DOTA 2: Lời nguyền của các kỳ The International
The International – giải đấu lớn nhất năm trong hệ thống các giải đấu DOTA 2 của Valve cũng có thể ví như Champions League trong bóng đá.
Cùng có chung lời nguyền khi không một nhà đương kim vô địch nào có khả năng bảo vệ thành công ngôi vương trong những lần tham dự sau. Có thể ví dụ, Na`vi hùng mạnh 3 lần vào chung kết của 3 mùa DOTA 2 TI đầu tiên nhưng chỉ thu về cho mình một chức vô địch.
Ngoài Na`vi ra thì lời nguyền còn đeo theo các cựu vương khác như Alliance, IG và khả năng là Newbee ở kỳ The International tới đây. Không những không bảo vệ thành công chức vô địch mà màn thể hiện của những IG hay Alliance là cực kỳ đáng thất vọng ở kỳ The International ngay sau năm họ đăng quang.
Na`vi, nhà vô địch mùa TI đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu là người tinh ý, người hâm mộ có thể nhận thấy chức vô địch The International có một trật tự nhất định. Mùa TI1, đại diện cho châu Âu – Na`vi lên ngôi vô địch, rồi ngay năm sau, cả thế giới chứng kiến họ ngã ngựa trước IG trong trận chung kết, chức vô địch lại trở về với người Trung Quốc.
Một năm sau đó, Alliance đăng quang trong trận chung kết nội chiến của người châu Âu. Và kỳ The International 4 vừa rồi, Newbee đè bẹp người đồng hương VG để bước lên đỉnh cao của thế giới.
Ánh hào quang xa xưa của NewBee.
Chức vô địch của các mùa The International như một quy luật luân phiên giữa những đại diện của châu Âu và Trung Quốc, cũng như những đội góp mặt trong chung kết các màu The International đều là những đại diện đến từ hai khu vực trên.
Người hâm mộ đang rất chờ đợi liệu các đại diện của Trung Quốc có thể phá dớp tại The International 5 năm nay. Khả năng này là rất cao khi ngay trong danh sách khách mời mà Valve công bố cho TI5, đã có tới 4 đại diện Trung Quốc mà trừ Newbee ra thì bất kỳ đại diện nào cũng được đánh giá là ứng cử viên tiềm tàng cho chức vô địch.
LGD Gaming, Vici Gaming hay Invictus Gaming đều sở hữu cho mình đội hình với những cái tên sáng giá và đã khẳng định được đẳng cấp của mình.
Vici Gaming, chú ngựa ô của kỳ TI năm nay.
Sức mạnh của Vici Gaming là không phải bàn cãi khi họ vô địch hầu như toàn bộ những giải đấu lớn mà họ tham dự, chỉ sẩy chân trước EG tại chung kết DAC vừa rồi. Tuy nhiên, càng gần đến The International, phong độ của Vici Gaming càng có xu hướng đi xuống, khi họ hai lần bị Empire đánh bại trong giải đấu D2CL vừa rồi. IG cũng sở hữu một đội hình “khủng” không kém VG, đặc biệt là với Burning trong đội hình.
Thế nhưng, cũng giống VG, phong độ của họ từ khi Valve ra mắt phiên bản 6.84 rất trồi sụt. LGD Gaming với những xiao8, Sylar, không được đánh giá cao như IG hay VG ở những tên tuổi sáng giá, tuy nhiên đội hình của họ là sự kết hợp giữa kinh nghiệm của những cựu binh và khát khao, tài năng của những game thủ trẻ tuổi như Maybe. Ít thi đấu trong thời gian gần đây, phong độ của LGD vẫn cần được kiểm chứng ở những giải đấu sắp tới.
LGD với sự dẫn dắt của đội trưởng huyền thoại Xiao8.
Video đang HOT
Đặc điểm chung của các đại diện đến từ Trung Quốc trong các kỳ TI là họ đều sở hữu một lối chơi lì lợm và vô cùng chắc chắn. Khi gặp những đối thủ ngang cơ, các đại diện Trung Quốc ít khi đẩy cao nhịp độ trận đấu mà họ chậm rãi, chờ những sai lầm của đối thủ và tận dụng, trái ngược hẳn với phong cách của những team phương Tây. Tuy nhiên, lối chơi này có vẻ không phù hợp với phiên bản 6.84 – phiên bản nhiều khả năng sẽ được Valve áp dụng cho kỳ The International tới đây. Thế nhưng, theo khảo sát từ phía người hâm mộ, khu vực Trung Quốc vẫn là khu vực đứng đầu dự đoán về việc sẽ có đại diện lên ngôi tại TI5 này.
Ngược lại với các đại diện Trung Quốc, trừ Virtus Pro các đại diện còn lại của châu Âu như Team Secret, Cloud9 hay Empire đều đang đạt phong độ rất cao. Sau khi đánh bại EG để đăng quang ngay trên đất Mỹ tại MLG Final Cup, mới đây Team Empire lại tiếp tục làm nên cú sốc lớn khi loại VG xuống nhánh thua và vượt qua chính đối thủ này với tỷ số 3-0 đầy thuyết phục trong trận chung kết.
