counter lại chúng hay không, và hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Theo VNE
Nhìn lại những heroes trong thời kì ban đầu của thế giới DotA 2 (Phần 1) Nhưng mọi người đều biết rằng các heroes đó đều không phải bê nguyên hình ảnh từ DotA mà ra.Dưới đây là tổng kết các mẫu thiết kế ban đầu của các Heroes trong thế giới DotA 2. Alchemist - Nhà bác học tham lam Alchemist, tên bác học điên cưỡi trên một con Orge mà hắn đã thu phục được khi còn...