Dota 2: Cựu thành viên Fnatic đến Việt Nam
Cựu thành viên Fnatic từng tham dự The International 5 &’JoHnNy’ đang có mặt tại Hà Nội cùng bạn gái…
&’JoHnNy’ là một trong những game thủ Dota 2 chuyên nghiệp trong khu vực SEA có nhiều kinh nghiệm nhất tại những giải đấu lớn Dota 2. Bắt đầu chơi Dota 2 kể từ năm 2013, &’JoHnNy’ đã có 2 lần tham dự The International trong màu áo của Arrow Gaming tại The International 4 và Fnatic tại The International 5.
&’JoHnNy’ trong màu áo Fnatic tại TI 5
Thành tích đáng kể nhất của &’JoHnNy’ có thể kể đến những lần vào sâu tại những giải đấu lớn cùng team Malaysia (sau đổi tên thành Fnatic) hay Fnatic như: 2015 Red Bull Battle Grounds (vị trí thứ 3 chung cuộc sau thất bại trước Secret), i-league Season 3 ((vị trí thứ 3 chung cuộc sau thất bại trước LGD), ESL One Frankfurt 2015 (đồng hạng 5-8)… Đặc biệt game thủ này có khả năng chơi tốt ở khá nhiều vị trí từ offlane, support và cả carry (từng chơi vị trí này tại Mineski vào năm 2014). Hiện tại sau khi rời Fnatic, &’JoHnNy’ đang thi đấu trong màu áo của team Who2bet. Thật đáng tiếc rằng trong màu áo mới Who2bet, &’JoHnNy’ vào đồng đội đã không thể vượt qua vòng sơ loại khu vực SEA Frankfurt Major 2015.
Ảnh chụp JoHnNy tại Colosseum Gaming Center vào ngày hôm qua
Vào ngày hôm qua, thật bất ngờ khi &’JoHnNy’ đã có mặt tại Hà Nội. Cụ thể, đã có game thủ may mắn bắt gặp JoHnNy tại Colosseum Gaming Center. Được biết rằng đây là ngày đầu tiên &’JoHnNy’ đi du lịch tại Việt Nam cùng bạn gái trong lịch trình 1 tuần của mình. Hi vọng rằng &’JoHnNy’ và bạn gái sẽ có những khoảng thời gian vui vẻ và những kỷ niệm đánh nhớ trong chuyến du lịch 1 tuần tại Việt Nam
Video đang HOT
Theo Game4v
Những điều khiến DOTA 2 chuyên nghiệp Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ
Chưa cần xét đến cục diện thế giới, chỉ cần nhìn trong khu vực SEA hay gần hơn là các nước Đông Nam Á, có thể thấy DOTA 2 Việt Nam vẫn chỉ là vùng trũng trên bản đồ khu vực.
Đã là một khoảng thời gian khá lâu, từ lúc DOTA 2 chính thức phát hành và trở thành tựa game Free to play trên toàn thế giới. Thế nhưng chưa cần xét đến cục diện thế giới, chỉ cần nhìn trong khu vực SEA hay gần hơn là các nước Đông Nam Á, có thể thấy DOTA 2 Việt Nam vẫn chỉ là vùng trũng trên bản đồ khu vực.
Nếu như ngày xưa, chúng ta có tượng đài StarBoba - niềm tự hào của DOTA Việt Nam trên đấu trường quốc tế và chỉ chịu đứng sau những team Trung Quốc hùng mạnh thì nay, quanh đi quẩn lại chỉ có Aces.Gaming thời gian trước là còn gây được một số tiếng vang. Còn lại, dù không thiếu tài năng nhưng DOTA 2 Việt vẫn còn quá nhiều điều cần phải làm trên con đường phát triển, tạo dựng tên tuổi với bạn bè quốc tế.
1. Chịu sự cạnh tranh quá lớn từ đối thủ truyền kiếp: Liên Minh Huyền Thoại
Sau khi DOTA dần dần thoái trào và lụi tàn thì chính Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) chứ không phải DOTA 2 mới là tựa game MOBA được đông đảo game thủ theo đuổi nhất. Ngay cả những tên tuổi nổi tiếng một thời của làng DOTA Việt Nam như izumin, Soso.on hay Yuna cũng bị cuốn vào tựa game nổi tiếng này. Ở thời điểm đó, DOTA 2 vẫn còn trở nên khá xa lạ với hầu hết cộng đồng game thủ tại Việt Nam.
Đó là chưa kể, thời gian đầu khi ra mắt, DOTA 2 vẫn buộc người chơi phải sở hữu key để kích hoạt game, chứ không theo hình thức miễn phí như hiện nay. Cấu hình và đồ họa cũng là một vấn đề nan giải với các game thủ muốn thử sức với tựa game này thời kỳ đó, khi không phải ai cũng sở hữu một máy tính đủ khỏe để có thể try hard mượt mà.
