DOTA 2 ECL Spring 2014: DK lên ngôi vô địch sau màn lội ngược dòng ngoạn mục
Với chức vô địch giải DOTA 2 này, DK đã giành $9,600 tiền thưởng cũng như sự tự tin cần thiết sau những scandal không đáng có thời gian gần đây.
Fan hâm mộ DOTA 2 Trung Quốc tuần qua đã có dịp mãn nhãn với những màn tranh tài giữa 4 đội chơi mạnh nhất của nước nhà ở vòng chung kết giải đấu ECL Spring 2014. Vươn lên từ nhánh thua để rồi giành chiến thắng thuyết phục trước Newbee ở trận chung kết Tổng, DK lần nữa khẳng định đẳng cấp của mình trước những đối thủ và tạo cú hích tinh thần lớn để chuẩn bị cho the International 4.
Sơ qua về 2 ngày thi đấu vừa qua, trong khi DK vượt qua Invictus Gaming thì Newbee cũng nhẹ nhàng giành chiến thắng trước Vici Gaming. Ở trận chung kết nhánh Thắng để tìm ra chủ nhân chiếc vé đầu tiên vào chung kết Tổng, DK thể hiện 1 màn thi đấu thiếu thuyết phục khi hoàn toàn chịu thất bại trước Newbee với sự thể hiện xuất sắc của Mu với Queen of Pain và Lycan của Hao. Trận thua này khiến DK rơi vào nhánh thua và đứng trước nguy cơ bị loại khi phải đối đầu với iG, đội đã giành chiến thắng trước VG, ở trận chung kết nhánh Thua.
Dù vậy, DK lần nữa cho người ta thấy tại sao họ được xem là đội mạnh nhất DOTA 2 không chỉ của Trung Quốc mà cả thế giới vào thời điểm hiện tại và iG đành chấp nhận đầu hàng trước cỗ máy farm Morphling của BurNing dù rằng đã nắm được phần nào thế trận ở phần đầu trận đấu.
DK đi vào chung kết với tư thế kẻ chiếu dưới và sẽ chịu 1 trận thua trước, rõ ràng Newbee có cơ hội to lớn để giành chiến thắng chung cuộc khi chỉ cần giành 1 là lên ngôi vô địch. Đáng tiếc thay, DK sau khi lên dây cót tinh thần với chiến thắng trước iG đã hoàn trả sòng phẳng nợ nần với Newbee với sự xuất sắc (như thường thấy) của cỗ máy farm BurNing với Morphling ở game 1 và Naga Siren ở game 2 qua đó kết liễu Newbee trước cổng thiên đường. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên của DK trước Newbee sau khi trở về Trung Quốc từ sau chức vô địch giải StarLadder IX và mang lại cho họ số tiền thưởng khoảng $9,600 cũng như sự tự tin cần thiết sau những scandal không đáng có thời gian gần đây.
Kết quả chung cuộc:
- 1st – Team DK (~$9,660USD)
- 2nd – NewBee (~$4,830USD)
- 3rd – Invictus Gaming (~$1,600USD)
Video đang HOT
- 4th – Vici Gaming
Theo VNE
8 điều khiến người chơi Carry DOTA 2 bức xúc
Carry luôn là vị trí quan trọng nhất và luôn được ưu tiên trong tất cả các trận đấu DOTA 2.Rất nhiều người chơi thích pick Carry Hero bởi đây là một vị trí hết sức quan trọng từ đầu đến cuối game. Đặc biệt, khi bạn có thể farm tốt rồi trở thành "bất tử" và là cội nguồn sức mạnh của team, cảm giác đó sẽ thực sự thú vị, thú vị hơn rất nhiều so với công việc support.
Tuy nhiên, cuộc sống thường không chỉ có màu hồng, để trở thành một Carry có khả năng cân team là không hề đơn giản. Nó không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân bạn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các đồng đội xung quanh. Sau đây là 8 điều khiến người chơi Carry DOTA 2 bức xúc nhất.
Đồng đội tranh last hit một cách vô lý
Đây là điều đầu tiên cần được nhắc tới bởi nó là tình huống phổ thông trong DOTA 2. Theo nguyên tắc, tại lane của mình, Carry luôn là số 1, họ cần được tạo điều kiện tốt nhất để farm và lên level rồi gánh team về late. Những Carry thường chỉ có thể có được gold từ việc farm creep trong suốt quãng thời gian đi lane. Điều đó có nghĩa là họ buộc phải last hit creep nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, việc last hit sẽ chỉ trở nên dễ dàng nếu đồng đội không tranh last hit hoặc đối phương không deny. Vế thứ hai có vẻ khó thực hiện (trừ khi đối phương thực sự gà hoặc bạn đi lane ba), còn việc bị đồng đội tranh last hit không lý do thì quả thực là điều gì đó hết sức tồi tệ. Nó không chỉ khiến Carry bị mất lượng gold mà còn khiến cho tâm lý bị ảnh hưởng dẫn tới khó last hit các creep tiếp theo.
