Dota 2: Earthshaker và con đường trở thành Carry khủng
Đ ượ c bi ế t đ ế n v ớ i v ị trí thu ầ n Support nh ư ng í t ai bi ế t đ ượ c Earthshaker cũng có khả năng trở thành Carry.
1. Gi ớ i thi ệ u v ề Earthshaker
Truyền thuyết
Giống với Golem và Gagoyle, Earthshaker cũng được sinh ra từ đất nhưng lại có trong mình những suy nghĩ, ý chí riêng và không bị lệ thuộc vào bất kì ai.
Câu chuyện này đã từ rất rất lâu rồi, khi đó Earthshaker vẫn đang con say giấc trong một tảng đá khổng lồ thì bỗng nhiên xuất hiện cơn địa chấn khủng khiếp. Một cơn địa chấn kì lạ và không kém phần dữ dội làm rung chuyển trời đất, từng thung lũng, con sông đều không còn mang được vẻ tĩnh lặng, yên bình vốn có.
Tất cả đều rung lên từng đợt, từng đợt một như để chào mừng một sinh linh mới chào đời. Sau cơn địa chấn, Earthshaker từng bước bước ra khỏi viên đá đã ôm ấp mình bấy lâu.
Cởi bỏ lớp đá trên người, Earthshaker đã có da, có thịt, hít thở không khí như bao vạn vật khác và lấy tự đặt cho mình cái tên là Raigor Stonehoof. Không còn được mẹ Đất chở che, Earthshaker biết rằng mình có thể ra đi bất kì lúc nào. Nhưng điều này không cản được ý chí của Earthshaker.
Vác trên lưng là một thân cây có chứa sức mạnh từ Đất, Earthshaker không hề ngại ngần để trở thành người mở đầu trong mỗi cuộc chiến. Nỗi sợ hãi của hero này là không có, bởi Earthshaker biết rằng khi mình nằm xuống, mẹ Đất Vĩ Đại sẽ luôn mở lòng chào đón đứa con nông nổi này.
Có thể thấy ES sở hữu lượng Stats ở mức khá nhưng thời gian Cast Skill của ES rất lâu mất gần 1 giây nên đó là điểm trừ khá nặng của ES. Nhưng điều này không thể cản bước Earthshaker trở thành một Carrier đầy tiềm năng.
Bộ Skill khủng của ES
2. Hướng dẫn
Video đang HOT
Điểm mạnh của Earthshaker nằm ở Combo gây Stun liên tục, khiến đối phương bất tỉnh trong khoảng 4-5 giây (khi Max hết các Skill). Nhưng để làm được điều này, Earthstone sẽ buộc phải đi Mid lane hoặc Safe Lane nhằm tạo điều kiện tối đa để lên level nhanh nhất. Và đây cũng là điều tối cần thiết để bạn có thể chơi Earthstone ở vị trí Carrier.
Early Game
Vì ES theo phong cách Carry nên việc phải mua Courier hoặc Ward là điều không cần thiết. Bạn nên khéo léo mở lời xin xỏ Support thêm 2 cục Tango, còn nếu Supporter keo kiệt bủn xỉn thì bận vẫn có 1 lọ máu to, Stout Shield và 2 cọng “rau muống” đã quá đủ rồi. Với những trang bị trên, ES hoàn toàn có thể trụ vững ở Lane cho đến khi có Bottle.
Hãy cố gắng hoàn thành Bottle và giầy càng sớm càng tốt. Với lượng Item như vậy ES sẽ rất cơ động, có khả năng Roaming 2 lane liên tục. Ở những Level đầu, chỉ nên lấy một điểm Fissure vì lượng Mana nghèo nàn của Earthshaker sẽ không đáp ứng đủ cho việc Spam liên tục. Tiếp theo chúng ta nên lấy 2 điểm vào mỗi Totem và Aftershock, bộ combo này không chỉ giúp ES Farm thuận lợi hơn mà có thể Harass đối phương khá đau. Còn Echo Slam thì bắt buộc phải lên đúng level.
