DOTA 2: Orge Magi và 3 vị tướng không ngại va chạm cho dù phải đấm nhau ngay từ level 1
Ngoài Orge Magi, Juggernaut, Earthshaker và Undying chính là những vị tướng DOTA 2 góp mặt trong danh sách này.
Phiên bản big update 7.xx đã đánh dấu những sự thay đổi vô cùng to lớn trong cách tiếp cận trận đấu của các đội tuyển. Số lượng Bounty Rune khởi điểm được nhân lên gấp đôi, đồng thời vị trí ẩn sâu trong rừng của mỗi team.
Những đổi mới này cũng phần nào khiến cách tiếp cận trận đấu của các đội tuyển trở nên khác xưa hơn, khi mà thay vì thường chia đôi Bounty Rune và tiếp cận trận đấu một cách an toàn, giờ đây đa phần đều có xu hướng sử dụng Smoke of Deceit ngay từ ban đầu, với mục tiêu xâm lấn rừng đối thủ tạo lợi thế đầu game. Và để phục vụ loại chiến thuật này, tất nhiên luôn cần những vị tướng đặc biệt, những người có khả năng giao tranh tốt ngay từ level 1.
Ogre Magi
Sở hữu lượng máu khởi điểm cũng như giáp vô cùng cao ngay từ cấp độ 1, có thể nói Ogre Magi là vị tướng sở hữu độ tank khủng bố nhất ở thời điểm vừa bắt đầu trận đấu. Và đây cũng thường là vị tướng đi đầu trong những tình huống xâm lăng rừng đối thủ, nhờ vào độ tank cũng như khả năng gây ra hiệu ứng của mình.
Tùy thuộc vào tính chất của combat sớm mà người chơi Ogre Magi sẽ có cho mình những lựa chọn nâng skill ở cấp độ đầu tiên. Chắc chắn rằng không nhiều người sẽ nâng vào Bloodlust, khi nó không thật sự mang lại quá nhiều lợi thế. Ignite với khả năng lây lan độc cùng hiệu ứng slow của mình là một lựa chọn được đa phần game thủ ưa chuộng, khi mà lượng sát thương của nó cũng là tương đối ổn ở giai đoạn đầu.
Fireblast tuy có thể stun đối phương, nhưng lượng damage ít ỏi cùng tầm sử dụng hạn chế chính là nhược điểm của kỹ năng này. Có lẽ, chỉ cần học Ignite và tận dụng tối đa khả năng tanker của mình trong cấp độ đầu tiên, Ogre Magi đã trở nên vô cùng hữu dụng trong combat.
Juggernaut
Video đang HOT
Nhưng đôi khi, không cần thiết phải có disable cũng thật sự có thể gây ra những ảnh hưởng trong combat ở level 1. Juggernaut là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Ở cấp độ đầu tiên, gần như không kỹ năng nào mang lại sức sát thương AOE lớn hơn so với Blade Fury của vị tướng này. 80 sát thương mỗi giây, làm một phép tính nhân đơn giản thì trong thời lượng tác dụng, Juggernaut có thể gây ra tới 400 damage AOE cho đối thủ. Ở cấp độ 1, khi mà lượng máu của các vị tướng chỉ dao động ở khoảng 400-500 thì có thể coi đây là một kỹ năng hủy diệt nếu ăn trọn nguyên thời lượng của Blade Fury.
Ngoài ra, ở cấp độ đầu tiên, khi mà lượng damage của các hero là khá hạn chế, và lượng sát thương chủ yếu tới từ những skill có sẵn thì Blade Fury cũng giúp Juggernaut có thêm khả năng tank tương đối khó chịu, khi mà kỹ năng này khiến Jugg trở nên kháng phép, và chỉ nhận damage với những đòn đánh vậy lý cơ bản.