Phải tự cảm nhận sự nguy hiểm có thể đến với mình do không có mắt trên bản đồ
Phụ thuộc vào kinh nghiệm và độ sắc của Carry, họ có thể cảm nhận được Hero đối phương đang ở đâu sau khi chúng biến mất trên bản đồ. Tuy nhiên không phải Carry nào cũng làm được điều này trong mọi tình huống. Hơn thế nữa, việc liên tục phải chú ý, phải chịu áp lực từ việc không thấy Hero đối phương trên bản đồ sẽ khiến người chơi không thể tập trung vào farm.
Đây là lúc chúng ta cần phải cắm mắt, với tầm nhìn ở những vị trí quan trọng, các tướng hỗ trợ có thể ping khi đối phương di chuyển xuống bot hay lên top, nhờ đó đồng đội nói chung và Carry nói riêng sẽ có thể tránh các đợt gank một cách dễ dàng.
Đồng đội từ chối chia sẻ item
Trong DOTA 2, bạn không thể mua đồ cho đồng đội, tuy nhiên với những món đồ giúp phục hồi như bình nước, Tango hay mắt thì vẫn được. Và như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, Carry luôn là vị trí được ưu tiên số một tại lane. Vì vậy, một nhiệm vụ thiết yếu của support là nếu bạn cso tango hay bình nước và Carry cần nó, hãy đưa cho anh ta. Nhưng biết đâu support sẽ cần nó trong thời gian tới? Không quan trọng bởi Carry cần nó ngay bây giờ.
Support không quan tâm tới Carry
Tôi luôn có một quan niệm rằng, trước khi có thể trở thành một support tốt, bạn cần phải chơi thử Carry để hiểu cảm giác và hiểu Carry cần những cái gì. Tuy nhiên, có một số người chơi bị buộc phải chơi support bởi rất nhiều lý do dở hơi khác nhau đại loại như "Tôi ấn vào random Hero nên phải chơi thôi".
Đây là những người sẽ không bao giờ quấy rối đối phương, sẽ bóp bạn khi bạn cố gắng bỏ chạy, sẽ không stack creep cho bạn và sẽ càng chẳng bao giờ hiểu được khi nào là nên lùa creep rừng. Và đương nhiên, trận đấu sẽ trở nên khó hơn bao giờ hết.
Feed và hi vọng Carry vẫn có thể gánh team
Nếu Carry đang cố gắng làm những gì tốt nhất có thể ở lane thì các đồng đội còn lại đừng feed quá mức. Nghĩa vụ của Carry là gánh team khi về late, nhưng đôi khi việc đạt được chỉ số farm khủng cũng chẳng có nghĩa lý gì khi đối phương quá mạnh nhờ những mạng feed vô nghĩa của đồng đội.
Đồng đội kêu ca rằng Carry ks hết tất cả các mạng
Bạn ở đây để giành chiến thắng hay để giành chỉ số tiêu diệt Hero? Đôi khi bạn có thể thực hiện cả 2 điều này nhưng đôi khi là không. Bạn hỏi tại sao tôi cướp hết các chỉ số kill? Đơn giản tôi là Carry và bởi vì tôi có thể.
Đi gank mà không chú ý xem Carry của mình có gì
Có rất nhiều Hero có thể giúp đồng đội combat sớm như Razor, Viper hay Pugna. Họ là những Carry đặc biệt có thể dùng chỉ số kill hay hỗ trợ để bù đắp vào chỉ số farm. Tuy nhiên, với trách nhiệm của một Carry Hero, họ vẫn sẽ trở nên vô dụng nếu không có được những item cần thiết. Bạn vẫn cần phải để cho họ farm tới khi họ có đủ sức mạnh để tham gia vào combat.
Nếu bạn chơi Anti-Mage, việc đầu tiên vị tướng này cần là tập trung farm để có được Battlefury trước. Tương tự, nếu Lone Druid lên Midas, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ chỉ đi farm, chứ không thể tập trung lại với team ngay lập tức để combat.
Làm ơn hãy hiểu điều đó và dừng ngay các ý định tổ chức các cuộc gank sớm để rồi chết lại quay sang đổ lỗi Carry.
Một carry khác, tiếp tục làm một carry và lại là một carry
Điều tệ hại hơn việc đồng đội tranh last hit là một đồng đội khác tranh luôn lane của bạn. Chắc chắn sẽ có hàng tá lời chỉ trích nếu team pick quá nhiều Carry. Vì thế, trong các trận đấu, làm ơn hãy thảo luận hoặc chí ít là nhìn team trước khi pick. Bạn sẽ không thể thắng với 3, 4, hay tệ hại nhất là 5 Carry trong một team.
Còn theo bạn, điều gì khiến Carry Hero bức xúc nhất trong các trận đấu DOTA 2? Hãy chia sẻ qua bình luận phía dưới nhé!
Theo VNE
Phân tích DOTA 2 The International 4 trước giờ G (Phần 1) Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến nhà vô địch DOTA 2 The International 2 Invictus Gaming.Nha vô đich DOTA 2 The International 2, Invictus Gaming, vân thê hiên minh la 1 trong nhưng đôi chơi năng ky nhât va tran đây hy vong đê gianh lây chiêc đia bac Aegis tai the International 4 lân nay. Du đa trai...