DOTA 2 The International 4: Ai là ứng cử viên số 1?
Đây là một chủ đề luôn nóng bỏng ở những giải đấu quốc tế và DOTA 2 The International 4 cũng không phải ngoại lệ.Càng đến gần những giải đấu DOTA 2 quốc tế lớn như The International 4, một chủ đề quen thuộc lại được lôi ra bàn luận. DOTA bên nào đang mạnh hơn, phương Đông hay Tây? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu những sự khác nhau giữa DOTA 2 các thế lực kể trên.
Những đặc trưng riêng của 2 nền DOTA 2 có còn?
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn xem DOTA 2 ở phương Tây thì sáng tạo hơn, trong khi của phương Đông thì chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có lẽ đặc tính đó đã không còn đúng trong thời gian gần đây.
Đầu tiên là về sự hiệu quả trong lối chơi mà đáng ra người Trung Quốc nổi tiếng, lại được Alliance thể hiện tại TI 3 một cách vượt trội khi chơi một thứ DOTA 2 cực kì chặt chẽ và hiệu quả. Họ stack ancient gần như mọi lúc, và thể hiện sự kỉ luật và chặt chẽ trong việc kiểm soát bản đồ, split push đến nỗi cái tên “rat dota” dường như gắn liền với Alliance.
Alliance không là đội DOTA 2 phương Tây duy nhất có sự thay đổi. Tay chơi XBOCT của Na`Vi, nổi tiếng với lối chơi hổ báo cũng đã dần dần tiết chế mình trong thời gian gần đây. Anh bắt đầu chuyển sự hổ báo của mình thành một lối chơi tấn công có hiệu quả hơn. Không còn những pha liều lĩnh băng trụ giết người một cách không đáng có đã làm nên thương hiệu của anh nữa. Một đại diện nữa từ phương Tây, EnternalEnvy của Cloud9, cũng đã nổi lên như một trong những top carry của khu vực với lối chơi tính toán và hiệu quả.
Xem EE-Sama (tên gọi vui mà các fan đặt cho EnternalEnvy) thi đấu, có thể thấy anh luôn tính toán cách lên đồ của mình sao cho hiệu quả nhất có thể. Với những Soul Ring, Tranquils Boots và Bottle cho một Storm Spirit ở vị trí carry hay Midas, Blink Dagger và Mask of Madness cho Drow Ranger, EE-Sama đã chứng tỏ mỗi quyết định nên mua item gì của anh đều được sàng lọc cực kì nghiêm túc đến từng chi tiết nhỏ.
Sự thay đổi về tính kỉ luật và hiệu quả không chỉ ở những đội phương Tây, mà tương tự, sự thay đổi về sức sáng tạo trong chiến thuật cũng được các đội phương Đông thể hiện.
Một DK.Burning với 9 hero tại 9 trận đấu khác nhau ở Starladder.
Sự thực là các đội phương Đông hay chủ yếu là Trung Quốc có sự thích nghi tốt hơn về chiến thuật giữa các phiên bản DOTA 2 là không thể chối cãi. Khi 6.79 ra đời, khi nhiều đội phương Tây còn đang chật vật tìm hiểu lối chơi thì TongFu và Vici Gaming nhanh chóng nắm được lối chơi và thể hiện vô cùng hiệu quả. Những bằng chứng như các đội chơi Trung Quốc hồi sinh IO, Batrider, những hero bị quên lãng, cho đến việc khám phá ra các hero mới như Bristleback, Centaur Warrunner là minh chứng sống động cho việc DOTA 2 phía Đông đã đi trước thế giới về mặt chiến thuật. Thành công của DK tại MLG hay mới đây là Starladder 9, hay của Vici Gaming tại EMS và LGD tại D2L là không thể chối cãi cho việc thích nghi chiến thuật và metagame tốt hơn của người Trung Quốc.
Video đang HOT
Có thể thấy, quan niệm DOTA 2 phương Tây thì không tính toán, chặt chẽ hay DOTA 2 phương Đông thì không sáng tạo đã quá lỗi thời và không còn chính xác.
Vậy, chúng ta nhìn vào đâu để dự đoán sức mạnh của 2 bên ở The International lần này?
Có lẽ chúng ta sẽ phải dựa vào phong độ các team tại những giải đấu quốc tế trong thời gian gần đây để quyết định. Dựa vào những kết quả gần đây thì có vẻ như các đội từ phương Đông, mà chủ yếu là Trung Quốc, có phong độ tốt hơn hẳn. DK đạt vị trí thứ 2 tại MLG, vô địch Starladder với chuỗi trận thắng 9-0 ấn tượng, hay Vici Gaming vô địch EMS và LGD lấy giải D2L một cách không thể thuyết phục hơn.
Những kết quả này là rất đáng kể và là yếu tố quan trọng để so sánh sức mạnh giữa các đội. Nếu nhắc lại các kì The International trước chúng ta cũng có thể có những kết luận tương tự. Trước thềm The International 3, sự đuối sức của các đội phương Đông được thể hiện ở 2 giải đấu quốc tế mà Alliance và Na`Vi lên ngôi vô địch khi hạ gục các đội phương Đông (G-1 League và Alienware Cup). Và đó cũng là dấu chỉ rõ ràng cho sức mạnh của các đội phương Tây lúc đó khi lần lượt các đội Trung Quốc thể hiện khá mờ nhạt ở The International 3, và trận chung kết không ai khác chính là giữa Na`Vi và Alliance.