Earthshaker
Bản danh sách này chắc chắn không thể thiếu đi chú bò đất Earthshaker. Có lẽ chỉ cần nói tên vị tướng này thôi thì tất cả đã đều hiểu rằng nhiệm vụ của Earthshaker là gì. Fissure chắc chắn phải là kỹ năng được ưu tiên học đầu tiên, dành cho đại đa số người chơi Earthshaker. Một pha Fissure đẹp mắt hoàn toàn có thể stun cả 5 thành viên bên phía đối thủ, và mang lại một lợi thế cực kỳ lớn trong combat.
Bên cạnh lượng damage cùng thời lượng stun ổn định, người chơi Earthshaker còn có thể dựa theo địa hình để có thể tung ra những pha Fissure đẹp mắt, chia cách đội hình team địch. Chỉ cần cô lập từ 1-2 thành viên bên phía đối thủ so với phần còn lại đã là quá đủ để Earthshaker mang lại những lợi thế không nhỏ cho đồng đội.
Undying
Nói về solo ở giai đoạn level 1, không mấy vị tướng có thể so sánh với Undying, khi mà hắn sở hữu cho mình kỹ năng Decay tương đối khó chịu. Với việc có thể sử dụng AOE và hút tới 4 chỉ số strength từ mỗi vị tướng bị ảnh hưởng, Decay tuy không gây nhiều sát thương, cũng như không có hiệu ứng khống chế nhưng lại giúp cho Undying trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Hãy cứ thử tưởng tượng một tình huống đơn giản, Undying sử dụng Decay trúng cả 5 thành viên đối phương. Lượng strength mà hắn hút được lên tới 20. Và điều đó cũng đồng nghĩa với lượng máu, sát thương của vị tướng này cũng cộng dồn lên nhanh chóng, trong khi những hero bị hút mất strength thì trở nên yếu ớt đi tương đối. Và chắc chắn rằng chẳng ai có đủ khả năng để solo tay bo với một con Undying mạnh mẽ như vậy ở level 1.
Theo GameK
DOTA 2: Những vị tướng chẳng cần có nhiều trang bị nhưng vẫn gây được lượng sát thương khổng lồ trong combat
Lion, Earthshaker, Techies và Disruptor chính là 4 vị tướng DOTA 2 trong danh sách này.
Lion
Có thể thấy trong nhiều trận đấu, Lion thường xuyên được ưu ái đảm nhiệm một vị trí support số 5 trong đội hình của đa phần các đội. Thực tế, Lion thuộc mẫu tướng không cần quá nhiều item mà vẫn có thể phát huy được sức mạnh nội tại của mình. Có lẽ, với vị tướng này, một Blink Dagger đã là quá đủ để trở nên hữu dụng.
Thứ mà Lion cần nhất có lẽ chính là cấp độ, chứ không phải là lượng item, khi mà sức mạnh của hắn tới chủ yếu từ bộ skill chết chóc của mình. Một tình huống chọn vị trí và sử dụng Earth Spike đẹp mắt có thể stun rất nhiều hero đối phương, cũng như gây lượng damage lên tới 260. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu game, Lion hoàn toàn có thể tận dụng những đòn đánh tay cơ bản cũng tương đối rát của mình, đặc biệt là trong thời gian đối thủ đang bị disable với Earth Spike và Hex. Còn khi đã đạt được level 6, với Finger of Death, đừng hỏi vì sao mà Lion có thể tiễn đối thủ lên bảng đếm số chỉ sau một nốt nhạc.
Ở giai đoạn late game, khi có thêm Aghanim's Scepter, Finger of Death sẽ là một kỹ năng gây sát thương AOE thay vì mục tiêu đơn lẻ như trước. Và có lẽ chỉ cần một pha nhất dương chỉ của Lion là đã đủ để đối thủ hoảng loạn với một tá sát thương khổng lồ được tạo ra.
