DOTA 2: Nếu gặp phải những thể loại đồng đội này, không chỉ thua trận, bạn còn phải ôm một cục tức vào người nữa đấy!
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi bắt đầu find game thì bất cứ ai cũng sẽ có một tâm trạng rất thoải mái và mong đợi trận đấu sắp tới. Nhưng tâm trạng đó đôi khi sẽ bị phá hủy bởi một số thành phần không thể nào ưa nổi trong DOTA 2.
Không nói đến feeder, vì đó là do kỹ năng hoặc phong độ của họ. Nhưng còn thể loại đã feed mà còn toxic thì thật là đáng để report. Sau đây là những thể loại toxic trong DOTA 2 mà bạn có thể sẽ gặp phải trong một ngày không đẹp trời.
First pick carry và bắt đồng đội phải pick support
Đây có thể nói là thể loại đáng ghét nhất trong DOTA 2. Vì nó khiến đồng đội cảm thấy cực kỳ khó chịu ngay khi trận đấu chưa kịp bắt đầu. Còn gì ức chế hơn khi vừa vào khâu draft mà đã có một tên pick ngay hard core, và liên tục ping suggest những hero support. Nếu có ai đó pick support rồi thì thôi, còn nếu không ai pick support thì sau đó sẽ là những câu như: “wtf”, “noob team”, “gg team no sup”,…
Và tất nhiên hậu quả kéo theo là tinh thần cả team đều đi xuống kèm theo tỷ lệ win sẽ nằm ở đáy. Khi gặp trường hợp này, nếu có thể thì bạn hãy pick support vì “25mmr” và muted cái thằng (con) toxic đó ngay khi vừa vào trận.
“2 tango, 1 ward”
Vâng, đây là câu hay gặp nhất khi vừa vào game trong DOTA 2. Nó không có gì đáng trách nếu có thêm chữ “please” hoặc ít nhất là đừng có ping như chưa từng được ping vào support. Điều này sẽ gây ra sự khó chịu đối với support, vì một khi pick support là họ đã chịu thiệt thòi về gold mà còn bị một thằng ất ơ ở đâu “ra lệnh” như đúng rồi như vậy.
Những support biết điều họ sẽ tự động share tango và ward. Nếu không thì đợi team ăn bounty xong rồi tự mua 1 ward lên và cắm. Bản update này bounty đã chia đều cho cả team nên rằng đừng đặt nặng vào vấn đề “2 tango, 1 ward” nữa. Please!
Thích cầm core nhưng lane khó một tý là rage
Video đang HOT
Hầu hết những hero carry đều yếu ở early. Do đó, muốn đánh carry thì đầu tiên phải sở hữu một cái đầu lạnh. Nhịn không phải là nhục, nhịn là chờ nước đục thả câu. Tuy nhiên, vẫn có những thành phần không hiểu điều đó. Họ lúc nào cũng tâm niệm mình là carry, mình phải được chăm sóc một cách hoàn hảo, lane của mình lúc nào cũng phải thắng. Tất nhiên khi gặp support tốt, họ sẽ giúp control lane.
Nhưng nếu gặp những support tập sự, họ đánh không tốt dẫn đến lane đó bị thọt. Và điều gì đến cũng đến, những người không giữ được bình tĩnh sẽ bắt đầu blame không thương tiếc support của mình. Và trên hết, những người này liên tục rage sẽ làm phân tâm đồng đội. Và điều này làm cho trận đấu sẽ đi vào bế tắc.
Mặc dù thọt, nhưng bản thân là carry, tại sao không lạnh lùng đi farm bù mà lại rage lên rage xuống để thể hiện điều gì? Gặp những loại này, tốt nhất bạn cũng nên muted nó đi và cố gắng trấn an những người còn lại để níu kéo chút niềm tin chiến thắng cho chính mình.
