DOTA 2: Đánh giá cán cân quyền lực các khu vực thời kỳ hậu The International 8
Hãy cùng tới với những phân tích về trật tự các đội tuyển DOTA 2 tại mỗi khu vực sau The International 8
Như thường lệ, sau mỗi kỳ The International, các đội tuyển DOTA 2 lại bắt đầu rục rịch thay máu với những diễn biến khá khó lường trên thị trường chuyển nhượng. Năm nay cũng không phải ngoại lệ, khi mà chức vô địch đầy bất ngờ của OG và hiệu ứng từ The International 8 đã khiến cho không khí DOTA 2 trên khắp thế giới trở nên sôi sục hơn bao giờ hết. Hãy cùng đến với những phân tích tổng quan về tình hình của từng khu vực ở thời điểm hiện tại nhé.
Khu vực châu Âu: OG liệu có duy trì được vị thế
Không thể phủ nhận rằng chức vô địch của OG là hoàn toàn xứng đáng, nhưng nên nhớ nó cũng mang không ít yếu tố may mắn. Dù rằng OG thi đấu quá tốt và có khá nhiều màn lội ngược dòng đáng kể như trong serie Bo5 cân não với PSG.LGD, nhưng nếu không có những sai lầm đáng trách từ phía Ame, sẽ chẳng có điều thần kỳ nào dành cho OG. Nói vậy để thấy bản thân nhà đương kim vô địch TI8 vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ana quá hay, nhưng liệu anh có thể mãi trở thành người gánh team như tại giải đấu vừa rồi hay không vẫn còn là một dấu hỏi, nhất là trong bối cảnh mà những key hero của anh như Spectre, Phantom Lancer đã dần bị đối thủ để ý và bắt bài. Topson có màn debut không thể tuyệt vời hơn, nhưng sự non nớt của anh chàng này là điều dễ nhận thấy.
Tương tự như vậy là vị trí offlane của Ceb cũng đang bị đặt khá nhiều dấu hỏi và không quá khi nói đây chính là mắt xích yếu nhất bên phía đội hình của OG. Duy chỉ có cặp support N0tail và Jerax là vẫn giữ được sự ổn định cũng như sự hiệu quả của mình. Khi mà meta thay đổi kèm theo đó là việc phải nhận được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn từ phía các đối thủ, kèm theo đó là tâm lý có phần tự mãn và xả hơi sau khi giành được chiếc khiên Aegis, đang có rất nhiều quan ngại dành cho OG trong mùa giải mới này.
Rất khó để OG có thể duy trì được phong độ cao của mình như hồi The International 8
Team Liquid mới đây đã xác nhận việc sẽ giữ nguyên line up cũ. Công bằng mà nói, Team Liquid vẫn đang được coi là cái tên đẳng cấp nhất của khu vực châu Âu, khi họ cũng đã tiến khá sâu tại The International 8 cũng như thể hiện được vị thế ông lớn rõ rệt với những chiến thắng rất thuyết phục.
Tuy vậy, lối chơi cùng phong cách chiến thuật có phần hơi đơn điệu đã khiến Team Liquid không thể tiến xa tại giải đấu năm nay. Team Secret cũng là một cái tên khá đáng chú ý. Chia tay Fata cùng Ace, Puppey nhanh chóng có được Zai cũng như tài năng trẻ Nisha để hoàn tất đội hình. Có lẽ đây sẽ là cái tên đáng xem nhất trong mùa giải mới tại khu vực châu Âu.
Khu vực CIS: Rồng Vàng liệu có rời hang
Không còn Dendi, Na`vi liệu có comebakc trở lại với vị thế xưa
Virtus Pro nhiều khả năng sẽ giữ nguyên đội hình và vẫn tiếp tục là anh cả của nền DOTA 2 CIS. Ở một diễn biến đáng chú ý khác, sau nhiều năm gắn bó và day dứt, cuối cùng thì mối lương duyên giữa Navi và Dendi cũng tới hồi kết thúc.
Các fan hâm mộ Mr D thì buồn nhưng các fan chân chính của Na`vi có lẽ nên vui vì đây chính là cơ hội để rồng vàng có thể đập đi xây lại từ đầu cũng như hứa hẹn một chương mới dành cho Na`vi sau chuỗi ngày dài bết bát. Bên cạnh Na`vi và Virtus Pro, Winstrike – đội tuyển vừa tham dự TI8 cũng như Odium của General và Lil cũng là hai cái tên đáng chú ý khác.
