DOTA 2: Slark và những vị tướng có khả năng sống cực dai trong combat mà nếu không hạ gục nhanh, đảm bảo bạn sẽ hối tiếc
Slark, Storm Spirit, Terrorblade chính là 3 vị tướng DOTA 2 trong danh sách này.
Slark
Slark có thể coi là một trong những vị tướng khỏe nhất DOTA 2 trong giai đoạn late game, đặc biệt là với những tình huống solo 1vs1. Essence Shift có thể coi là một trong những passive phù hợp nhất cho các vị tướng được liệt vào hàng hard carry, khi mà những đòn đánh tay cơ bản vào tướng địch sẽ mang lại cho Slark những điểm stats và agility, để rồi từ đó tăng cao sức mạnh của bản thân.
Chính vì lẽ đó, chỉ cần hiện diện trong combat càng lâu, Slark sẽ càng trở nên đáng sợ bởi sức mạnh của mình. Nên nhớ rằng, ở cấp độ cao nhất, Essence Shift sẽ giúp cho Slark giữ được những chỉ số cướp được trong tận 120 giây, thời gian quá thừa cho một combat. Chưa kể, sự linh hoạt cũng là một yếu tố được đánh giá tương đối cao ở hero này, khi mà Death Pact có thể giúp hắn giải trừ các trạng thái bất lợi, trong khi Pounce khiến Slark trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và trói chân mục tiêu. Đó cũng là tiền đề để hắn có thể thu được lượng lớn stat từ Essence Shift.
Chưa kể, hiệu ứng hồi phục tới từ Shadow Dance cũng giúp cho Slark có khả năng regen lượng máu tương đối nhanh chóng. Khi kích hoạt Shadow Dance, tốc độ hồi phục của vị tướng này được tăng lên đáng kể, trong khi chỉ cần ra ngoài combat và khuất sight của đối thủ, tốc độ di chuyển và hồi phục của Slark cũng được cải thiện tương đối. Thế nên, không quá khi nói đây là vị tướng có khả năng cò quay cực tốt trong combat. Combat càng dài hơi, Slark càng trở nên mạnh mẽ.
Và đừng bao giờ nghi ngờ về việc hắn có thể quay trở lại combat một cách chóng vánh với lượng máu dư dả để củ hành đối thủ. Nếu không muốn hối hận, hãy tìm cách tiêu diệt Slark một cách chóng vánh, nhưng điều này cũng khá khó khi với sự cơ động của mình, Slark rất khó có thể bị hạ gục nhanh gọn, dù hắn chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng chống chịu
Storm Spirit
Video đang HOT
Storm Spirit cũng có phần tương tự như Slark, khi hắn cực kỳ yếu ớt ở giai đoạn đầu game, đặc biệt là trước khi đạt được level 6. Thế nhưng khi đã có đủ item, sẽ là thảm họa nếu bạn coi thường con gấu điện này, khi mà sức phá hủy của hắn là cực kỳ kinh khủng.
Một trong những item trấn phái của Storm Spirit trong mọi phiên bản chính là Bloodstone. Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên Storm Spirit trong tay của Sumail đã có màn trình làng không thể ấn tượng hơn tại DAC năm ngoái. Thế nhưng kể từ khi Bloodstone bị nerf một cách thậm tệ, vị tướng này cũng gần như biến mất khỏi đấu trường chuyên nghiệp. Chỉ tới gần đây, Storm Spirit mới dần trở nên khởi sắc trở lại.
Sở dĩ phải tiêu diệt Storm Spirit một cách nhanh chóng trong combat vì nếu để hắn sống sót, các support của team bạn hoàn toàn có thể bị dồn tới chết mà thậm chí không thể ứng phó. Ball Lightning bên cạnh khả năng di chuyển linh hoạt còn mang lại cho Storm Spirit một lượng damage đáng kể, cũng như giúp hắn kích hoạt passive Overload mỗi lần sử dụng. Lượng mana càng nhiều, quãng đường bay cũng như lượng damage gây ra từ Ball Lightning càng lớn.