Phá game “cho vui” ở rank
Đây là thành phần có lẽ là đáng nguyền rủa nhất! Không biết bao nhiêu report cho đủ để loại khỏi những thánh này ra khỏi Trái Đất. Chỉ cần bị chết 1, 2 mạng là bắt đầu mất bình tĩnh và blame mọi thứ. Kết thúc trận đấu với một chỉ số đáng khâm phục (0/20/0).
Và sau đó, tất nhiên là 4 reports và 5 commends. Đùa cho vui thôi chứ có khi 9 reports cũng nên. Nhưng đây lại là trường hợp bạn ít phải lo nhất, vì khi feed nhiều, cái mạng của hắn có giá trị chỉ hơn con creep một chút. Nhưng lại kéo cả team đối thủ tranh giành nhau để giết. Và việc phải làm của bạn là cố gắng farm bằng hết sức có thể và cầu trời cho team địch…throw. Quan trọng là phải bình tĩnh khi đối phó với những thành phần như thế này.
“Âm thầm bên em”
Xin nhấn mạnh một điều rằng DOTA 2 là game online, là một tựa game tương tác nhiều người chơi “Multiplayer”. Vậy mà nhiều người vì lý do nào đó cố tình không hiểu điều này. Họ vào game và không giao tiếp một câu nào. Không ai biết họ suy nghĩ điều gì và làm gì. Thậm chí, lúc draft họ pick hero đa dạng kiểu Kunkka, Naga,.. nhưng lại không nói là sẽ đi core hay support.
Dẫn đến đồng đội không biết pick kiểu gì cho vừa. Tất nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ như bị cấm chat hoặc đại loại vậy, và bài này không đề cập đến những trường hợp đó. Gặp những trường hợp này tốt nhất bạn nên pick những hero đa dạng có thể đi nhiều role để có thể “tùy cơ ứng biến”. Nên nhớ giao tiếp với đồng đội là một phần quan trọng để có thể đi đến chiến thắng!
Theo GameK
DOTA 2: Dendi ơi, đã tới lúc dừng lại rồi!
Vẫn biết rằng, dòng máu nhiệt huyết vẫn đang cuồn cuộn chảy trong người Dendi, anh vẫn luôn mơ ước tìm lại được thời kỳ đỉnh cao, đưa Na`vi trở lại với vị thế xứng tầm của nó trong lịch sử. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ mà thôi.
Gần một thập kỷ gắn bó, với biết bao nhiêu thăng trầm, cảm xúc buồn vui lẫn lộn, DOTA 2 đã từng có lúc trở thành một phần máu thịt trong con người tôi vậy. Nhưng ai rồi cũng phải lớn, và tất nhiên, tôi cũng không phải ngoại lệ. Tới với DOTA 2 từ cái thời còn là một cậu sinh viên trẻ, với đầy những nhiệt huyết và hoài bão, với cả những lần bất chấp deadline, bất chấp thí nghiệm hay kiểm tra mà trốn học ra net tham gia vào những màn combat nẩy lửa. Nhưng ngay cả bây giờ, khi đã trở thành một nhân viên văn phòng, có cho mình một công việc, và đang dần dần hướng tới những điều ổn định hơn trong tương lai thì đối với tôi, DOTA 2 vẫn vậy, vẫn là một phần máu thịt không thể tách rời.
Trường thành cũng đồng nghĩa với việc bạn có thu nhập, và điều này cũng khiến cho những arcana quý báu một thời như của Phantom Assassin, Shadow Fiend đã không còn là ước mơ với tôi như trước. Nhưng cái giá của nó thì cũng không hề rẻ, khi mà với thời gian biểu của một dân văn phòng chính hiệu, tôi thật sự không còn quá nhiều thời gian để chơi tựa game này nữa. Tuy nhiên đam mê thì vẫn cuồn cuộn chảy trong người. Thế là đành chọn cách xem các giải đấu cho đỡ ghiền vậy.