Khu vực SEA: Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ chừng ấy cái tên
Đội hình gồm toàn các gương mặt quen thuộc của Fnatic
Sau một mùa giải không quá thành công, những ngoại binh đáng chú ý của DOTA 2 SEA như Universe, Eternal Envy đã rời khỏi khu vực. Và ở mùa giải mới này, đáng chú ý nhất vẫn là ông lớn lâu đời Fnatic với những Ice3, Jabz, MP, DJ và Abed. Bên cạnh đó, Minesky với Mushi và những hảo thủ như Moon, Febby, Kpii cũng là cái tên khá đáng chú ý.
Video đang HOT
TNC được dự đoán sẽ suy yếu và thiếu đi sự bất ngờ như họ thường làm được trong các mùa giải trước. Cuộc nội đấu Fnatic và Minesky có lẽ là thứ đáng mong đợi duy nhất ở khu vực này. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua stack mới của Ohaiyo với sự trở lại của huyền thoại một thời Yamateh.
Khu vực Bắc Mỹ: Eternal Envy liệu có tạo bất ngờ
Optic Gaming đã chính thức disband, nhưng không vì thế mà sự cạnh tranh ở Bắc Mỹ giảm đi. EG với sự bổ sung s4 cùng Fly đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy họ vẫn đang là một trong những thế lực hàng đầu của DOTA 2 thế giới.
Eternal Envy thi đấu ở vị trí support có lẽ là điều đáng chờ đợi nhất với các fan DOTA 2 Bắc Mỹ
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn là các team ở tier dưới. Eternal Envy gia nhập CoL và chơi ở vị trí support số 5, nơi mà anh chàng này sẽ thoải mái có những pha xử lý ngẫu hứng và mang lại cảm xúc cho người hâm mộ. Bên cạnh đó, sự góp mặt của Quincy Crew với những tên tuổi hàng đầu thế giới như Universe, Resolution cũng là một đối trọng khá đáng kể. Không thể phủ nhận, đây sẽ là khu vực có sự cạnh tranh tương đối khốc liệt.
Khu vực Trung Quốc: Chờ một làn gió mới
2018 có lẽ là một năm thất bát với DOTA 2 Trung Quốc. PSG.LGD thua OG ở chung kết The International 8, đồng thời phá vỡ lời nguyền luôn vô địch TI vào năm chẵn của người Tàu. Các team còn lại góp mặt ở vòng chung kết như Newbee, Senerity, IG hay VG đều bị loại từ khá sớm. Với việc The International 9 đã ấn định địa điểm tổ chức ở Thượng Hải, chắc chắn DOTA 2 Trung Quốc sẽ có màn đầu tư cực lớn và hứa hẹn trở lại trong tương lai.
PSG.LGD vẫn sẽ là lá cờ đầu của DOTA 2 Trung Quốc
PSG.LGD đương nhiên vẫn là lá cờ đầu. Sự cạnh tranh ở các đội tuyến dưới cũng khá hứa hẹn, khi dù rất buồn nhưng phải thừa nhận rằng đã rất lâu rồi người Tàu không còn sản sinh ra những thần đồng kiệt xuất. Những tượng đài lớn như Vici Gaming, Newbee hay IG càng thi đấu càng thụt lùi và chưa có dấu hiệu sẽ cải thiện.
RNG là tên tuổi mới nhưng lại rất đáng được chờ đợi, đặc biệt là khi họ thành công trong việc có được chữ kỹ của Monet. 2019 hứa hẹn sẽ là một năm mà người Tàu dồn hết tâm trí cho DOTA 2, và một khi đã try hard, có khá nhiều cơ sở để tin vào tiềm năng phát triển của các đội tuyển Trung Quốc.
Theo GameK
DOTA 2 - Hồ sơ đội tuyển: Newbee, chiến binh ong liệu có lật đổ được ngai vàng của nhà vua?
The International là giải đấu DOTA 2 có nhiều bất ngờ, và việc Newbee tiến sâu tới đâu phù thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị của họ, đặc biệt là khi đối đầu với những đội tuyển đồng hương. Lọt vào chung kết như năm ngoái có vẻ hơi khó, nhưng một vị trí top 3 hoặc 4 hoàn toàn nằm trong tầm tay của Sccc cùng đồng bọn.