Đội hình mạnh mẽ của Empire.
Có vẻ như Resolut1on cùng đồng đội đang thăng hoa hơn bao giờ hết và đầy khí thế hướng tới The International 5. Không chịu thua kém Empire, Team Secret mới đây cũng vượt qua Invictus Gaming – một đại diện khác của Trung Quốc tại RedBull Cup để mang về cho mình chức vô địch đầu tiên ở một giải lan.
Chưa dừng lại ở đó, Team Secret tiếp tục hành hạ IG một lần nữa tại The Summit 3 và quật ngã thêm một đại diện khác đến từ Trung Quốc là LGD Gaming ở trận đấu sau đó. Cũng tại The Summit 3, Cloud9 thi đấu vô cùng hứng khởi và đè bẹp EG ngay ở trận đấu đầu tiên. Dù chịu thất bại trước Vici Gaming ở trận đấu sau đó nhưng màn thể hiện của Cloud9 vẫn là rất đáng chờ đợi.
Có vẻ như thời điểm hiện tại, các đại diện đến từ châu Âu đang có phong độ tốt hơn hẳn và thường xuyên là “cửa trên” so với các team Trung Quốc. Có thể lý giải phần nào khi phiên bản 6.84 hiện nay rất phù hợp với phong cách cũng như lối chơi chủ động, tạo áp lực lớn từ thời điểm đầu game của các team châu Âu. Điều này cũng khiến các team Trung Quốc lép vế đôi phần khi lối chơi mang bản sắc Trung Quốc lại thiên về xu hướng bảo kê carry farm, chờ thời điểm late game để quyết định trận đấu.
Kuroky và Puppey, 2 thành viên của Secret, đội vừa vô địch The Summit 3.
Tuy nhiên, phong độ chỉ là nhất thời, và các đại diện đến từ châu Âu đều sở hữu một đặc điểm chung là phong độ của họ cực kỳ thiếu ổn định, đặc biệt là với Team Empire và Cloud9. Đây cũng là điểm yếu cố hữu cần khắc phục của các team châu Âu, đặc biệt là với một giải đấu dài hơi và quy mô như The International 5. Nếu cứ giữ được phong độ ở thời điểm hiện tại đến với TI5, không loại trừ ngôi vương năm nay sẽ vinh danh một trong ba cái tên: Team Secret, Team Empire hay Cloud9 và tiếp tục củng cố thêm phần chắc chắn cho lời nguyền của các kỳ The International.
Theo Gamek
TI Compendium DOTA 2 đã thay đổi ra sao sau 1 năm?
Hãy cùng tìm hiểu và phân tích những sự khác nhau giữa Compendium của 2 mùa DOTA 2 The International 4 vs 5 này nhé.
Nếu đã từng sở hữu cho mình Compendium của mùa DOTA 2 The International 4, chắc hẳn người chơi sẽ kỳ vọng rất nhiều vào những sự đổi mới và sáng tạo hơn trong Compendium của The International 5. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích những sự khác nhau giữa Compendium của 2 mùa TI này nhé.
Trước tiên, hãy đến với những phần thưởng và nhận xét từ phía người chơi về một số mốc phần thưởng của "cuốn sách kỳ diệu" trong mùa thứ 4.
- Battle Point Booster: Tăng lượng kinh nghiệm và khả năng rơi đồ sau mỗi trận đấu, được cộng đồng game thủ nhận xét là khá ổn với cột mốc 1.8m USD.
- Loading Screen Treasure: Thời điểm năm ngoái, Loading Screen không thịnh hành và rẻ như bây giờ nên đây cũng có thể xem là phần quà giá trị.
- Arcana Vote: Hệ thống bình chọn Arcana cho các vị tướng. Hệ thống này khá là tệ và Valve đã trì hoãn quá lâu thời điểm công bố kết quả cũng như thời điểm ra mắt Arcana mới.
- HUD của Compendium: Không có gì đặc sắc và nổi trội.
- Solo Championship Vote: Bình chọn cho giải đấu solo trong các mùa The International. Giải đấu này khá là bình thường và chỉ mang tính giải trí đơn thuần.
- Game mode All Random Deathmatch: Màn chơi Deathmatch đã từng đem lại rất nhiều sự thú vị ở DOTA 1 và cuối cùng Valve cũng đã mang nó đến với DOTA 2. Sau mỗi lần chết và sống lại, người chơi sẽ được điều khiển vị tướng mới và được giữ nguyên lượng level không đổi từ vị tướng trước.
- Immortal Treasure: Cơ hội nhận trực tiếp một món đồ Immortal, đây là giải thưởng được nhiều người hâm mộ đánh giá cao nhất.
- Mini Pudge Courier: Chú Courier xây dựng trên hình tượng của vị tướng Pudge. Rất đẹp và độc đáo.