Lúc ấy, DOTA 2 vẫn còn khá non trẻ, và thần tượng của tôi bấy giờ cũng giống như nhiều người chơi khác, chính là oppa Dendi. Không cần chơi, chỉ riêng việc được nhìn oppa đánh piano trên bàn phím với những con tướng tủ của tủ như Rubick, Templar Assassin, Shadow Fiend và nhất là Invoker thì đã đủ thấy sướng mắt rồi. Và giống như bao fan thợ nhuộm khác, tôi cũng từng trải qua những giờ phút thăng hoa cùng thần tượng, khi mà combo Chen Pudge đã tiễn một Tongfu hùng mạnh lúc bấy giờ về nước, đã từng suýt lên đỉnh để rồi tụt xuống tận cùng của thất vọng khi Na`vi để thua Alliance 3-2 trong trận chung kết mà tới nay vẫn được coi là đỉnh cao trong lịch sử của DOTA 2 thế giới, với pha Dream Coil triệu đô từ phía s4. Càng buồn hơn nữa khi chứng kiến oppa Dendi phải cúi đầu, không còn nét tươi cười, hóm hỉnh như thường lệ mà thay vào đó là khuôn mặt buồn bã, chán chường sau thất bại lịch sử.
Rubick của Dendi đã từng là một thương hiệu
Vào lúc ấy, không riêng tôi, mà nhiều fan boy khác vẫn hy vọng rằng Dendi sẽ tiếp tục là cánh chim đầu đàn đưa Na`vi bay cao. Nhưng chẳng hiểu sao mọi thứ cứ thế tệ dần đi. The International 4 thật sự là một thảm họa nhưng mọi thứ vẫn chưa kinh khủng bằng quãng thời gian sau đấy. Puppey và Kuroky ra đi, bỏ lại một Na`vi đổ nát trong cơn hoảng loạn. Đó là lúc mà Na`vi chứng kiến sự xáo trộn tới kinh ngạc, khi mà những thành viên cốt cán cứ tới rồi lại đi. Tới cái mức mà Na`vi - thời nào còn là ông hoàng của DOTA 2 thế giới thì nay, nát không khác gì một khu nhà nằm trên diện giải tỏa để mở đường. Đỉnh điểm của sự thất vọng có lẽ là lúc tôi trở về sau một chuyến công tác dài ngày và bắt đầu cập nhật tin tức DOTA 2 trở lại, thì nhận được tin Na`vi đã disband.
Khi nghe cái tin ấy, tôi như chết lặng, và gần như cảm thấy chán chường với DOTA 2, thậm chí còn từng nghĩ tới việc xóa game ra khỏi Steam. Buồn vì Na`vi disband thì ít, mà lo lắng cho tương lai của Dendi oppa thì nhiều. Rồi tới khi Na`vi quyết định form lại team DOTA 2, và vẫn lấy Mr.D làm xương sống cho bộ khung của mình thì cái gánh nặng lúc bấy giờ trong tôi dường như đã được gỡ bỏ. Nhưng rồi nó cũng chỉ là tạm thời, và không lâu sau, tôi lại có cảm giác tương tự.
Khuôn mặt thất vọng của Dendi xuất hiện ngày càng nhiều sau The International 3
Đó là khi mà tôi nhận ra rằng DOTA 2 giờ đây đã không còn như xưa, đối với cả tôi và Dendi oppa. Nếu như ngày xưa, oppa luôn hủy diệt mọi kẻ địch ở mid lane với phong cách hổ báo, sự tinh quái cùng kỹ năng cá nhân tuyệt vời của mình thì giờ đây, mọi thứ xoay ngược 180 độ. Dendi trở thành tử huyệt trong cả tập thể Na`vi, khi không thiếu lần oppa thọt tới mức không thể gượng dậy nổi. Và Na`vi, sau bao hy vọng, vẫn chỉ mang tới sự thất vọng dành cho các fanboy như tôi. Ngày comeback của những chú thợ nhuộm vẫn còn xa lắm, có thể là tới tận TI 69 may ra.
