DOTA 2: Những carry thành công ngoài sức tưởng tượng khi chuyển từ vị trí safe lane sang solo mid
Trào lưu sử dụng hai hard carry đã từng một thời cực kỳ thịnh hành, và được khá nhiều các đội tuyển DOTA 2, từ người Trung Quốc cho tới phương Tây áp dụng một cách rất hiệu quả tại các giải đấu lớn.
Một trong những yếu tố làm nên tên tuổi của loại chiến thuật này chính là việc đưa các hard carry ra đảm nhiệm vị trí solo mid, nơi vốn không hề yên bình như safe lane quen thuộc của chúng. Thế nhưng, với những tính chất riêng biệt mà những sự lựa chọn này vẫn phát huy được hiệu quả tối đa
Là một trong những hard carry được sử dụng như một solo mid với tần suất khá lớn, có thể nói Juggernaut chính là hero đã mở ra trào lưu cho dạng chiến thuật này. Với Blade Fury cùng Healing Ward, Juggernaut vừa có khả năng trụ lane, vừa có thể đẩy lane cũng như né được các sát thương phép tới từ đối thủ trong một vài tình huống cụ thể.
Đôi khi, chỉ cần một Poor Man Shield ở giai đoạn đầu game, Juggernaut hoàn toàn có thể đi lane ngang ngửa với những solo mid hàng đầu ở thời điểm hiện tại như Mirana hay Invoker. Thậm chí với phiên bản hiện tại, Bottle càng dễ sạc hơn nhờ vị trí các rune Bounty, cũng như những ích lợi từ Shrine mang lại cũng giúp Juggernaut dễ dàng hơn trong việc trụ lane.
Về mặt lối chơi, Juggernaut ở vị trí solo mid thường lên cho mình những item cơ động như Yasha và Diffusal Blade, thay cho Battle Fury như ở vị trí safe lane. Vai trò này cũng thay đổi phần nào cách chơi Juggernaut, khi hắn sẽ phải tập trung tham gia combat với đồng đội nhiều hơn thay vì chú trọng farm như trước. Tuy nhiên, với sự cơ động vốn có của mình thì Juggernaut hoàn toàn có thể đảm đương cực tốt vai trò này.
Ursa
Chiến binh gấu cũng là một trong những hard carry thường xuyên được sử dụng ở vị trí solo mid. Khác với Juggernaut, Ursa solo mid tiềm tàng sự nguy hiểm hơn rất nhiều, khi bộ skill vốn có của hắn có thể dồn damage và tiêu diệt đối thủ trong một nốt nhạc. Thậm chí với việc thay đổi vị trí mới của Roshan trong phiên bản mới này, Ursa càng thuận lợi hơn trong việc chiếm lấy Aegis nhằm tăng lợi thế cho đồng đội cũng như bản thân.
Ở bất kỳ vai trò nào, core item không thể thay thế của Ursa luôn là Blink Dagger, khi nó giúp chú gấu này tăng sư cơ động cũng như cải thiện khả năng áp sát đối thủ bên cạnh Phase Boots vốn có. Những item sau đó vẫn là MoM, Skull Basher nhằm tối đa lượng damage mà chú gấu này có thể mang lại hoặc Diffusal Blade để counter lại Ghost Scepter.
Video đang HOT
Mặc dù trong phiên bản mới, khi kích hoạt MoM, Ursa sẽ bị silence trong 5 giây, nhưng chỉ cần buff full kỹ năng rồi lao vào, 5 giây silence không phải là vấn đề quá lớn với mẫu hero “cục súc” như Ursa.
Mặc dù đã khá lâu chưa xuất hiện trở lại ở đấu trường chuyên nghiệp, thế nhưng Lycan vẫn luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu cho chiến thuật push sớm, đặc biệt là khi hắn có thể được sử dụng như một solo mid, giống với cái cách mà Arteezy đã làm nên tên tuổi của mình nhờ vị tướng này.
Không giống cả Juggernaut lẫn Ursa, giai đoạn đi lane đầu tiên của Lycan khá vất vả, khi hắn cực kỳ chậm chạp và không có bất kỳ kỹ năng gì hỗ trợ. Nhưng đổi lại, tốc độ farm rừng hoặc thậm chí sẵn sàng bỏ lane vào rừng để farm bù của Lycan là điều mà không phải vị tướng nào cũng làm được.
Trước level 6, Lycan không mang lại bất kỳ sự đe dọa nào cho đối thủ. Tuy nhiên sau đó, khi đã có những item cơ bản thì hắn hoàn toàn có thể coi là cơn ác mộng cho các support máu giấy bên phía đối thủ, cũng như có khả năng solo Roshan từ rất sớm tương tự như Ursa.