- Weather: Người chơi sẽ được sở hữu 3 mẫu thời tiết khác nhau trong game. Điều này khiến các trận đấu trở nên thú vị hơn với các hiệu ứng mưa hay tuyết đẹp mắt.
- Daily Hero Challenge: Mỗi ngày bạn sẽ phải chơi một số vị tướng được yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là cơ hội tốt nhất để sở hữu thêm nhiều point cho game thủ.
- Voice Vote: Bình chọn thay đổi giọng nói các vị tướng DOTA 2. Ý tưởng thì khá hay nhưng kết quả thì không như người hâm mộ chờ đợi.
- GPM/SPM analysist: Phần đông game thủ thấy đây là phần thưởng vô dụng nhất của Compendium The International 4.
- Taunt: Phần thưởng không hấp dẫn nhưng cũng giúp cộng đồng mạng xác nhận được thông tin Techies sẽ sớm xuất hiện trong DOTA 2. Đôi khi thông tin có giá trị hơn món quà.
- Kill Banner: khá đep, đến thời điểm này vẫn còn rất đông người chơi sử dụng.
- Creep New Model: Ngoại hình mới của Creep cũng được thay đổi rất đẹp, nhưng không xứng với mốc tiền thưởng cao như thế.
- All Hero Challenge: Nhiệm vụ là bạn phải chơi tất cả các vị tướng có mặt trong DOTA 2. Điều này khá mất công để thực hiện và phần thưởng thì không hấp dẫn được người chơi.
- Victory Shout: Ứng với cột mốc 10.000.000 USD, chỉ mang tính chất tinh thần, không xứng với cột mốc kỷ lục của The International 4.
Còn sau đây là một số nhận xét của cộng đồng người chơi cũng như người hâm mộ về Compendium của The International 5.
- Coin Charm: Đơn vị tiền tệ của Compendium như New Bloom của Compendium Năm ngoái, không có nhiều đặc sắc lắm.
- Cursor Pack: Dường như không ai quan tâm đến phần thưởng này.
- All Star Vote: Thể thức giống năm ngoái, không có gì đặc biệt
- Immortal Treasure 1,2,3: Nếu như ở The Internationa 4, đây là phần thưởng được nhiều người hâm mộ chờ đợi nhất từ Compendium thì năm nay cũng không ngoại lệ, thậm chí phần thưởng năm nay còn đa dạng và giá trị hơn so với năm ngoái.
- Effigies: Chất liệu bằng vàng có vẻ đẹp, nhưng đừng quên là Compendium của bạn phải level 250 mới có tượng vàng.
- Loading Screen: Chỉ hot ở The International 4, hiện nay thì các Loading Screen đã nhan nhản.
- Emoticon: Không giúp ích nhiều cho người chơi lắm, trừ những ai muốn tán gái qua game.
- HUD Skin: Không khác là bao so với năm ngoái.
- Watcher Below Ward: Quá đắt so với mốc phần thưởng để đạt được.
- Short Film Contest: Trước đây, Valve cũng từng mở một cuộc thi tương tự thế, tuy nhiên phạm vi lại là tất cả các tựa game của Valve chứ không riêng về DOTA 2 như năm nay. Đây cũng là một cơ hội đầy hứa hẹn của những người chơi đam mê và có năng khiếu.
- Courier Almond The Frondillo: Chú nhím này là linh vật của kỳ TI năm nay. Tạo hình, dáng vẻ và hành động đều tiến bộ hơn nhiều so với năm ngoái.
- Desert Terrain: Sự thay đổi bản đồ tuy lạ nhưng hình ảnh lại không bắt mắt cho lắm.
- Weather Effect: Cũng khá thú vị, nhưng gây lag, giật cho những người chơi không có cấu hình máy mạnh.
- Axe Comics: Đẹp miễn chê, tuyệt vời, hoàn hảo là những mỹ từ mà cộng đồng dành cho phần thưởng này của Valve. Chỉ có điều nó ở cột mốc 15.000.000 USD.
Chỉ qua một vài so sánh đơn giản trên thôi, chúng ta có thể thấy dường như Compendium của năm nay có khá nhiều sự tiến bộ cũng như đã khắc phục được tương đối những hạn chế của quyển sách này một năm về trước. Valve cũng đã lắng nghe nhiều hơn tới ý kiến của cộng đồng người hâm mộ. Đây là tín hiệu tốt cho một kỳ The International 5 hoành tráng và hứa hẹn sẽ còn nhiều Compendium cũng như nhiều kỳ The International tốt hơn nữa trong tương lai.
Theo Gamek
The International: Ngày hội lớn nhất của cộng đồng DOTA 2 thế giới Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm này mỗi năm, cộng đồng cũng như fan hâm mộ DOTA 2 đều sục sôi không khí chuẩn bị cho The International - giải đấu eSports lớn nhất thế giới. Hãy cùng điểm qua những yếu tố khiến người hâm mộ có thể coi The International như một kỳ World Cup của cộng đồng DOTA...