DOTA 2: Evil Geniuses, bí ẩn đằng sau vị trí offlane của Sumail
Nếu nhìn vào những màn debut của Sumail ở vị trí Offlane, nhiều người đã nghĩ ngay tới một thảm họa của EG. Nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy được sự “bí ẩn” đằng sau sự thay đổi đó.
Có thể nói trong thời gian vừa qua, EG là đội tuyển có nhiều sự thay đổi bất ngờ bậc nhất trong làng DOTA 2 thế giới. Đầu tiên là việc những cái tên quen thuộc, đã gắn liền với quá khứ huy hoàng của cựu vương The International 5 như Universe và Zai rời đội. Thay thế cho họ, là hai cựu binh có bề dày kinh nghiệm nhất nhì trong lịch sử DOTA 2, Fear và Misery.
Đội hình lúc ấy của EG gồm có Fear, Misey, RTZ, Sumail và Cr1t. Câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất ở thời điểm ấy chính là việc ai sẽ đảm nhiệm vị trí offlane mà Universe đã bỏ lại, khi cả 5 cái tên kể trên đều chưa từng, hay ít ra là chưa bao giờ được coi là phù hợp với role này. Misery từng có thời gian khá thành công như một offlane tại Team Secret, nhưng EG lại thiếu một support số 5 chính hiệu, và Misery là lựa chọn phù hợp nhất. Vứt một thiên tài với khả năng hack tiền siêu hạng và kỹ năng tuyệt vời như RTZ vào vị trí offlane chắc chắn sẽ là một bi kịch.
Sumail cũng có phong cách dùng đồ đè người tương tự như RTZ, và chắc hẳn ai cũng muốn chàng trai này trình diễn một phong cách Storm Spirit đẫm máu và đẹp mắt như cái thời cậu ra mắt tại DAC 3 năm về trước. Cr1t chắc chắn sẽ chẳng bao giờ chơi offlane, khi nhờ Zai ra đi mà anh chàng mới có dịp trở về vị trí sup4 quen thuộc. Lúc ấy, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào Fear, và nghĩ rằng với kinh nghiệm của mình, anh hoàn toàn tương thích với vị trí mới mẻ trong sự nghiệp này. Nhưng rồi tất cả chỉ là một cú lừa, Sumail mới là offlane của EG, còn Fear – bố già tay chậm mắt mờ lại được tín nhiệm giao cho vị trí solo mid.
Mà nếu nhìn vào những màn debut của Sumail ở vị trí mới, nhiều người đã nghĩ ngay tới một thảm họa của EG. Dù lịch sử đã chỉ ra rằng trong quá khứ, không ít mid player tên tuổi từng rất thành công khi chuyển role offlane như S4, Fata, nhưng nên nhớ, điểm mấu chốt chính là ở kinh nghiệm, và khả năng thích nghi rất nhanh của hai người chơi trên. S4 và Fata từ trước tới nay vẫn luôn nổi danh là những maker player, tức là những người chú trọng vào việc đạo diễn và giữ nhịp độ trận đấu, trong khi Sumail lại nổi tiếng với khả năng cầm mid-carry gánh team. Và hãy nhìn cách mà cu cậu thể hiện với Axe, Beastmaster thì sẽ thấy rõ sự trái tay và non nớt của Sumail.
Video đang HOT
Sumail offlane nhưng thường cầm các mẫu tướng carry như Abaddon
Nhưng cái cách mà EG cũng như Sumail thích nghi với chiến thuật mới là điều làm nên thương hiệu của đội tuyển này. Nên nhớ rằng không phải may mắn mà họ giành được một Minor của Valve, cũng như đang giữ phong độ cực kỳ ổn định tại các giải đấu lớn gần đây, và DAC bây giờ. Chiến thuật của EG dường như đang được gói gọn trong hai chữ, phi chiến thuật. Sở dĩ nói như vậy vì tuy Sumail được đăng ký thi đấu ở vị trí offlane, nhưng thực tế, EG chẳng có một offlane thật sự. Điều này cũng dễ hiểu, khi chiến thuật 2-1-2 đang được các đội sử dụng tương đối phổ biến.
Tất nhiên, RTZ vẫn là cái tên được ưu ái và bảo kê đầu tiên trong đội hình EG, nhưng sự ưu tiên tiếp theo lại thuộc về Sumail chứ không phải là bố già Fear. Nếu để ý bạn sẽ thấy, Fear thường sử dụng những mid lane khá an toàn, có khả năng solo và đỡ đòn tốt như Viper, Death Prophet hay DK. Và ở giai đoạn mid game, khi cần stick đi chung tạo khoảng trống, bố già luôn là người chăm chỉ roaming cùng hai support, để lại đất diễn cho 2 đứa con thân yêu Sumail và Arteezy có thể farm cháy máy và gánh kèo sau này.