Thế nên, hãy tìm cách triệt tiêu nguồn sức mạnh của Storm Spirit một cách nhanh nhất có thể, khi mà nếu bị trúng các hiệu ứng khống chế, Storm hoàn toàn có thể lên bảng chỉ trong một nốt nhạc. Còn nếu không, cứ để hắn lượn lờ gây damage, cùng với tốc độ regen mana kinh khủng tới từ những charge của Bloodstone, chắc chắn Storm Spirit thừa sức hủy diệt team bạn.
Terrorblade
Cũng đang cực kỳ hot trong phiên bản hiện tại, Terrorblade chắc chắn nên là lựa chọn để ngắm tới đầu tiên trong mọi combat. Hoặc nếu không, hãy bỏ qua hoàn toàn hắn, vì nếu không thể dồn chết sớm, chắc chắn bạn sẽ phải hối hận, khi mà ultimate Sunder có thể giúp Terrorblade lật kèo trong những tình huống tưởng chừng như nguy hiểm nhất.
Có thể nói đây là một kỹ năng khá dị mà Ice Frog dành tặng cho vị tướng này, khi mà với Sunder, Terrorblade hoàn toàn có thể đổi máu của mình cho bất kỳ đơn vị nào, dù là đồng đội hay đối thủ. Thế nên nếu không thể dồn chết và để hắn đổi máu kịp, đừng cảm thấy bất ngờ khi giờ đây kẻ đi săn bỗng chốc trở thành con mồi trong nháy mắt.
Còn nếu bỏ qua hoàn toàn Terrorblade chắc chắn cũng không phải là lựa chọn hay, khi mà ở giai đoạn late game, với Metamorphosis và Conjured Image, cộng thêm một vài item cơ bản như Dragon Lance hay Manta Style và Eyes of Skadi, Terrorblade hoàn toàn có thể cầy nát đội hình đối thủ.
Theo GameK
DOTA 2 Talent Guide: Lycan, cả thế giới bỗng chốc bé lại bằng ba con sói
Đã một thời gian, Lycan gần như biến mất hoàn toàn khỏi các giải đấu chuyên nghiệp, cũng như trở thành một trong những lựa chọn ít được xuất hiện nhất tại các trận đấu rank, pub. Tuy nhiên với những thay đổi gần đây, Lycan đang dần tìm lại được chỗ đứng của mình trong các trận đấu DOTA 2.
Đã một thời gian, Lycan gần như biến mất hoàn toàn khỏi các giải đấu chuyên nghiệp, cũng như trở thành một trong những lựa chọn ít được xuât hiện nhất tại các trận đấu rank, pub. Một phần nguyên nhân xuất phát từ lối chơi có phần tương đối nhạt nhẽo của Lycan, một phần khác lại tới từ sự phức tạp khi chơi vị tướng này. Tuy không đến nỗi cần quá nhiều thao tác tay như Chen hay Meepo, thế nhưng đừng tưởng rằng chơi Lycan là nhàn, khi mà với hai Wolves triệu hồi, cùng đàn đệ tới từ Necronomicon cũng đã đủ khiến người chơi Lycan phải cảm thấy mỏi tay.
Cộng thêm với việc Helm of Dominator đang trở nên phổ biến, người chơi Lycan hoàn toàn có thể biến DOTA 2 trở thành một sở thú di động với khả năng triệu hồi đệ của mình. Thế nhưng trong phiên bản mới này, với việc Impulse được làm lại cũng như những chỉnh sửa tới từ Howl càng khiến cho người chơi Lycan bắt đầu suy nghĩ lại về một lối lên đồ có phần trực diện hơn, thiên về damage như phong cách Lycan cổ điển thay vì chăm chăm lên Necronomicon theo xu thế push nhà như trong thời gian trước đó.
Cụ thể, trong phiên bản mới, lượng sát thương bonus thêm tới từ Howl bị giảm đi một nửa, nhưng đổi lại kỹ năng này có thể gia tăng lượng máu cho đồng đội, cũng như hiệu quả của skill này được nhân đôi về đêm. Bên cạnh đó, lượng damage của Feral Impulse cũng được tăng lên gấp bội, đổi lại với việc kỹ năng này đã không còn tăng tốc độ đánh cho Lycan. Khả năng hồi máu mới có tới từ Feral Impulse cũng là một trong những điều khiến Lycan có thể khởi đầu game đấu một cách thuận lợi hơn so với trước.