Hướng Build Sill đầu Game
Mid Game
Giai đoạn Mid Game là khoảng thời gian dành riêng cho ES phong cách Carry. Với Bottle, Tread và Magic Stick, Earthshaker sẽ luôn tự tin trong những pha combat lẻ cũng như đánh hội đồng. Trong khoảng thời gian này, ES nên đi cùng đồng đội mình để có gank lẻ kiếm Gold, không nên Farm quá nhiều (trong phiên bản 6.82b hiện tại). Việc đảo Lane liên tục sẽ luôn tạo được thế cân bằng cho Team cũng như tạo thêm khoảng trống Farm cho Carry chính bên team mình.
Town Portal luôn là Item không thể thiếu cho ES, không những hỗ trợ tốt cho đồng đội mà ES còn có thêm lượng Gold cần thiết để hoàn thành Blink Dagger. Nhiều ý kiến cho rằng với phong cách này, ES nên thay Blink bằng Shadow Blade nhưng theo ý kiến cá nhân của người viết, 75 mana của Shadow Blade là vấn đề khá lớn đối với ES và chức năng Invi của món đồ này cũng không cơ động bằng Blink.
Nếu bạn hoàn thành được lượng Item trên, ES thực sự là nỗi khiếp sợ với Support Team địch. Về hướng Build Skill trong giai đoạn này không có sự cố định cụ thể nào mà lệ thuộc khá lớn vào tình hình Game cũng như Line-up Team địch. Dĩ nhiên việc lấy tối đa lượng Totem và Aftershock là điều chắc chắn nhưng mỗi điểm ở mỗi Level rất khác nhau.
Giả sử Team đối phương có nhiều Tanker hạng nặng như Centaur, Tidehunter, việc Max sớm Totem sẽ rút lượng máu kha khá từ những Tanker này. Mặt khác nếu Hero địch máu giấy và nhưng có nhiều Skill chạy trốn như AM, QoP thì Aftershock sẽ giữ chân những đối tượng này lâu hơn, tăng khả năng kết liễu đối phương.
Sau khi Max Totem và Aftershock, việc lựa chọn cộng vào điểm Stat hay Fissure cũng khá khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào Game bạn đang đánh. Thêm vào Fissure đồng nghĩa với việc thêm Mana (vốn không phải là vấn đề dư dả của ES) còn cộng vào Stat sẽ mang đến cho bạn thêm ít máu, mana và trên hết là thêm 10 damage mỗi điểm Stat cho Totem. Nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi muốn khuyên bạn nên tăng thêm vào Stat hơn Fissure. Dưới đây là hướng Buidl Skill bạn nên tham khảo.
Late Game
Về cuối Game, việc cần nghĩ đến là lựa chọn Item phù hợp với ES khi đã có lượng Farm ổn định cũng như Kill được vài mạng. Mỗi người có một cách Build Item riêng nhưng bài viết này sẽ gợi ý cách lên Item tốt nhất trong hầu hết các Game.
Nên lên Crystal để có thêm ít lượng Damage và khả năng Crit. Kết hợp với Totem, nếu may mắn ES có khả năng nhân 7 lần lượng Damage gốc với Crystal và 9.6 lần với Daedalus. Với lượng Damage khủng khiếp như vậy, ES thực sự có khả năng của Thánh Phồng Tôm – 1 Hit 1 Kill bá đạo.
BKB, SnY và Heaven Halberd cũng là một sự lựa chọn không tồi với ES. Mỗi Item có tác dụng riêng nhưng quan trọng nhất là tăng lượng Strength gốc cho ES giúp tăng thêm Damage cho Totem. Có thể linh động tùy theo tình hình Game mà lên 1 trong những Item trên nhưng theo quan điểm cá nhân, Heaven Halberd là Item nên có của ES.
Nếu khá thọt, không có nhiều lượng Gold thì Armlet là Item rất phù hợp với ES trong hoàn cảnh này. Khi sử dụng, tăng lượng Damage, AS và đặc biệt 25 Strength với cái giá rẻ là công dụng thực sự hữu ích với ES.