Lối chơi của Lycan cũng chủ yếu thiên về farm và push, còn trong các tình huống combat, hero này phụ thuộc rất nhiều vào form sói nhờ ultimate của mình. Tuy không được trọng dụng trong thời gian gần đây, nhưng với việc Howl được Ice Frog làm lại theo chiều hướng buff rõ rệt, nhiều khả năng người sói sẽ lại tái xuất giang hồ trong tương lai sớm.
Thực chất, Phantom Lancer đã quá lâu rồi chưa được xuất hiện trở lại, đặc biệt là ở các giải đấu chuyên nghiệp. Sau thành công ngoài sức tưởng tượng ở The International 5, đặc biệt là trong tay của Agressif, vị tướng này đã bị Ice Frog thăm hỏi với những nerf tương đối mạnh tay và gần như biến mất hoàn toàn khỏi đấu trường chuyên nghiệp.
Trong phiên bản mới 7.00, với sự ra mắt của Monkey King, một mẫu tướng có tạo hình cũng như lối chơi tương đồng và có phần thú vị hơn so với Phantom Lancer càng khiến hero này trở nên mất giá. Nhưng nên nhớ, ở thời kỳ hoàng kim của mình, Phantom Lancer thật sự là một nỗi ác mộng, trong cả hai vai trò hard carry và solo mid.
Với bộ skill cưc kỳ cơ động, Phantom Lancer không gặp quá nhiều khó khăn trong giai đoạn đi lane. Cùng với những sửa đổi trong phiên bản 7.00 này, cả về gameplay lẫn hệ thống Tree Talent mới được bổ sung, Phantom Lancer đang tràn trề hy vọng được trở lại với vị thế hot boy của mình. Thậm chí, hắn còn có khả năng lên Aghanim’s Scepter trong bản cập nhật mới này, để bổ trợ cho Phantom Rush, kỹ năng độc quyền làm nên sự cơ động chính trong lối chơi của PL.
Theo GameK
DOTA 2 Talent Guide: Dễ farm lại còn Combat mạnh, còn ai cản Juggernaunt trở thành Carry khủng nhất 7.00?
Với sự ra mắt của phiên bản 7.00, rất có khả năng Juggernaut vẫn sẽ giữ vững được phong độ của mình trong thời gian tới đây, khi mà meta game bắt đầu có sự thay đổi.
Đang là một hot pick ở cả vị trí solo mid cũng như hard carry, thế nhưng có vẻ Ice Frog đang tỏ ra rất dễ tính đối với Juggernaut, khi mà trong bản cập nhật mới đây, vị tướng này gần như không bị đụng tới. Chưa kể, các hard carry ở phiên bản này, ngoại trừ Lycan được chỉnh sửa bộ skill thì hầu hết cũng đều không có nhiều thay đổi tích cực.
Thế nên, rất có khả năng Juggernaut vẫn sẽ giữ vững được độ hot của mình trong thời gian tới đây, ít nhất là khi meta game bắt đầu có sự thay đổi. Có lẽ đối thủ cạnh tranh khốc liệt nhất với Juggernaut bây giờ chỉ có Monkey King - vị tướng mới ra mắt của DOTA 2.
Những thay đổi đáng kể trong phiên bản hiện tại
Về mặt item, Diffusal Blade, một trong những core item của Juggernaut chỉ bị nerf đi đôi chút, khi không còn có thể tự giải những hiệu ứng xấu của bản thân. Tương tự như vậy là Abyssal Blade, còn lại, những item thông dụng của Juggernaut như Manta Style, MKB hay Butterfly đều vẫn giữ nguyên được sức mạnh. Nhìn chung, Juggernaut thật sự không có quá nhiều điểm thay đổi so với phiên bản trước.
Thứ thay đổi duy nhất của Juggernaut trong phiên bản này có lẽ chỉ đến từ việc bổ sung thêm hệ thống Tree Talent - một quyền lợi mới của tất cả các vị tướng trong DOTA 2. Thế nhưng đừng nên coi thường, khi mỗi vị tướng đều có một Tree Talent riêng biệt, với những tính năng cũng như sức mạnh cộng thêm tương đối đáng kể, và Juggernaut cũng không phải là ngoại lệ.
Nên sử dụng hệ thống Talent Tree như thế nào?