Phân tích đội hình
1. Moogy
Điểm yếu của Moogy chính là tâm lý thi đấu
Đảm nhiệm vai trò carry trong team, Moogy cũng luôn là người được tạo nhiều khoảng trống đặc biệt là ở giai đoạn giữa và cuối game. Kỹ năng của anh cũng thuộc hàng top trong những player của Trung Quốc. Tuy nhiên, pool tướng hạn hẹp và tâm lý không vững vàng chính là những điểm yếu mà Moogy cần cải thiện. Juggernaut và Lifestealer là hai vị tướng tủ của Moogy với winrate đều ở trên mốc 60%.
2. Sccc
Là ngôi sao sáng nhất trong đội hình của Newbee, Sccc cũng được các đồng đội khá tin tưởng và có khả năng đảm nhiệm tốt hầu hết các mẫu hero đi mid. Từ dạng cầm nhịp, roam gank nhiều như Lina, QoP cho tới mẫu tướng cần farm và mở giao tranh như DK, Invoker, Death Prophet...
Sccc vẫn là ngôi sao sáng nhất của Newbee
Không quá khi nói rằng Sccc tương đối toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng đôi khi, vì quá tự tin vào kỹ năng cá nhân của mình mà Sccc vẫn có những tình huống choke và chết lẻ những mạng có phần lãng nhách. Nhưng không quá khi cho rằng anh vẫn đang nằm trong top 5 player solo mid hay nhất thế giới.
3. Kpii
Kpii bình tĩnh và ổn định
Thành viên ngoại quốc duy nhất trong đội hình của Newbee và cũng là cái tên thầm lặng nhất, thế nhưng Kpii lại thường xuyên tạo dấu ấn bằng những pha hỗ trợ giao tranh mãn nhãn của mình. Rất ít khi được cầm hero farm để gánh kèo, nhưng chắc chắn rằng Newbee không bao giờ có thể sống thiếu Kpii.
4. Kaka
Kaka - cú đấm chính của Newbee giai đoạn đầu game
Là người call team chính và cũng là một trong những support số 4 đầy kinh nghiệm, Kaka luôn là người đi đầu trong mọi pha giao tranh của Newbee. Hiểu rõ vai trò quan trọng của người chơi này, Newbee luôn tạo điều kiện tốt nhất cho Kaka để có cấp độ và các item hỗ trợ mở giao tranh sớm.
5. Faith
Kinh nghiệm của Faith là thứ gia vị hoàn hảo cho Newbee
Faith mang tới kinh nghiệm và niềm tin cho các đồng đội của mình như chính cái tên của anh vậy. Anh cũng là người luôn có networth thấp nhất mọi trận đấu, chấp nhận làn nền cho những người đồng đội tỏa sáng. Tương tự như vai trò của Solo tại Virtus Pro, Faith cũng thuộc mẫu sẵn sàng bỏ mạng để tạo khoảng trống cho đồng đội.
Không những bảo kê cho Moogy giai đoạn đầu game, anh còn thường xuyên cùng với Sccc và Kaka cố gắng tạo lợi thế sớm cho Newbee. Và với những trận đấu kéo dài, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh và cái đầu lạnh của Faith sẽ là thứ bổ khuyết cho dòng máu nóng từ những người đồng đội trẻ tuổi
Thành tích tại The International 7
Newbee ngậm ngùi giành ngôi á quân TI7 khi thua một Team Liquid quá xứng đáng
Năm ngoái, Newbee dù không được đánh giá quá cao nhưng đã lọt vào tới tận chung kết. Tuy rằng chịu thua Team Liquid với tỷ số 3-0, nhưng không ai trách Newbee cả, chỉ đơn giản vì Kuroky cùng những người đồng đội của mình đã quá xuất sắc mà thôi.
Hướng tới The International 8, nhà đương kim á quân chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm để lặp lại thành công như tại Seattle một năm về trước, trong bối cảnh mà không chỉ riêng Team Liquid, các đối thủ khác như PSG.LGD hay Virtus Pro cũng luôn là những cái tên thường xuyên gieo sầu cho Newbee trong thời gian gần đây.
Phân tích lối chơi
Như Kuroky đã nói trong TI7 True Sight, Newbee luôn cố gắng tập trung dồn tài nguyên cho cả 5 người cùng có lượng kinh nghiệm cũng như item nhất định ở giai đoạn đầu game. Mặc dù sau này lối chơi có phần tham lam này bắt đầu tỏ ra out meta, và Newbee cũng đã thay đổi, nhưng nhìn chung, họ vẫn là đội tuyển luôn cố gắng tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của mình cho nhiều người chơi nhất có thể.