Với Meta Game Gank và Roam liên tục như hiện nay, việc lên được những Item trong hình trên thường khi ES quá xanh hoặc 1 Game đấu kéo dài lâu hơn bình thường. Vì vậy người viết không khuyến khích lên sớm những Item này cho ES.
Tạm kết
Nếu bạn đã quá chán với phong cách chơi Earthshaker truyền thống (Supporter) thì các bạn nên thử một lần chơi Earthshaker theo phong cách Carrier này một lần trong đời. Tôi dám chắc rằng đây sẽ là một trải nghiệm mới cùng những tiếng cười cho bạn khi chơi.
Theo Game4v
Dota 2: Những điều chưa biết về Quelling Blade
Đây là item được các carry ưa chuộng tại thời điểm đầu game, hãy cùng tìm hiểu về Quelling Blade và những lợi ích mà nó mang lại.
Xuất hiện vào phiên bản 6.60 của Dota 2 với giá mua là 250 gold với tác dụng tăng 36% damage khi hero tấn công trên creep với hero cận chiến và 12% với hero range. Chỉ có thể mua được tại shop bí mật Goblin Merchant và hero không thể mang quá 1 item này trên người. Ngoài ra khi kích hoạt skill này có thể đốn hạ cây bất kì có trên bản đồ, tác dụng này được dùng để tạo ra các lối đi trong các góc khuất và nó đã ngay lập tức xuất hiện trên các video clip highlight lúc bấy giờ.
Lần lượt trải qua các phiên bản và Quelling Blade đã có những thay đổi liên tục. Điển hình là giảm cooldown xuống còn 5s trong phiên bản 6.70 hay có thể bán được từ phiên bản 6.72 đồng thời từ 6.78 nó có thể phá được ward. Nếu tính cả số tiền bán đi thì ta chỉ mất khoảng hơn 100 gold cho tất cả các dụng trên vào early và mid game. Lượng damage thêm vào từ Quelling Blade có hoạt động trên các Illusions.
Những thủ thuật cần chú ý
Do cung cấp khả năng phá ward cho melele hero nên khá hữu dụng với Slark do khả năng đặc biệt của hero này với tầm nhìn của kẻ địch.
Trong DotA2 rìu farm hoạt động như thế nào với Kunkka? Khi được mang bởi Kunkka và hoạt động cùng lúc với Kunkka's Tidebringer thì lượng bonus damage chỉ gây ra cho unit chính chịu tác động từ chính nhát chém đó. Các unit khác bị ảnh hưởng từ damage lan thì không nhận thêm damage từ rìu farm. Ngoài ra rìu farm còn được sử dụng khá nhiều bởi các hero cận chiến khi ăn Roshan từ level 1.
Rìu farm trong public và đấu trường chuyên nghiệp
Một công thức thường thấy trong public trong early game Quelling Blade, Tango, Stout Shield. Tuy nhiên nếu theo dõi đấu trường chuyên nghiệp ta sẽ thấy các gosu build đồ hoàn toàn khác ( Poor Man's Shield, tango được đưa từ support sang).
Lý do cho việc rìu farm không được mua ngay từ đầu là bởi chưa biết đội hình và lối chơi của đối phương như thế nào, nếu lane bị đì lượng tiên đầu tư cho Quelling Blade là vô ích do đó mua các item phòng thủ cho carry được ưu tiên. Lý do thứ hai là bởi khác với các player tại public hầu hết các gosu đều có khả năng farm cực tốt bao gồm cả các vị trí support nên việc có hay không có Quelling Blade với họ dường như không quan trọng và có thể mua sau nếu free farm tại lane.
Theo VNE
Hướng dẫn chơi vị trí Supporter-Dota 2 (Phần 1) "Chơi support là chiến đấu chống lại bản năng tự nhiên của chính mình." I. Supporter là ai và tại sao, khi nào bạn lựa chọn cho mình vị trí supporter? Supporter không phải là vị trí được ưa chuộng trong các trận đấu public. Chơi support, đồng nghĩa với việc bạn không có nhiều cơ hội để phô diễn kỹ năng cá...