Earthshaker
Khác với Lion, Earthshaker có lối chơi cũng như vị trí đa năng hơn hẳn. Nếu xây dựng Earthshaker theo phong cách nuke damage tay, với việc tận dụng tối đa Enchant Totem, và lên những item mang tính sát thương cao như Shadow Blade hay Daedalus, Earthshaker hoàn toàn có thể trở thành một hard carry hạng nặng. Thế nhưng, nếu chơi theo xu hướng cổ điển mang chiều hướng support, Earthshaker chẳng cần quá nhiều item mà vẫn thừa biết cách để tiễn cả team đối thủ lên bảng đếm số chỉ sau một nốt nhạc.
Một bộ combo với Fissure, Enchant Totem và Echo Slam hoàn toàn có thể làm nên một pha highlight RAMPAGE để đời nếu như Earthshaker chọn được vị trí đẹp, và quan trọng nhất là combo Echo Slam trúng càng nhiều unit bên địch càng tốt. Với 270 damage cùng 70 sát thương cộng thêm cho mỗi đơn vị trúng phải, Echo Slam thậm chí còn được cường hóa lượng damage nếu như chú bò đất có cho mình Aghanim's Scepter cũng như cường hóa thêm 10% damage phép ở mốc Talent level 20. Chỉ cần một combo Blink Dagger và Echo Slam đơn giản, Earthshaker có thể gây ra lượng damage khổng lồ trong combat.
Techies
Có thể nói đây là vị tướng gần như không cần bất kỳ item gì để phát huy vốn tự có của mình. Và vốn tự có của Techies thì bạn biết rồi đấy, đôi khi không cần đến những trái mìn vốn làm nên thương hiệu của hắn, chỉ cần một pha Blast Off đẹp mắt cũng đã đủ để làm nên hàng tấn sát thương cho đối thủ.
Còn nếu kể thêm cả lượng damage tới từ những quả mìn của Techies thì đó chắc chắn phải là một con số khổng lồ cùng lượng hiệu ứng tương đối khó chịu. Static Trap tuy không còn khả năng stun nhưng ngược lại có thể root đối thủ, trong khi Blast Off thì mang lại hiệu ứng silence tương đối lâu và khó chịu.
Chắc có lẽ chỉ cần duy nhất một item như Aghanim's Scepter là quá đủ để Techies có thể phát huy tối đa độ hiệu quả của mình trong những tình huống combat. Và quả thật, chỉ cần phát huy tối đa vốn tự có, là bộ kỹ năng cũng như hệ thống Talent Tree, Techies hoàn toàn có thể gây ra một lượng sát thương ô cùng đáng kể lên đội hình odosi thủ mà không cần bất kỳ item đáng giá nào.
Disruptor
Tương tự như vậy, Disruptor cũng thường xuyên được các đội tuyển sử dụng ở slot support số 5, khi mà hắn cũng không mấy khi cần nhiều item để có thể phát huy bộ combo của mình.
Combo Kinetic Field và Static Storm chỉ cần lựa chọn thời điểm hợp lý và trúng nhiều mục tiêu nhất có thể là đã quá đủ cho Disruptor hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu để ý, trong hầu hết các trận đấu chuyên nghiệp, Disruptor hiếm khi cần lên những món đồ lớn. Những trang bị mà vị tướng này thường lên mang xu hướng rất phổ thông và rẻ mạt, điển hình như Glimmer Cape, Ghost Scepter hay Force Staff. Chẳng mấy khi chúng ta được thấy một Disruptor sở hữu cho mình những item cấp cao như Aghanim's Scepter.
Theo GameK
DOTA 2 Talent Guide: I am Juggernaut! Bất chấp sự vươn lên đầy mạnh mẽ của những người đồng nghiệp như Lone Druid, Sniper, cộng thêm sự thay đổi khó đoán về meta game, Juggernaut vẫn đang là sự lựa chọn được đánh giá là vô cùng toàn diện và cực kỳ cơ động. Trong suốt năm 2016, và thậm chí kể cả khi phiên bản big update ra mắt...