Nhưng buồn hơn cả là oppa của tôi, thần tượng của biết bao người giờ đây thi đấu không khác gì một cậu bé học việc ở mid lane. Nhìn cách mà Dendi xoay sở chật vật trong những kèo solo với Sumail, MidOne hay thậm chí là cả Maybe - những tài năng trẻ đầy triển vọng mà tôi mới nhận ra rằng, bản thân mình, cũng như oppa Dendi đã già thật rồi. Tuổi già thì kéo theo nhiều hệ lụy, từ việc tay chậm mắt mờ, cho tới việc kinh nghiệm đã không còn bù đắp nổi sự thua kém về kỹ năng so với lứa trẻ. Chắc rằng khi nhìn những pha xử lý với vận tốc một phần nghìn giây, tay nhanh hơn não của lứa trẻ như MidOne, chắc hẳn Dendi ít nhiều cũng phải thấy chạnh lòng mà nhớ về mình thời trai trẻ.
Chúng ta đã quá già rồi Dendi ạ, tới lúc dừng lại rồi
Anh đã quá già rồi Dendi ạ, mà không riêng anh, tập thể Na`vi cũng đã quá già để có thể đua tranh những danh hiệu như trước rồi. Cái gì cũng có thời kỳ của nó, và chắc chắn rằng trang sử vàng son tại The International 3, nơi mà Na`vi xác nhận mình là đội tuyển duy nhất 3 lần liên tiếp có mặt trong các trận chung kết TI đã khép lại. Một thời đại mới của DOTA 2 đã mở ra từ đấy, và chắc chắn rằng, trong thời đại ấy không có cái tên Dendi.
Chẳng nói đâu xa, hãy cứ nhìn sang Alliance - kỳ phùng địch thủ của Na`vi thời xa xưa nay còn lại gì. Ngoại trừ một s4 vẫn đang phập phù ở OG thì những EGM, Akke đã nghỉ thi đấu chuyên nghiệp từ lâu. Loda thì chỉ được nhắc nhiều khi đi kèm với cái tên cô nàng Kelly, còn Bulldog thì giờ đây đã trở thành một streamer nổi tiếng.
Vẫn biết rằng, dòng máu nhiệt huyết vẫn đang cuồn cuộn chảy trong người Dendi, anh vẫn luôn mơ ước tìm lại được thời kỳ đỉnh cao, đưa Na`vi trở lại với vị thế xứng tầm của nó trong lịch sử. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ mà thôi, còn khi đối diện với thực tế, hãy cứ nhìn thành tích và màn thể hiện của Na`vi thời gian gần đây thì biết. Đối với những chú thợ nhuộm, việc vô địch bất cứ giải đấu Major hay Minor nào của Valve giờ đây đều đã trở thành điều không tưởng.
Thậm chí, cơ hội vượt qua vòng loại châu Âu của The International 8 sắp tới, nếu như không nhận được direct invite từ phía Valve của Na`vi cũng là rất mong manh. Nhưng dù Na`vi có không tham dự thì ít ra đối với tôi và các fan boy khác, vẫn luôn hy vọng vào sự xuất hiện của oppa Dendi, dù là trong chế độ Allstar hay solo với AI như năm ngoái. Và có lẽ, đó cũng là vị trí phù hợp nhất với Dendi ở thời điểm hiện tại, chứ không phải là một game thủ chuyên nghiệp nữa rồi. Dừng lại thôi thần tượng ơi, chúng ta cùng già rồi.
Theo GameK
DOTA 2: Hướng tới The International 8, liệu Visa có còn là trở ngại đối với các game thủ? Có thể nói, visa luôn là một trong những vấn đề khá nhức nhối đối với nhiều vận động viên thể thao điện tử, nhất là ngay trước thềm các giải đấu lớn. Và chắc chắn DOTA 2 cũng không phải là một ngoại lệ. Với việc The International năm nay đã được chuyển hộ khẩu từ Seattle sang Canada, có lẽ vấn...