Trong khi bố già Fear chơi ở mid mà phong cách thi đấu như offlane
Lối chơi này đang tỏ ra khá phù hợp, khi nó phần nào giảm đi những hạn chế về kỹ năng của Fear so với các mid player trẻ tuổi khác, vừa phát huy tối đa được khả năng farm gánh kèo của RTZ hay Sumail. Có nhiều thời điểm, Fear và cặp support liên tục bị bắt lẻ và feed, nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ thấy những cái chết đó hoàn toàn không vô nghĩa, khi nó mở ra rất nhiều khoảng trống cho RTZ cũng như Sumail có thời gian hoàn thiện các item thiết yếu. Thế nên, khi EG bị dẫn networth cũng như mạng, mà Sumail, hay đặc biệt là RTZ vẫn ở top networth thì các fan của EG chớ vội nản lòng, comeback is real mà, hãy cứ nhìn trận đấu giữa EG vs IG mới đây ở DAC mà rút ra kết luận nhé.
Theo GameK
DOTA 2: Evil Geniuses giành chức vô địch Minor đầu tiên tại Indonesia
Sau rất nhiều lần bỏ lỡ những danh hiệu danh giá, cuối cùng thì đội game tới từ nước Mỹ Evil Geniuses cũng có cho mình một chức vô địch khi đánh bại VGJ.T tại giải đấu GESC Indonesia
EG đang cho thấy mình là một đội game đang hồi sinh mạnh mẽ với việc liên tục có được thành tích tốt thời gian gần đây như việc đánh bại nhà ĐKVĐ TI7 Liquid với tỉ số 27-0, thế nhưng những danh hiệu liên tục lẫn tránh họ và chỉ tới khi tham dự GESC Indonesia, EG mới có được danh hiệu của mình.
Lối chơi của EG vẫn tập trung vào bộ đôi Arteezy và Sumail là những nhân tố chủ lực, tuy nhiên lối chơi của EG giờ hoàn thiện hơn khi mà vị trí đi mid của Fear nhận ít sự áp lực hơn khi mà anh chàng này thường xuyên chơi những vị tướng chống chịu và hoạt độc độc lập tốt. Sự hồi sinh của Cr1t ở vị trí Support cũng là một tín hiệu đáng mừng khi mà từ rất lâu rồi chúng ta mới thấy player người Đan Mạch này thi đấu hay như vậy ở vị trí số 4.
EG đang trở lại mạnh mẽ và cạnh tranh một suất mời thẳng tới TI8.
Infamous cũng là một cái tên có rất nhiều sự cố gắng và họ đã leo tới top 4 của giải đấu này với lối chơi cực kì hoa mỹ và đánh nhau liên tục từ đầu tới cuối trận. Papita là cái tên sáng giá nhất trong đội hình Infamous khi mà người chơi Carry này luôn luôn thi đấu tốt và biết tỏa sáng đúng lúc và là điểm tựa quan trọng của Infamous để họ giành những chiến thắng quan trọng trước Na`Vi hay The Final Tribe.
DOTA 2 Nam Mỹ rất hứa hẹn trong mùa giải này.
Ở chiều ngược lại thì VGJ.Thunder tiếp tục thể hiện sự vô duyên của mình trước các danh hiệu khi mà họ liên tục về nhì tại các giải đấu gần đây và cho dù ở một giải Minor là GESC lần này họ cũng chịu thua Evil Geniuses một cách chóng vánh ở trận chung kết. Vấn đề của đội game Trung Quốc nằm ở việc Carry của họ là Sylar bị choke quá nặng tại các trận đấu quan trọng. Hãy nhìn cách mà họ chịu thua trước EG tại game 2 với một con Terroblade của Sylar nghèo không để đâu cho hết mới thấy hết sự khớp tâm lí của Carry kì cựu này.
Sylar là một Carry giỏi những sẽ không bao giờ là một tay chơi xuất sắc.
Vậy là một nửa chặng đường tới TI8 đã kết thúc, gần như chắc chắn Virtus Pro đã có một vé tới giải đấu DOTA 2 lớn nhất thế giới, với chức vô địch mới đây của mình thì EG cũng lọt vào top 4 còn Fnatic với những chuỗi thành tích bết bát gần đây họ đã bị văng khỏi vị trí an toàn.
BXH điểm DPC sau giải đấu GESC Indonesia.
Theo GameK
Đường đến TI8: Đã xác định được cái tên đầu tiên sẽ góp mặt ở giải đấu eSports đắt giá nhất hành tinh Con đường đến TI8 vẫn đang mở rộng trước mắt các đội và phần thưởng sẽ giành cho những người xuất sắc và nỗ lực nhất. Như thông tin chúng tôi đã đưa, vào tối qua theo giờ Việt Nam, đội DOTA 2 Virtus Pro đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước VGJ.Thunder để đăng quang chức vô địch giải The Bucharest...