Trong các trận đấu, Sccc và Kaka luôn là những người chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn đầu game nhờ vào kỹ năng cá nhân tuyệt vời của mình, khi họ cũng là những cái tên đầu tiên cán mốc 9k MMR tại khu vực Trung Quốc. Đó cũng là lý do mà trong nhiều trận đấu, Kaka thường xuyên được lựa chọn những hero có khả năng giao tranh, mở combat như Sandking, Clockwerk trong khi phối hợp với anh sẽ là một Sccc chơi theo phong cách hổ báo với Lina, QoP.
Thậm chí với một số mẫu hero có phần thiếu cơ động hơn như DK hay Death Prophet, Sccc vẫn rất chịu khó roam gank nhằm tạo ra những lợi thế ở giai đoạn đầu game cho Newbee. Và đây cũng chính là bộ đôi sẽ thường xuyên mở ra những khoảng trống cho các thành viên khác bên phía Newbee.
Tuy nhiên, nếu như đối thủ quá tập trung và tìm cách shut down bộ đôi này, đó sẽ là tiên cơ cho Moogy tỏa sáng. Trong lối chơi của Newbee, Faith luôn thi đấu một cách khá tư do, nhưng mục tiêu chính vẫn là làm sao để hỗ trợ Moogy nhiều nhất có thể ở giai đoạn đầu game, chí ít là giúp anh ta không thua đường so với đối thủ. Newbee cũng khá biết cách tạo khoảng trống cho Moogy, đặc biệt là khi anh chàng đọc map tương đối tốt cũng như rất giỏi trong việc tận dụng khoảng trống. Đó cũng là lý do mà Moogy rất thường xuyên sử dụng những vị tướng có khả năng hoạt động độc lập, hoặc farm bù tốt trong giai đoạn sau như Gyrocopter hay Luna.
Và trong giao tranh, cái tên thường xuyên tỏa sáng nhất phải kể tới Kpii. Trong đội hình của Newbee, Kpii có lẽ là người phải hy sinh nhiều nhất, khi có những trận đấu anh còn phải ưu tiên tạo khoảng trống cho Kaka có được lượng kinh nghiệm cũng như item trước. Nhưng chẳng cần quá nhiều đồ, Kpii vẫn luôn biết cách tạo ra dấu ấn riêng của mình với những tình huống then chốt trong giao tranh. Một cú Ravage đẹp của Tidehunter, hay những pha RP từ phía Magnus hoặc đơn giản hơn là khả năng chọn vị trí, luôn sử dụng skill chuẩn xác khi cầm những vị tướng như Puck, Omniknight, tất cả đã làm nên thương hiệu của Kpii.
Dự đoán mùa TI năm nay
Trong các giải đấu gần đây, thành tích của Newbee khá bết bát khi họ thường xuyên bị loại tương đối sớm. Tuy nhiên, nếu để ý, Newbee thi đấu khá tốt trước những đại diện phương Tây, và chỉ thường thất thế khi gặp những người đồng hương vốn đã quá hiểu phong cách chơi của mình như PSG.LGD, Vici Gaming...
Rõ ràng, thành tích này chưa hẳn đã là tin tức quá tồi tệ với các fan hâm mộ của Newbee, khi với việc đã chắc suất dự The International 8 từ khá sớm, Newbee hoàn toàn có quyền toan tính và giấu bài tại một số giải không quan trọng. Dù không được đánh giá quá cao tại The International 8, nhưng những nhà á quân TI7 chắc chắn sẽ là một ẩn số không hề dễ giải dành cho các ứng viên vô địch.
The International là giải đấu thường xuyên có khá nhiều bất ngờ, và việc Newbee tiến sâu tới đâu phù thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị của họ, đặc biệt là khi đối đầu với những đội tuyển đồng hương. Lọt vào chung kết như năm ngoái có vẻ hơi khó, nhưng một vị trí top 3 hoặc 4 hoàn toàn nằm trong tầm tay của Sccc cùng đồng bọn.
Theo GameK
DOTA 2 Asia Champions 2018 công bố những cái tên được mời Kì Major tiếp theo được tổ chức tại Perfect World đã đưa ra cái tên cuối cùng sẽ đến với Thượng Hải vào tháng 3 năm nay là Secret. The DOTA 2 Asia Champions, hay còn được gọi là DAC. Đây là giải đấu thường niên danh giá chỉ thua kém The International, hay còn được gọi là Mini TI, TI của Châu...