Quá khó để dự đoán sức mạnh của 2 bên.
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xét đến yếu tố thời gian của những giải đấu quốc tế. G-1 League hay Alienware Cup là 2 giải đấu quốc tế lớn có thời gian tổ chức trước TI 3 khoảng 3 tháng. Trong khi đó, ngoại trừ Starladder mới xong gần đây thì MLG, EMS hay D2L là những giải đấu đã diễn ra từ khá lâu. Chúng ta có thể chờ đợi những giải đấu quốc tế gần hơn với TI 4 trong tương lai như The Summit, ESL One, WPC-ACE, hay MLG Anaheim. Vì thế, sẽ còn rất nhiều dịp các đội chơi 2 bên được cọ sát với nhau và cho đến lúc đó, chúng ta mới có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về sức mạnh giữa 2 bên.
Kết
DOTA 2 đã có một khoảng thời gian khá dài để phát triển. Thật sai lầm khi gắn cho các đội Trung Quốc chỉ biết “nuôi rùa” hay các đội phương Tây thì không chỉnh chu, tinh tế. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy DK với lối chơi tổng lực và global đẹp mắt, hay một Evil Genius tận dụng hiệu quả đến từng bãi creep rừng. Với sự phát triển của chiến thuật và mặt bằng trình độ như hiện nay, các đội chơi chuyên nghiệp hàng đầu đều đã tìm ra phong cách tiếp cận trận đấu riêng của mình. Chính sự đa dạng trong chiến thuật và khả năng riêng của 16 đội tham dự, sẽ càng khiến The International 4 năm nay là giải đấu đáng mong đợi cho các fan DOTA 2.
Theo VNE
Tiền thưởng giải DOTA 2 lớn nhất tới 70 tỷ đồng và... vẫn tăng
Giải đấu DOTA 2 lớn nhất hành tinh The International 4 sẽ có phần thưởng lên tới vài triệu USD ở thời điểm hiện tại, và vẫn đang tiếp tục tăng.
Compendium của giải đấu đáng mong đợi nhất của DOTA 2 The International 4 bây giờ đang được bán ở DOTA 2 store với giá $9.99, mức giá bằng với năm ngoái. Cùng lúc đó, $2.50 từ việc bán mỗi vật phẩm này sẽ được cộng dồn vào tổng giải thưởng của giải.
Hiện tại (trưa ngày 12/05) tiền thưởng đang là $3,500,000 tương đương hơn 75 tỷ đồng (và vẫn đang tiếp tục tăng). Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật giá trị phần thưởng này trong thời gian sớm nhất.
Bạn đọc cũng có thể check khoản tiền này liên tục TẠI ĐÂY.
Vật phẩm của năm nay sẽ có 13 mốc mục tiêu, khác với 7 của năm ngoái, dù rằng cột mốc vẫn tương tự. Các phần thưởng bao gồm &'Boost điểm EXP', vật phẩm &'immortal treasure' và những màn hình chờ &'loading screen' như mùa trước, ngoài ra nó cũng có những phần thưởng khác thú vị như chế độ game mới &'new game mode', &'chat emoticons' và các thay đổi khác. Compendium năm ngoái kết thúc với việc đạt được đến cột mốc thứ 7, với tổng giải thưởng đạt mức $2,784,30.
Bên cạnh đó, Compendium của năm nay cũng có những scoring system với những vật phẩm có thể lên level. Khi lên cấp sẽ có những hiệu ứng đặc biệt cho những vật phẩm, chẳng hạn như những thay đổi hình dáng tạm thời hay courier có thể chỉnh sửa. Bạn có thể lên level mỗi 100 points, points được nhận từ việc dự đoán, sở hữu các player card và nhiều thứ khác.
Bạn cũng có thể mua point để lên level, và điều này cũng sẽ góp 1 phần nhỏ tăng tổng giải thưởng của giải đấu The International 4. 500 points có giá $2.49 trong khi 2,400 có giá $9.99.
Chi tiết các cột móc mục tiêu của Compendium:
- $1,800,000: Nâng cấp boost điểm EXP
- $2,000,000: Màn hình chờ (Loading Screen) mới
- $2,200,000: Bình chọn Arcana mới
- $2,400,000: HUD phiên bản đặc biệt của TI4
- $2,600,000: Bình chọn giải đấu Solo Championship ở TI4
- $2,900,000: Chế độ game mới (new mode)
- $3,200,000: Imortal item
- $3,500,000: Biểu tượng cảm xúc ở khung chat (Chat Emoticons)
- $4,000,000: Mini Pudge Courier
- $4,500,000: Âm nhạc mới khi vào game
- $5,000,000: Chế độ Matchmaking mới
- $5,500,000: Hiệu ứng môi trường
- $6,000,000: Chỉnh sửa bề mặt khung ảnh DOTA2 (Base Customization)
Theo VNE
Tương quan sức mạnh của các team Dota 2 trước thềm The International 4 Như tất cả chúng ta đều biết, hiện tại tổng giải thưởng của The International 4 đã chạm mốc 4,7 triệu USD - một con số không hề nhỏ và cũng là động lực cho tất cả các đội tham gia thi đấu lần này. Giờ chúng ta sẽ thống kê lại sức mạnh của các đội trước thềm giải đấu The International...