Level 10: 150 máu HOẶC 20 sát thương tay
Ở cột mốc level 10, Juggernaut sẽ được lựa chọn giữa việc 150 máu hoặc 20 sát thương tay. Trong giai đoạn đầu mid game như bấy giờ, việc cần thêm HP hay sát thương sẽ phụ thuộc nhiều vào lối chơi cũng như phong cách chiến thuật của đội bạn lúc bấy giờ. Nếu như muốn chủ động dồn ép và đẩy nhanh tốc độ trận đấu thì 20 sát thương có thể giúp Juggernaut phần nào giải quyết vấn đề.
Ngược lại, trong trường hợp muốn có sự chắc chắn, kéo dài thời gian để farm thì đôi khi 150 HP lại là lựa chọn mang phần sáng suốt, khi nên nhớ ở thời điểm đầu game, những item cơ bản như Phase Boots, Ring of Aquila hay Yasha đều không giúp hero này cải thiện được lượng HP ít ỏi của bản thân.
Level 15: 20 tốc đánh HOẶC 6 giáp
Tiếp theo, ở level 15, Tree Talent sẽ giúp Juggernaut có thêm 20 tốc đánh hoặc 6 giáp. Ở mức cấp độ này, 20 tốc đánh cũng không giúp Juggernaut cải thiện quá nhiều về mặt sức mạnh, khi mà dù sao thì chưa cần tới Manta Style, chỉ với Yasha hoặc Diffusal Blade, lượng agility của hero này cũng đã đủ lớn để có tốc đánh ổn trong các combat.
6 giáp có thể là lựa chọn khả dĩ hơn, khi nó có thể bù đắp phần nào sự mỏng manh của Juggernaut. Chưa kể, khi đang trong trạng thái Bladefury, Juggernaut gần như miễn dịch với sát thương phép và chỉ bị tấn công bởi những đòn đánh vật lý, và lượng giáp được bonus thêm chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích. Còn nếu muốn theo trào lưu Juggernaut full damage thì 20 tốc đánh cũng sẽ là lựa chọn không tồi dành cho những người chơi này.
Level 20: 20 tốc chạy HOẶC 8 tất cả các chỉ số
Lên level 20, Tree Talent cung cấp cho người chơi Juggernaut hai phương án: 20 tốc chạy hoặc 8 tất cả chỉ số. Thiết nghĩ với lối chơi Juggernaut thông dụng, Phase Boots cùng Yasha có lẽ đã là quá đủ để cung cấp lượng tốc chạy cần thiết cho vị tướng này, nên việc có thêm 20 tốc chạy không mang lại quá nhiều ý nghĩa.
Đó là còn chưa kể hầu hết các game thủ đều thường lựa chọn Blink Dagger để cải thiện sự cơ động, và bản thân Juggernaut cũng không phải là một vị tướng quá chậm chạp. Thế nên có lẽ ở mốc level này, 8 điểm cộng vào stats sẽ là lựa chọn khả dĩ và được đông đảo game thủ ưa chuộng hơn.
Level 25: 175 sát thương mỗi giây của Blade Fury (Q-F) HOẶC 20 Agility
Cuối cùng, khi đạt mốc level cao nhất, Juggernaut sẽ có thêm 20 agility hoặc thêm 175 damage mỗi giây dành cho kỹ năng Blade Fury. Làm một phép tính đơn giản, 20 agility ở giai đoạn late game có thể không phải là gì quá nổi trội đối với một hero như Juggernaut khi hắn gần như chắc chắn phải full item ở thời điểm này. Thế nhưng với 175 damage bonus của Blade Fury có thể làm nên nhiều khác biệt.
Khi mà lượng damage vốn có của kỹ năng này đã lên tới 140 mỗi giây thì nếu lựa chọn theo hướng này, Juggernaut hoàn toàn có thể gây ra 315 sát thương. Và trong 5 giây tác dụng, lượng sát thương AOE mà hắn gây ra sẽ lên tới 1575. Một Omnislash Blade Fury trong trường hợp này có lẽ là đã đủ để càn quét đội hình đối thủ. Thế nên lựa chọn theo xu hướng 175 damage cho Blade Fury có vẻ khả quan và hợp lý hơn cho đa số người chơi.
Theo GameK
DOTA 2: Không phải Juggernaut hay Sven, Luna mới là Hard Carry đang được ưa chuộng hiện nay Trong thời gian gần đây, khi mà một loạt những hot carry DOTA 2 như Juggernaut, Sven hay Slark và Drow Ranger vẫn đang khá được trọng dụng thì bất ngờ nổi lên một làn sóng gia nhập từ những vị tướng tưởng như đã bị lãng quên. Trong thời gian gần đây, khi mà một loạt những hot carry như Juggernaut, Sven...