Tuy nhiên, sức mạnh của hắn cũng đã bị giảm đi đôi chút trước khi được đưa lại vào chế độ Captain Mode trong phiên bản 7.02, khi mà mana cost của Howl cũng như lượng tăng thêm agility mỗi level giảm xuống chỉ còn 1.0. Điều này càng nhấn mạnh sự thiếu hụt tốc đánh của Lycan ở thời điểm hiện tại.
Nhưng nên nhớ rằng, với việc có thể thay đổi các item trong backpack, khả năng rat doto tới từ Lycan cũng vẫn được giữ nguyên, khi hắn hoàn toàn không mất nhiều thời gian trong việc đổi slot TP từ backpack ra để sử dụng. Và đừng hỏi về độ phũ khi push nhà của Lycan, đặc biệt là khi hắn ở dạng sói.
Nên nâng hệ thống Talent Tree cho Lycan như thế nào:
Level 10: 20 sát thương hoặc 150 máu
Đa phần người chơi Lycan đều sẽ thiên về lựa chọn có thêm 20 sát thương ở cột mốc level 10 này. Rõ ràng 150 máu không phải là lựa chọn cần thiết cho Lycan, khi mà lối chơi của Lycan không yêu cầu quá nhiều về khả năng chống chịu, nhất là máu. Thêm vào đó, có thêm 20 damage tuy không thật sự quá lớn nhưng đổi lại, lượng sát thương có thêm sẽ khiến cho Lycan cải thiện tốc độ farm rừng cũng như đóng góp được nhiều hơn trong những tình huống combat. Không lạ khi có tới 73.3% người chơi Lycan lựa chọn tính năng này cho vị tướng của mình.
Level 15: -25 giây thời gian hồi sinh hoặc 12 strength
12 strength sẽ mang lại một lượng damage cũng như máu đáng kể dành cho Lycan. Đó đều là những chỉ số cần thiết dành cho vị tướng này. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 25 giây thời gian hồi sinh được giảm là một chỉ số cần thiết mà bất kỳ vị tướng nào cũng nên lựa chọn nếu có trong hệ thống Talent của mình.
Thế nhưng với Lycan thì ngược lại, thực tế chứng minh rằng, có tới 65.5% người chơi lựa chọn có thêm 12 strength, và tỷ lệ đông đảo này hoàn toàn có lý khi theo thống kê, pick này sẽ mang lại thêm 5.3% winrate dành cho người chơi Lycan.
Level 20: giảm 15% cooldown hoặc có thêm 15% né
Đa phần người chơi sẽ chọn lựa việc có thêm 15% né để tăng trực tiếp sức mạnh của bản thân. Đồng ý rằng đây là lựa chọn dù không quá cần thiết nhưng vẫn hợp lý hơn so với việc được giảm 15% cooldown, khi mà bộ kỹ năng của Lycan không có quá nhiều điểm đặc sắc cũng như không mang lại nhiều khác biệt với cooldown ngắn hơn.
Level 25: 15 giây thời lượng hóa sói hoặc có thể triệu hồi thêm 2 wolves
Sức mạnh của Lycan chủ yếu đến khi hắn đang ở dạng sói. Nếu không có ultimate và ở dạng người thường, Lycan gần như trở nên vô hại và dễ dàng bị counter bởi những item đơn giản như Ghost hay Force Staff bởi sự thiếu linh hoạt của mình. Đừng chần chừ gì mà hãy chọn việc có thêm 15 giây tác dụng bonus thêm trong dạng sói, khi mà tính năng này chắc chắn sẽ mang lại tối đa hiêu quả cho bạn.
Theo GameK
DOTA 2: Top 4 vị tướng sở hữu khả năng biến DOTA 2 trở thành SỞ THÚ DI ĐỘNG Lycan, Chen, Enchantress và Beastmaster chính là 4 vị tướng DOTA 2 trong danh sách này. The International 4 được mệnh danh là kỳ TI chán nhất trong lịch sử các kỳ chung kết thế giới, khi mà trận đấu được chờ đón nhất, quyết định chủ nhân của chiếc khiên Aegis lại diễn ra một cách chóng vánh và gần như không...