Cộng thêm tâm lý ngại trả phí cho một tựa game MOBA, hầu hết các game thủ tại Việt Nam thời điểm đó người thì chuyển sang chơi LMHT, kẻ lại quay về với custom map DOTA quen thuộc. DOTA 2 lúc đó trở nên lạc lõng và cực kỳ kén người chơi tại Việt Nam.
Để rồi sau đó, LMHT được một nhà phát hành ở Việt Nam chính thức mua về và Việt hóa, đồng thời có cụm máy chủ riêng, cũng như xây dựng một mô hình chuyên nghiệp với những giải đấu cả trong nước và quốc tế dành cho các đội tuyển. Vấn đề Việt hóa tưởng như đơn giản nhưng cũng khiến LMHT thu hút được lượng lớn người chơi mới, khi rõ ràng là chơi game bằng Tiếng Việt vẫn khiến các newbie cảm thấy dễ thở hơn khi ngồi lần mò với quyển từ điển nếu thử sức với DOTA 2.
Theo thời gian, LMHT ngày càng phát triển và có một hệ thống giải đấu cực kỳ chuyên nghiệp trong nước, với mức đãi ngộ rất hấp dẫn dành cho các đội tham dự. Trái ngược với LMHT, các giải đấu DOTA 2 tại Việt Nam gần như chỉ mang tính chất phong trào, không có tính liên tục, bền vững, qua đó hạn chế cơ hội cọ xát cũng như thi đấu của các đội tuyển.
Việc LMHT quá phát triển và các game thủ chuyên nghiệp cũng có triển vọng tương lai khá rõ ràng sẽ giúp tựa game này thu hút thêm lượng lớn người chơi mới, và rõ ràng là điều này ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của DOTA 2 tại Việt Nam.
2. Cộng đồng chưa lớn mạnh, cũng như thiếu tính chuyên nghiệp từ khâu tổ chức, thiếu tài trợ
Rõ ràng, DOTA 2 chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay gần như là con số 0 tròn trĩnh. Hệ thống giải đấu chuyên nghiệp gần như không có, mức đãi ngộ dành cho các game thủ cũng không thể giúp họ yên tâm gắn bó và try hard DOTA 2. Nếu so sánh với các đồng nghiệp bên LMHT, chắc hẳn không ít game thủ DOTA 2 phải cảm thấy tủi thân.
Cũng chính vì sự khó khăn về mặt tài chính mà Aces Gaming - team DOTA 2 từng là hàng đầu của Việt Nam đã dính vào scandal bán độ để rồi sau đó giải thể một cách đáng tiếc. DOTA 2 Việt lại một lần nữa vướng vào vòng luẩn quẩn, tài chính không đủ nên phải bán độ, sự việc bị lộ thì tất nhiên sẽ để lại một vết nhơ, và chắc chắn các nhà tài trợ sẽ còn phải cân nhắc rất nhiều nếu muốn dốc tiền vào đầu tư cho các đội tuyển DOTA 2 một lần nữa. Và như thế, vấn đề tài chính lại trở thành đề tài nan giải.
Cộng đồng DOTA 2 tại Việt Nam tuy khá đông nhưng cũng chưa có tính đoàn kết cũng như thật sự lớn mạnh. Điều này một phần bắt nguồn từ ý thức của bộ phận nhỏ, nhưng nguyên nhân sâu xa lại từ sự thiếu tổ chức. Rất nhiều vụ việc, rất nhiều scandal đã xảy ra trong một cộng đồng nhỏ bé và chưa lấy gì làm lớn mạnh.
Thay vì cùng nhau đoàn kết, chung tay góp phần phát triển thì cộng đồng DOTA 2 tại Việt Nam lại thường chia rẽ, đả kích lẫn nhau trong nhiều vụ việc. DOTA 2 thiếu đi một tổ chức chuyên quản lý, tổ chức giải đấu cũng như theo dõi cả các đội tuyển chuyên nghiệp như LMHT đã làm được ở Việt Nam.
Nhìn chung, DOTA 2 chuyên nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm và khắc phục nếu còn muốn sản sinh ra những phiên bản như StarBoba đã từng làm trong quá khứ. Tuy nhiên, để có thể sớm hoàn tất lộ trình ấy rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng DOTA 2 Việt Nam, chứ không phải là câu chuyện của riêng bất kỳ cá nhân nào.
Theo Gamek
Báo động: DOTA 2 bất ngờ giảm gần 100.000 người chơi Cụ thể, số lượng người chơi DOTA 2 trung bình mỗi ngày trong tháng 9 là khoảng 508.000, trong khi con số này trong tháng 8 lên tới 606,000. Mới đây, dựa trên thống kê của Steamchart thì DOTA 2 đã mất tới gần 16% lượng người chơi trong tháng 9 vừa qua. Cụ thể, số lượng người chơi DOTA 2 trung bình...